Nhận xét hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại trực tràng và kết quả cắt polyp bằng máy ENDOPLASMA
Polyp đại trực tràng (PLĐTT) là một bệnh lý tương đối phổ biến trong nhóm bệnh ở đường tiêu hóa dưới. Polyp là khối u lồi vào lòng đại trực tràng, nó được hình thành do sự tăng sản quá mức của lớp niêm mạc. Diễn biến của PLĐTT khá phức tạp, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy: hơn 95% ung thư đại trực tràng có nguồn gốc từ polyp[21][26][68].
Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường là kín đáo, không điển hình và không đặc hiệu, bệnh thường diễn biến trong một thời gian dài không có triệu chứng hoặc với các dấu hiệu mà bệnh nhân thường ít quan tâm đến như đau bụng không rõ nguyên nhân, rối loạn phân, đi ngoài ra máu không thường xuyên, do vậy việc phát hiện và chẩn đoán PLĐTT thường khó khăn và chủ yếu là bằng phương pháp nội soi ĐTT kết hợp với xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán[1],[17]. Một số yếu tố được cho là có liên quan đến nguy cơ PLĐTT là chế độ ăn ít chất xơ, giàu năng lượng, hút thuốc lá, uống nhiều rượu .v.v., yếu tố gia đình thông qua cơ chế gen di truyền đã được chứng minh có liên quan chặt chẽ với bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP: Familial Adenomatous Polyposis), bệnh polyp Peutz-Jeghers hoặc polyp trong hội chứng Gardner, Turcot…[17],[24],[48] Diễn biến của PLĐTT thường phức tạp, nguy cơ polyp trở nên ác tính cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để.
Trong những năm gần đây nội soi đại trực tràng ống mềm đã trở nên khá thông dụng nên số bệnh nhân có PLĐTT được phát hiện ngày càng nhiều, các kỹ thuật loại bỏ polyp qua nội soi đã giúp làm giảm tỷ lệ tiến triển thành ung thư đại trực tràng và nâng cao hiệu quả điều trị[7],[8][30][61].
Qua nội soi ống mềm thầy thuốc có thể quan sát trực tiếp mặt trong của đại trực tràng, cho phép xác định hình thái, vị trí, tính chất, mức độ tổn thương của ống tiêu hóa nói chung và của PLĐTT nói riêng. Thông qua nội soi người ta có thể làm một số các thủ thuật (như cắt polyp, tiêm cầm máu…) và tiến hành sinh thiết để làm giải phẫu bệnh, giúp cho chẩn đoán phân biệt cũng như theo dõi các bệnh lý đại tràng[30],[32].
Trong lịch sử y học đã có nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị PLĐTT như cắt polyp qua đường hậu môn, cắt polyp qua mổ đường bụng, cắt polyp qua nội soi ĐTT bằng ống cứng hoặc ống mềm. Phương pháp cắt polyp qua nội soi gần đây được sử dụng tương đối rộng rãi đã cho những kết quả
khả quan và thể hiện tính ưu việt của nó[10],[20],[36],[39].
Ở Việt Nam kỹ thuật nội soi ĐTT ống mềm trong những năm gần đây đã được áp dụng rộng rãi[16],[20],[29], do vậy số bệnh nhân được phát hiện PLĐTT ngày càng nhiều, những nghiên cứu về hình ảnh đại thể và vi thể của polyp đã có những bước tiến mới, nội soi kết hợp với sinh thiết để làm rõ bản chất polyp, từ đó đề ra phương pháp điều trị cũng như tiên lượng, theo dõi sau điều trị[20][42],[51]. Cùng với sự phát triển của nội soi, các phương pháp điều trị PLĐTT cũng được nghiên cứu và ngày càng hoàn thiện, trong đó kỹ thuật cắt polyp qua nội soi ống mềm sử dụng nguồn điện xoay chiều có tần số cao kết hợp với kỹ thuật cầm máu bằng nhiệt để điều trị PLĐTT đã được áp dụng ở một số cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kỹ thuật này đã giúp điều trị sớm và tương đối triệt để các trường hợp polyp ống tiêu hóa, ngăn ngừa sự tiến triển và nguy cơ ung thư hóa, bệnh nhân không phải trải qua phẫu thuật, thời gian thực hiện kỹ thuật ngắn, tỷ lệ thành công cao và ít gặp các biến chứng. Tuy nhiên kỹ thuật cắt polyp bằng nguồn điện cao tần kết hợp với cầm máu bằng laser Argon trong những trường hợp cần thiết theo chúng tôi được biết hiện chưa có cơ sở y tế nào áp dụng.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nhận xét hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại trực tràng và kết quả cắt polyp bằng máy ENDOPLASMA” nhằm mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học của polyp đại trực tràng.
2. Kết quả của phương pháp cắt PLĐTT qua nội soi bằng máy ENDOPLASMA (kết hợp giữa nguồn cắt nhiệt với cầm máu bằng laser Argon).
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU- MÔ HỌC CỦA ĐẠI TRỰC TRÀNG LIÊN QUAN ĐẾN NỘI SOI 3
1.1.1 Hình thể ngoài: 3
1.1.2 Đường đi và liên quan: 3
1.1.3 Cấu tạo mô học của đại trực tràng 5
1.2. POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG 7
1.2.1. Định nghĩa polyp đại trực tràng 7
1.2.2 Hình ảnh đại thể của PLĐTT 7
1.2.3 Phân loại mô bệnh học của polyp đại trực tràng: 9
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG: 14
1.3.1 Thăm khám lâm sàng: 14
1.3.2 Cận lâm sàng: 16
1.3.3 Chẩn đoán polyp đại trực tràng bằng nội soi: 18
1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG: 20
1.4.1 Phương pháp cắt polyp đại trực tràng không qua nội soi 20
1.4.2. Phương pháp cắt polyp qua nội soi 21
1.4.3 Tại Việt Nam 31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 32
2.1.2. Chuẩn bị bệnh nhân 32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 33
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu: 33
2.2.2 Thời gian nghiên cứu: 33
2.2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu: 33
2.2.4 Phương tiện nghiên cứu: 33
2.2.5 Cách tiến hành một trường hợp nội soi nghiên cứu: 34
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU: 39
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 40
3.1.1 Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi, giới 40
3.1.2. Lý do bệnh nhân đi khám bệnh 41
3.1.3 Thời gian xuất hiện triệu chứng 41
3.1.4 Tiền sử bản thân 42
3.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 42
3.2.1 Triệu chứng cơ năng: 42
3.2.2 Tính chất và mức độ đau 43
3.2.3 Triệu chứng rối loạn phân: 43
3.3 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH POLYP TRÊN NỘI SOI: 44
3.3.1 Vị trí polyp: 44
3.3.2 Số lượng polyp: 44
3.3.3 Hình dạng polyp: 44
3.3.4 Kích thước polyp: 45
3.3.5 Bề mặt polyp: 46
3.4 ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC 46
3.4.1 Các type mô bệnh học: 46
3.4.2 Đặc điểm mô bệnh học theo tuổi: 47
3.4.3 Đặc điểm mô bệnh học theo giới tính: 47
3.4.4 Đặc điểm mô bệnh học theo hình ảnh nội soi của polyp: 48
3.5 ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT CẮT POLYP QUA NỘI SOI 50
3.5.1 Số mảnh cắt đối với polyp: 50
3.5.2. Số lần cắt theo hình dạng, kích thước polyp 50
3.5.3 Thời gian cắt theo kích thước của từng nhóm polyp 51
3.5.4 Công suất nguồn cắt theo hình dạng, kích thước polyp: 52
3.6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẦM MÁU BẰNG MÁY ENDOPLASMA 53
3.6.1 Tỷ lệ chảy máu chung khi cắt polyp 53
3.6.2 Liên quan giữa tỷ lệ chảy máu tại chỗ với hình dạng, kích thước
polyp 54
3.6.3. Liên quan giữa tỷ lệ chảy máu với mô bệnh học của polyp: 54
3.6.5 Liên quan giữa tỷ lệ chảy máu với số mảnh cắt 54
3.6.6 Theo dõi bệnh nhân sau cắt polyp 54
Chương 4: BÀN LUẬN 55
4.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 55
4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi, giới 55
4.1.2 Tiền sử: 56
4.1.3 Triệu chứng lâm sàng: 56
4.2 ĐẶC ĐIỂM POLYP TRÊN NỘI SOI 58
4.2.1 Vị trí polyp 58
4.2.2 Về hình dạng polyp: 59
4.2.3 Kích thước polyp 59
4.2.4. Số lượng polyp trên một bệnh nhân: 60
4.2.5. Bề mặt polyp: 61
4.3. ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA POLYP 61
4.3.1. Phân loại mô bệnh học: 61
4.3.2. Đặc điểm MBH của nhóm nghiên cứu: 61
4.3.3. Đặc điểm nhóm polyp u tuyến: 61
4.3.4. Đặc điểm nhóm non- neoplastic: 62
4.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẮT POLYP QUA NỘI SOI: 63
4.4.1. Kỹ thuật cắt polyp bằng máy ENDOPLASMA: 63
4.4.2. Xác định số mảnh cắt cần thực hiện, vị trí đường cắt trên nội soi: . 63
4.4.3. Xác định công suất nguồn cắt đối với từng loại polyp 65
4.4.4. So sánh số lần cắt, thời gian một lần cắt polyp 66
4.4.5. Tỷ lệ chảy máu tại chỗ 66
4.4.6. Tỷ lệ chảy máu liên quan đến hình thái polyp: 67
4.4.6. Tỷ lệ chảy máu liên quan tới kỹ thuật cắt polyp 68
4.4.7. Kỹ thuật cầm máu tại diện cắt bằng laser Argon: 68
4.4.8. Các tai biến khác: 68
4.4.9. Theo dõi bệnh nhân sau cắt polyp 68
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích