Nhận xét hiệu quả gây chuyển dạ bằng Misoprostol trong thai quá ngày sinh tại bệnh viện phụ sản Trung Ương

Nhận xét hiệu quả gây chuyển dạ bằng Misoprostol trong thai quá ngày sinh tại bệnh viện phụ sản Trung Ương

Thai quá ngày sinh là thai ở trong bụng mẹ quá 287 ngày (hết 41 tuần) tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng [3].

Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong sơ sinh trong thai quá ngày sinh tăng cao, nhiều thầy thuốc và sản phụ thực sự lo lắng khi thai hết 41 tuần mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Ở thai quá ngày sinh thường chức năng của bánh rau giảm, hiện tượng tắc mạch trong gai rau tăng, làm giảm diện tích trao đổi chất dinh dưỡng của gai rau làm thai thiếu oxy và suy thai trong tử cung, gây tỷ lệ tử vong cao. Hiện tượng suy thai biểu hiện đầu tiên là giảm nước ối, giảm lớp mỡ dưới da, da và ruột bị thiếu oxy dẫn đến bong da và tăng nhu đông ruột, bài tiết phân su nhuộm xanh nước ối. Nếu không được xử lý, hậu quả thiếu oxy ngày càng trầm trọng, nhịp tim thai thay đổi, khi có cơn co tử cung DIP II xuất hiện nặng dần và suy thai là không thể tránh khỏi.

Vì vậy, khi chẩn đoán thai quá ngày sinh thì người thầy thuốc phải tác động gây chuyển dạ để chủ động lấy thai ra nhằm bảo đảm sức khỏe cho mẹ và cho thai nhi [43].

Trong những năm gần đây, gây chuyển dạ được nhiều nhà sản khoa nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian chuyển dạ tránh biến cố cho mẹ và cho thai. Truyền oxytocin nhỏ giọt tĩnh mạch là một phương pháp gây chuyển dạ đã được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhưng tỷ lệ thất bại vẫn còn cao ở những trường hợp cổ tử cung chưa thuận lợi, nhất là trong những trường hợp thai quá ngày sinh. Đây là vấn đề đang được các nhà sản khoa quan tâm nghiên cứu.

Từ khi phát hiện ra prostaglandin, nhiều thực nghiệm đã chứng tỏ tính ưu việt của thuốc. Dùng prostaglandin gây chuyển dạ có nhiều ưu điểm so với nhiều phương pháp khác, vừa làm chín muồi cổ tử cung, vừa gây được cơn co tử cung.

Cho đến nay người ta đã tìm ra nhiều loại prostaglandin, trong đó có misoprostol là PGE1 tổng hợp, được áp dụng trên lâm sàng để gây chuyển dạ.

Đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng gây chuyển dạ bằng misoprostol, các tác giả đều khẳng định hiệu quả gây chuyển dạ của thuốc. Sancher – Ramos đã nêu tỷ lệ thành công là 90,7% [66], Dede là 87,8% [43], Lê Hoài Chương là 88,9% [7], Huỳnh Nguyễn Khánh Trang là 93,9% [34].

Tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương (BVPSTƯ) đã sử dụng misoprostol để gây sẩy thai, gây chuyển dạ cho những trường hợp thai chết lưu, thai dị dạng, thiểu ối, ối vỡ non…Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu gây chuyển dạ bằng misoprostol trong trường hợp thai quá ngày sinh.

Để góp phần đánh giá hiệu quả và tính an toàn gây chuyển dạ bằng misoprostol trong thai quá ngày sinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu sau:

1. Đánh giá hiệu quả gây chuyển dạ bằng misoprostol trong thai quá ngày sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.

2. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả gây chuyển dạ.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Sinh lý chuyển dạ 3

1.1.1. Khái niêm về chuyển dạ 3

1.1.2. Các giai đoạn của một cuộc chuyển dạ 3

1.1.3. Cơ chế chuyển dạ 3

1.1.4. Động lực của cuộc chuyển dạ 5

1.1.5. Cơn co tử cung và bất thường của cơn co tử cung trong chuyển dạ 5

1.2. Các phương pháp gây chuyển dạ 6

1.2.1. Các phương pháp gây chuyển dạ cơ học 6

1.2.2. Các phương pháp gây chuyển dạ bằng thuốc 7

1.3. Prostaglandin 7

1.3.1. Nguồn gốc 7

1.3.2. Cấu trúc hoá học 8

1.3.3. Dược động học 8

1.4. Misoprostol 9

1.4.1. Dược động học 10

1.4.2. Hiệu quả của misoprostol trong sản phụ khoa 11

1.4.3. Nguyên tắc khi dùng misoprostol trong sản khoa 11

1.4.4. Một số nghiên cứu sử dụng misoprostol gây chuyển dạ 12

1.5. Thai quá ngày sinh 13

1.5.1. Tỷ lệ 13

1.5.2. Nguyên nhân 14

1.5.3. Biến chứng 14

1.5.4. Chẩn đoán 16

1.5.5. Xử trí 21

CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 26

2.1. Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng 26

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26

2.2. Phương pháp nghiên cứu 26

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 27

2.2.3. Cách thức tiến hành 27

2.2.4. Theo dõi sau khi dùng thuốc 27

2.2.5. Các biên số nghiên cứu 28

2.2.6. Các phương pháp thăm dò và các phương tiên kỹ thuật được dùng… 28

2.3. Các tiêu chuẩn có liên quan đến nghiên cứu 29

2.3.1. Tiêu chuẩn thai quá ngày sinh 29

2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá thành công và thất bại 29

2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số nước ối 29

2.3.4. Tiêu chuẩn thai ngạt 29

2.3.5. Chỉ số Bishop 30

2.4. Xử lý số liêu 31

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 31

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 32

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 32

3.1.1. Tuổi của các sản phụ 32

3.1.2. Nghề nghiệp của sản phụ 32

3.1.3. Số lần đẻ của sản phụ 33

3.1.4. Tỷ lệ thai quá ngày sinh theo tuổi thai 33

3.1.5. Chỉ số nước ối 34

3.1.6. Chỉ số Bishop trước khi gây chuyển dạ 35

3.2. Các tỷ lệ thành công của nghiên cứu 36

3.2.1. Thay đổi chỉ số Bishop sau khi đặt misoprostol 36

3.2.2. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công và thất bại 36

3.2.3. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công tính theo tuổi mẹ 37

3.2.4. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công tính theo số lần đẻ 38

3.2.5. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công theo tuổi thai 38

3.2.6. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công theo chỉ số Bishop trước lúc gây

chuyển dạ 39

3.2.7. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công tính theo màu sắc và chỉ số nước ối 39

3.2.8. Tỷ lê gây chuyển dạ thành công tính theo cân nặng của trẻ 40

3.2.9. Tỷ lê gây chuyển dạ thành công với liều misoprostol được sử dụng . 41

3.2.10. Liên quan giữa tỷ lê thành công với dùng thuốc phối hợp 42

3.2.11. Tác dụng của misoprostol lên thời gian của cuộc chuyển dạ 43

3.2.12. Tỷ lê đẻ đường âm đạo tính theo thời gian 45

3.2.13. Tác dụng của misoprostol đối với cơn co tử cung 45

3.2.14. Cách đẻ 47

3.2.15. Những nguyên nhân phải mổ lấy thai trong trường hợp thất bại 48

3.2.16. Tình trạng thai 48

3.2.17. Các tác dụng phụ của misoprostol 50

3.2.18. Các tai biến khi dùng misoprostol 51

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 52

4.1.1. Đặc điểm về tuổi của sản phụ 52

4.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp của sản phụ 52

4.1.3. Số lần đẻ của sản phụ 52

4.1.4. Đặc điểm về tuổi thai 53

4.1.5. Chỉ số nước ối 53

4.2. Hiệu quả gây chuyển dạ 54

4.2.1. Thay đổi chỉ số Bishop sau đặt misoprostol 54

4.2.2. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công và thất bại 55

4.2.3. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công với tổng liều misoprostol được

sử dụng 57

4.2.4. Liên quan giữa tỷ lệ thành công với dùng thuốc phối hợp 58

4.2.5. Tỷ lệ phối hợp giữa truyền oxytocin 59

4.2.6. Thời gian trung bình từ khi đặt thuốc tới khi chuyển dạ thành công…. 60

4.2.7. Tỷ lệ đẻ đường âm đạo theo thời gian 62

4.2.8. Tác dụng của misoprostol đối với cơn co tử cung 62

4.2.9. Phân bố cách đẻ 64

4.2.10. Các nguyên nhân mổ lấy thai 64

4.2.11. Tình trạng thai nhi 66

4.2.12. Tác dụng phụ của misoprostol 67

4.2.13. Các tai biến ảnh hưởng đến mẹ và thai 68

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả gây chuyển dạ 69

4.3.1. Tỷ lê gây chuyển dạ thành công tính theo tuổi của sản phụ 69

4.3.2. Tỷ lê gây chuyển dạ thành công tính theo số lần đẻ 69

4.3.3. Tỷ lê gây chuyển dạ thành công tính theo tuổi thai 70

4.3.4. Tỷ lê gây chuyển dạ thành công tính theo chỉ số Bishop 71

.3.5. Tỷ lê thành công tính theo màu sắc và chỉ số nước ối 72

4.3.6. Tỷ lê gây chuyển dạ thành công tính theo cân nạng của trẻ 73

KẾT LUẬN 74

KIẾN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢQ PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment