Nhận xét kết quả bước đầu ứng dụng cai thở máy sớm bằng phương pháp hỗ trợ áp lực tự động ở bệnh nhân đợt cấp COPD
Luận văn Nhận xét kết quả bước đầu ứng dụng cai thở máy sớm bằng phương pháp hỗ trợ áp lực tự động ở bệnh nhân đợt cấp COPD.Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD ) là bệnh lý hay gặp ở các khoa hồi sức cấp cứu, với tỉ lệ phải đặt ống nội khí quản và thở máy khá cao đặc biệt là trong các trường hợp nặng. Các yếu tố mất bù làm khởi phát đợt cấp COPD bao gồm: Mệt cơ hô hấp, nhiễm khuẩn hô hấp, suy tim, tràn khí màng phổi, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng. Điều trị đợt cấp COPD thường kéo dài, chi phí tốn kém, tỉ lệ tử vong cao hay gặp ở các bệnh nhân phải thở máy dài ngày.
Vấn đề cai thở máy ( CTM ) trong đợt cấp COPD được thở máy xâm nhập gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, thiếu trang thiết bị, bệnh lý nền quá nặng, chươ đánh giá đầy đủ các yếu tố dự đoán kết quả CTM và chậm trễ CTM. CTM sớm sẽ tránh được các nguy cơ: Viêm phổi liên quan đến thở máy, nhiễm khuẩn bệnh viện, shock nhiễm trùng, chấn thương áp lực, rối loạn chức năng cơ hoành…
Trước đây có nhiều quan điểm và phương pháp CTM gồm: ống chữ T ( T-piece ), áp lực đường thở dương liên tục ( CPAP ), áp lực đường thở dương liên tục có hỗ trợ áp lực ( CPAP + PS ), thông khí hỗ trợ áp lực ( PSV ), thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng thì ( SIMV ), thử nghiệm thở tự nhiên ( SBT ).
Mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng, hiện nay CTM với phương pháp hỗ trợ áp lực tự động bằng phương thức SmartCaređ/PS của máy thở EvitaXL là phương pháp được nhiều tác giả ủng hộ vì có ưu điểm: An toàn trong quá trình CTM, giảm gánh nặng cho nhân viên y tế, giảm thời gian CTM, giảm tổng thời gian thở máy, giảm tổng thời gian điều trị, tỷ lệ CTM thành công cao và hạn chế các biến chứng trong quá trình CTM [13]. Qua các nghiên cứu trước đây, có nhiều chỉ số dự đoán kết quả CTM và rút ống nội khí quản. Tuy nhiên trong quá trình CTM ở bệnh nhân đợt cấp COPD có thở máy xâm nhập thì một số chỉ số có ý nghĩa dự đoán kết quả CTM với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính và giá trị dự đoán âm tính cao nh−: áp lực bít đường thở 0,1 giây ( P0.1 ), áp lực hít vào tối đa ( MIP ), chỉ số thở nhanh nông ( RSBI = f/Vt ) [11], [18], [33], [42], [54].
Trên thực tế hiện nay, phần lớn các bệnh nhân đợt cấp COPD có mệt cơ và kiệt sức hô hấp cần phải thở máy xâm nhập, nhận biết các dấu hiệu và tiến hành CTM sớm còn chươ được tích cực. Trong quá trình CTM trước đây đã tốn nhiều công sức và thời gian của bác sĩ và điều dưỡng, mặt khác dễ dẫn tới chậm trễ hoặc CTM đến kiệt sức. Qua các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã cho thấy CTM theo phương pháp hỗ trợ áp lực tự động bằng phương thức SmartCaređ/PS tỏ ra an toàn và hiệu quả cao [39], [45], [53].
Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau:
- Nhận xét kết quả bước đầu ứng dụng CTM sớm theo phương pháp hỗ trợ áp lực tự động, bằng phương thức SmartCaređ/PS ở bệnh nhân đợt cấp COPD có thở máy xâm nhập.
- Bước đầu nhận xét ý nghĩa của một số chỉ số dự đoán kết quả CTM theo phương pháp hỗ trợ áp lực tự động ở bệnh nhân đợt cấp COPD có thở máy xâm nhập.