Nhận xét kết quả chuyển phôi giai đoạn Blastocyst tại trung tâm hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện phụ sản Trung Ương từ 01 – 01 – 2006 đến 31 – 12 – 2008
Em bé Louise Brown ra đời tại Anh năm 1978 nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã đánh dấu một cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh, mang lại cơ hội làm bố, làm mẹ cho hàng triệu cặp vợ chồng bị vô sinh. Từ đó đến nay, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không ngừng được hoàn thiện và phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng trên toàn thế giới [32],[49].
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là sự phát triển của các kỹ thuật liên quan như kích thích buồng trứng, lọc rửa tinh trùng, nuôi cấy phôi đến giai đoạn Blastocyst [4],[51],[59] Vìthế, tỷ lệ thành công ngày càng tăng trong các chu kỳ điều trị [43],[63].
Tuy nhiên, sự thành công này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của kỹ thuật đó là thời điểm chuyển phôi [28],[73]. Trước đây, hầu hết các trung tâm hỗ trợ sinh sản đều chuyển phôi vào ngày 2. Nhưng ngày 2 là ngày có thể diễn ra hiện tượng block của phôi. Mặt khác, theo sinh lý phát triển của phôi thì vào giai đoạn phôi nang (Blastocyst), phôi mới vào trong buồng tử cung và làm tổ [4],[15],[52]. Thế nên, chuyển phôi ở giai đoạn này vừa tránh được hiện tượng block phôi vừa phù hợp với sinh lý phát triển của phôi do đó sẽ cho kết quả có thai cao hơn.
Trên thế giới đã có nhiều trung tâm thực hiện chuyển phôi giai đoạn Blastocyst với tỷ lệ có thai lên tới 50% – 60% [52],[63]. Những năm gần đây, Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương cũng đã áp dụng chuyển phôi giai đoạn này với kết quả thành công tương tự. Mặc dầu vậy, vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá một cách chi tiết về kết quả và tìm hiểu đầy đủ sự ảnh hưởng của các yếu tố liên quan như tuổi người mẹ, thời gian vô sinh, phác đồ kích thích buồng trứng…đến kết quả chuyển phôi giai đoạn này. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét kết quả chuyển phôi giai đoạn Blastocyst tại trung tâm hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện phụ sản Trung Ương từ 01 – 01 – 2006 đến 31 – 12 – 2008 ” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá tỷ lệ có thai của chuyển phôi giai đoạn Blastocyst.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả có thai lâm sàng của chuyển phôi giai đoạn Blastocyst.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. KHÁI NIỆM VÔ SINH 3
1.1.1. Định nghĩa vô sinh 3
1.1.2. Tình hình vô sinh 3
1.2. SINH LÝ SINH SẢN VÀ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM 4
1.2.1. Sự thụ tinh và thụ thai 4
1.2.1.1. Sự sinh sản và phát triển của noãn 4
1.2.1.2. Sự sinh sản và phát triển của tinh trùng 5
1.2.1.3. Sự thụ tinh và sự làm tổ của phôi 6
1.2.2. Khái niệm thụ tinh trong ống nghiệm 8
1.2.3. Các bước chuẩn bị và kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm 9
1.2.4. Các chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm 10
1.2.4.1. Vô sinh do tắc vòi tử cung 10
1.2.4.2. Vô sinh do chồng 10
1.2.4.3. Vô sinh do lạc nội mạc tử cung 11
1.2.4.4. Vô sinh do rối loạn chức năng buồng trứng 12
1.2.4.5. Vô sinh không rõ nguyên nhân 13
1.2.4.6. Vô sinh do miễn dịch 13
1.2.4.7. Thụ tinh nhân tạo với tinh trùng người cho thất bại 14
1.2.4.8. Hiến noãn và hiến phôi 14
1.2.4.9. Mang thai hộ 15
1.2.5. Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm 15
1.3. CHUYỂN PHÔI GIAI ĐOẠN BLASTOCYST 16
1.3.1. Sự phát triển của phôi 16
1.3.1.1. Sự phát triển của phôi trong cơ thể 16
1.3.1.2. Sự phát triển của phôi trong ống nghiệm 16
1.3.2. Môi trường nuôi cấy phôi 17
1.3.2.1. Thành phần cơ bản 17
1.3.2.2. Nguồn năng lượng 18
1.3.3. Đánh giá chất lượng noãn, phôi ngày 2, ngày 3 và Blastocyst 19
1.3.3.1. Đánh giá chất lượng noãn 19
1.3.3.2. Đánh giá chất lượng phôi ngày 2, ngày 3 20
1.3.3.3. Đánh giá chất lượng Blastocyst 21
1.3.4. Thời điểm CP và các kết quả của nghiên cứu về thời điểm CP 23
1.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KÊT QUẢ CÓ THAI 25
1.4.1. Tuổi của phụ nữ 25
1.4.2. Nguyên nhân vô sinh 25
1.4.3. Phác đồ kích thích buồng trứng 25
1.4.4. Số lượng phôi chuyển vào buồng tử cung 26
1.4.5. Độ dày nội mạc tử cung 26
1.4.6. Chất lượng phôi chuyển 27
1.4.7. Kỹ thuật chuyển phôi 27
2. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 29
2.4. CHỌN MẪU 29
2.5. CÁC THAM SỐ NGHIÊN CỨU 29
2.5.1. Đặc điểm bệnh nhân 29
2.5.2. Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm và yếu tố ảnh hưởng 31
2.5.3. Xử lý số liệu 32
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 32
3. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 33
3.2. KẾT QUẢ TTTON 37
3.3. CÁC YẾU TỐ LQ ĐẾN KQ CỦA CP GIAI ĐOẠN BLASTOCYST ….44
4. Chương 4: BÀN LUẬN 52
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 52
4.1.1. Tuổi của phụ nữ 52
4.1.2. Nguyên nhân vô sinh và loại vô sinh 53
4.1.3. Thời gian vô sinh 54
4.1.4. Phác đồ kích thích buồng trứng 55
4.1.5. Số lần làm thụ tinh trong ống nghiệm 56
4.1.6. Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 56
4.2. KẾT QUẢ CỦA CHUYỂN PHÔI GIAI ĐOẠN BLASTOCYST VÀ NHÓM SO SÁNH NGÀY 2 58
4.2.1. Độ dày nội mạc tử cung 58
4.2.2. Số noãn chọc hút được, số noãn thụ tinh 58
4.2.3. Số lượng phôi thu được 59
4.2.4. Số phôi chuyển trong một chu kỳ 60
4.2.5. Kỹ thuật chuyển phôi 61
4.2.6. Kết quả có thai lâm sàng 62
4.3. CÁC YẾU TỐ LQ ĐẾN KQ CỦA CP GIAI ĐOẠN BLASTOCYST ….62
4.3.1. Liên quan giữa tuổi của mẹ và kết quả có thai lâm sàng 62
4.3.2. Liên quan giữa nguyên nhân vô sinh và kết quả có thai LS 64
4.3.3. Liên quan giữa phân loại vô sinh và kết quả có thai LS 64
4.3.4. Liên quan giữa thời gian vô sinh và kết quả có thai LS 65
4.3.5. Liên quan giữa độ dày nôi mạc tử cung và tỷ lệ có thai LS 65
4.3.6. Liên quan giữa phác đồ điều trị và kết quả có thai LS 66
4.3.7. Liên quan giữa số phôi chuyển và kết quả có thai LS 68
4.3.8. Liên quan giữa chất lượng phôi và kết quả có thai LS 69
4.3.9. Liên quan giữa kỹ thuật chuyển phôi và kết quả có thai LS 70
KẾT LUẬN 71
KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
MỤC LỤC 86
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích