Nhận xét điều trị u buồng trứng bằng PTNS tại Bênh viên Phụ Sản Trung ương năm 2009
Buồng trứng của người phụ nữ là một cơ quan quan trọng, vừa giữ chức năng nội tiết, vừa đóng vai trò ngoại tiết. Sự hoạt động của nó được điều hoà theo một cơ chế’ rất phức tạp[5][8][[16]. Do đó, những rối loạn tại chỗ cũng như toàn thân đều có thể gây cho buồng trứng những bênh lý phức tạp. Một trong những bênh lý đó là sự hình thành nên những khối u.
Khối u buồng trứng gồm nhiều loại và thuộc về mô buồng trứng, gặp ở tất cả mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở phụ nữ trong lứa tuổi hoạt động sinh dục. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển thường không có triệu chứng điển hình, nhiều khi chỉ biết khi đã có biến chứng[7][[31]. Bên cạnh những nang buồng trứng cơ năng, chúng ta còn gặp những khối u buồng trứng thực thể lành tính, khối u buồng trứng có độ ác tính thấp, hoặc những khối ung thư buồng trứng nguyên phát, thứ phát di căn từ cơ quan khác đến. Trên lâm sàng có thể gặp hầu hết các loại UBT, trong đó tỷ lệ UBT ác tính có thể lên tới 25% và đứng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong ở các bệnh ung thư phụ nữ, tỷ lệ chết vì UBT ác tính chiếm 47% tổng số chết vì ung thư sinh dục nữ [7][28][54][56].
Ở Mỹ: tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng chiếm 15/100.000 phụ nữ một năm. Hàng năm ở Mỹ khoảng 22.000 trường hợp phụ nữ bị ung thư buồng trứng được chẩn đoán và gây tử vong 16.000 trường hợp[56].
Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm UBT có ý nghĩa rất quan trọng làm giảm biến chứng, đảm bảo chức năng sinh sản và sinh dục của phụ nữ. Hướng xử trí cơ bản đối với khối u buồng trứng là can thiệp ngoại khoa bao gồm cắt bỏ khối u hoặc cắt buồng trứng. Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại thì cho đến nay PTNS là phương pháp điều trị ưu tiên hàng đầu cho hầu hết các khối UBT.
Tuy nhiên, khi đứng trước một khối u buồng trứng các nhà sản phụ khoa thường phải cố gắng tìm hiểu bản chất, nguồn gốc và tiên lượng khối u trước phẫu thuật nhằm có biện pháp can thiệp thích hợp. Theo các tài liệu giáo khoa kinh điển, người ta thường dựa vào kích thước khối u và tuổi của bệnh nhân để tiên lượng độ lành-ác của khối u. Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, siêu âm và các kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu khác được ứng dụng nhằm tìm hiểu bản chất cũng như phân loại các khối u để có hướng xử trí thích hợp [37].
Do việc chẩn đoán sớm và phân loại các khối u buồng trứng còn gặp nhiều khó khăn vì chúng không có các triệu chứng điển hình và chẩn đoán chủ yếu dựa vào cận lâm sàng và mong muốn tìm hiểu thêm về mối liên quan của các khối u buồng trứng với các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nên chúng tôi thực hiện đề tài : “Nhận xét điều trị u buồng trứng bằng PTNS tại Bênh viên Phụ Sản Trung ương năm 2009” với mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm giải phẫu bênh của các khối u buồng trứng được điều trị bằng phẫu thuật nội soi năm 2009.
2. Nhận xét về đặc điểm của các khối u buồng trứng được điều trị bằng phẫu thuật nội soi năm 2009.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Giải phẫu, sinh lý và mô học của buồng trứng 3
1.1.1. Giải phẫu buồng trứng 3
1.1.2. Sinh lý buồng trứng 4
1.1.3. Mô học buồng trứng 7
1.2. Phân loại u buồng trứng 8
1.2.1. Nang cơ năng 8
1.2.2. U thực thể 8
1.3. Chẩn đoán u buồng trứng 12
1.3.1. Lâm sàng 12
1.3.2. Cận lâm sàng 12
1.4. Các phương pháp điều trị ngoại khoa u buồng trứng 15
1.4.1. Chọc hút nang dưới siêu âm 15
1.4.2. Phẫu thuật mở bụng 15
1.4.3. Phẫu thuật nôi soi 15
1.5. Phẫu thuật nôi soi u buồng trứng 16
1.5.1. Lịch sử phát triển và ứng dụng phẫu thuật nôi soi 16
1.5.2. Phẫu thuật nôi soi u buồng trứng 17
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 20
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 20
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 20
2.2.3. Thu thập số liêu 21
2.2.4. Các biến số nghiên cứu 21
2.2.5. Xử lý số liêu 23
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 24
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 24
3.1.1. Phân bố theo tuổi: 24
3.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp 25
3.1.3. Đặc điểm kinh nguyệt: 26
3.1.4. Tiền sử mổ cũ ổ bụng: 26
3.2. Đặc điểm mô bệnh học của các loại u buồng trứng 28
3.2.1. Phân bố các loại UBT theo giải phẫu bệnh 28
3.2.2. Phân bố UBT theo tuổi 30
3.3. Đặc điểm của các khối u buồng trứng 31
3.3.1. Đặc điểm các loại u với kinh nguyệt 31
3.3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các loại UBT 33
3.4. Kết quả phẫu thuật: 42
Chương 4: Bàn luận 45
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 45
4.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu: 45
4.1.2. Nghề nghiệp 46
4.1.3. Đặc điểm kinh nguyệt 46
4.1.4. Tiền sử sẹo mổ cũ ổ bụng 47
4.1.5. Lý do đi khám 48
4.2. Tỷ lệ các loại u buồng trứng 49
4.3. Đặc điểm của các khối u 52
4.3.1. Vị trí u 52
4.3.2. Kích thước u 54
4.3.3 Đặc điểm u khi khám lâm sàng: 55
4.3.4. Đặc điểm các khối u trên siêu âm: 56
4.3.5. Liên quan của nồng đô CA-125 và các loại u 57
4.4. Kết quả phẫu thuật điều trị u buồng trứng 58
4.4.1. Tỷ lê thành công : 58
4.4.2. Mối liên quan giữa cách thức phẫu thuật và các yếu tố liên quan 60
4.4.3. Bàn về các tai biến và biến chứng trong PTNS 62
4.4.4. Điều trị sau phẫu thuật 63
Kết luân 64
Kiến nghị 65
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích