Nhận xét đặc điểm mô bệnh học và bộc lộ thụ thể yếu tố phát triển biểu bì trong ung thư biểu mô tuyến của phổi

Nhận xét đặc điểm mô bệnh học và bộc lộ thụ thể yếu tố phát triển biểu bì trong ung thư biểu mô tuyến của phổi

Ung thư phoi (UTP) hay ung thư biểu mô phế quản là u ác tính phát sinh từ phế quản, tiểu phế quản tận, phế nang hoặc từ các tuyến phế quản. Đây là một loại ung thư gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư ở nhiều nước trên thế giới. Số các trường hợp UTP đã gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Bệnh thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, hơn 80% bệnh nhân UTP có tiền sử hút thuốc lá, UTP là loại ung thư có độ ác tính cao, tiến triển nhanh, tiên lượng xấu [23].

Theo nhiều nghiên cứu đã công bố trên thế giới, ung thư biểu mô tuyến (UTBMT) gặp ở cả người hút thuốc lá và không hút thuốc lá và là týp UTP thường gặp nhất, chiếm 30% UTP, đặc biệt tăng nhanh ở nữ giới[34]. Trước đây, UTBM vảy là týp UTP hay gặp nhất. Tuy nhiên, từ khoảng thập niên 80 của thế kỷ 20 tỷ lệ UTBM vảy đã giảm xuống rõ rệt và hiện nay, UTBMT vươn lên vị trí hàng đầu [32].

Mặc dù UTBMT đã biết đến từ rất lâu, đã hiện diện trong phân loại mô bệnh học UTP ngay từ những phân loại đầu tiên công bố trên y văn thế giới, song bản chất bệnh học của nó còn đang được nghiên cứu. Týp mô bệnh học (MBH) của UTBMT rất đa dạng và phức tạp vì nó có nhiều phân týp nhỏ, có thể nhầm lẫn. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm MBH cũng như biến đổi gen của UTBMT phổi có ý nghĩa rất quan trọng trong chan đoán xác định và đánh giá tiên lượng bệnh.

Một trong những gen đang được nghiên cứu sâu trong những năm gần đây đó là gen mã hoá thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (Epidermal growth factor receptor – EGFR ). Thụ thể yếu tố phát triển biểu bì gồm 4 thành viên : HER1, HER2, HER3, và HER4. EGFR hay HER1 là thụ thể Tyrosine Kinase nằm trên bề mặt tế bào, là một glycoprotein bề mặt màng, trọng lượng phân tử 170 kDaltons (kDa), gồm một vùng gắn kết các phối tử nằm ngoài màng tế bào, một vùng xuyên màng đặc hiệu và một vùng trong tế bào [14]. EGFR được kích hoạt khi gắn kết với các phối tử đặc hiệu như yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) hay yếu tố tăng trưởng chuyển dạng anpha (TGFa) [45]. EGFR tăng cao trong tế bào ung thư là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển tế bào u, ngăn chặn sự chết theo chương tình (apoptosis) và tạo thuận lợi cho tiến trình di căn theo các cơ chế khác nhau. Mục đích nghiên cứu gen này là tìm ra thuốc điều trị đích phân tử [40].

Bộc lộ quá mức gen EGFR ở các khối u nói chung và ung thư phoi nói riêng liên quan đến hậu quả xấu trên lâm sàng. Các thuốc ức chế EGFR – Tirosine Kinase đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị những bệnh nhân UTP không tế bào nhỏ đã thất bại với hoá trị trước đó [17].

Tại Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học ung thư phổi. Tuy nhiên theo hiểu biết của chúng tôi chưa thấy tác giả nào đi sâu nghiên cứu riêng mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến, đặc biệt là sự bộc lộ EGFR của týp này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:

1. Mô tả đặc điểm mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến của phổi

2. Xác định tần xuất bộc lộ thụ thể yếu tố phát triển biểu bì và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phổi.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 17

1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MÔ HỌC CỦA PHỔI 17

1.1.1. Thuỳ phổi và tiểu thuỳ phổi 17

1.1.2. Phần dẫn khí trong phổi – cây phế quản 17

1.1.3. Phần hô hấp của phổi 20

1.1.4. Màng phổi 24

1.2. PHÂN LOẠI MÔ BỆNH HỌC UTP 25

1.2.1. Một số phân loại mô bệnh học UTP 25

1.2.2. Đặc điểm MBH các phân týp và các biến thể của UTBMT của phổi. …31

1.3. CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG CỦA EGFR 34

1.3.1. Cấu trúc của EGFR 34

1.3.2. Chức năng của EGFR 36

1.4. CÁC KỸ THUẬT PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN EGFR 38

1.4.1. Kỹ thuật hoá mô miễn dịch 38

1.4.2. Kỹ thuật sinh học phân tử 40

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỘT BIẾN EGFR VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÍCH

TRÊN THẾ GIỚI 42

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 47

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 47

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 47

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 47

2.2.2. Cỡ mẫu 47

2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 47

2.2.4. Ghi nhận một số đặc điểm lâm sàng 47

2.2.5. Phân loại TNM và xếp giai đoạn UTP 47

2.2.6. Nghiên cứu MBH 49

2.2.7. Nghiên cứu yếu tố phát triển biểu bì bằng HMMD 50

2.2.8. Xử lý số liệu 53

2.2.9. Phương pháp thống kê 53

2.2.10. Khía cạnh đạo đức của đề tài 53

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54

3.1. KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC 54

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới 54

3.1.2. Vị trí u trên X quang 55

3.1.3. Kích thước u 57

3.1.4. Tình trạng hạch vùng 58

3.1.5. Đánh giai giai đoạn bệnh 59

3.1.6. Phân loại MBH theo TCYTTG 1999 60

3.1.7. Liên quan giữa vị trí và kích thước u 67

3.1.8. Liên quan kích thước u và di căn hạch vùng 67

3.1.9. Liên quan vị trí u và di căn hạch vùng 68

3.2. KẾT QUẢ HOÁ MÔ MIỄN DỊCH 68

3.2.1. Bộc lộ EGFR 68

3.2.2. Bộc lộ EGFR với giai đoạn UTBMT phổi 71

3.2.3. Bộc lộ EGFR với các phân týp UTBMT phổi 72

3.2.4. Liên quan giữa bộc lộ EGFR với giới 73

3.2.5. Liên quan giữa bộc lộ EGFR tuổi 73

3.2.6. Liên quan giữa bộc lộ EGFR với di căn hạch vùng 74

3.2.7. Liên quan giữa bộc lộ EGFR với kích thước u 74

3.2.8. Liên quan giữa bộc lộ EGFR với vị trí u 75

Chương 4: BÀN LUẬN 7ổ

4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MBH UTBMT CỦA PHỔI 76

4.2. VỀ SỰ BỘC LỘ EGFR TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN CỦA

PHỔI 83

KẾT LUẬN 89

KIẾN NGHỊ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment