Nhận xét kết quả điều trị tứ chứng Fallot tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nhận xét kết quả điều trị tứ chứng Fallot tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nhận xét kết quả điều trị tứ chứng Fallot tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.Tứ chứng Fallot (Tetralogy of Fallot – TOF) là một bệnh thường gặp – chiếm tỉ lệ 5-9%, trong số các bệnh tim bẩm sinh; và là bệnh gặp nhiều nhất trong các bệnh tim bẩm sinh tím sớm (50-75%) [1],[2],[3]. Bệnh được lược tả lần đầu vào năm 1672 bởi Niels Stensen, nhưng mãi đến năm 1888 mới được bác sĩ người Pháp – Étienne-Louis Arthur Fallot, mô tả đầy đủ với 4 thương tổn: hẹp đường ra thất phải (ĐRTP), thông liên thất (TLT), động mạch chủ (ĐMC) lệch phải cưỡi ngựa trên vách liên thất và dày thất phải. Trong đó, hẹp ĐRTP và TLT là 2 thương tổn chính quyết định sinh lý bệnh và lâm sàng của bệnh; còn dày thất phải – theo nhiều tác giả, là hậu quả của các thương tổn còn lại mà chủ yếu là hẹp ĐRTP [4].

Hiện nay, phương tiện chẩn đoán xác định TOF chủ yếu là siêu âm tim Doppler màu; chụp buồng tim vẫn có chỉ định ở một số trường hợp cần chẩn đoán chính xác kích thước 2 nhánh động mạch phổi (ĐMP) hay bất thường động mạch vành; chụp cắt lớp đa dãy và cộng hưởng từ tim là kỹ thuật mới, có vai trò hỗ trợ tốt cho siêu âm.
Theo Nguyễn Văn Mão, nếu không được điều trị phẫu thuật, khoảng 66% số bệnh nhân TOF sống đến 1 tuổi; 49% sống được đến 3 tuổi và 24% sống được đến 10 tuổi [5].Phương pháp điều trị triệt để chủ yếu là “Phẫu thuật sửa toàn bộ”, bao gồm: vá TLT, mở rộng ĐRTP (mở rộng phễu thất phải -van, thân, 2 nhánh ĐMP). Đây là phẫu thuật phức tạp và diễn biến hồi sức sau mổ khá nặng.Trước đây, phẫu thuật sửa toàn bộ chủ yếu được thực hiện ở lứa tuổi 2-5 tuổi. Tỉ lệ tử vong chung trong phẫu thuật sửa toàn bộ TOF cũng đã giảm từ 50% (1950) đến dưới 5% [1],[2],[6]. Tuy nhiên, với trình độ hồi sức ngày càng phát triển, cùng với việc theo dõi hiệu quả lâu dài của phẫu thuật, thì tuổi phẫu thuật ở các trung tâm tim mạch trên thế giới có xu hướng giảm xuống. Việc giảm độ tuổi phẫu thuật có giá trị trong việc hạn chế các hậu quả của TOF như dày thất phải, giãn thất phải, hẹp/hở van ĐMP, rối loạn nhịp tim, cũng như các biến chứng cơn ngất tím, áp xe não, thậm chí tử vong; giúp cải thiện chất lượng sống sau mổ của bệnh nhân [7],[8],[9]. Mặt khác, với các kĩ thuật mở rộng ĐRTP cũng như tạo hình van ĐMP khi mổ sửa toàn bộ, có thể dẫn đến hẹp ĐRTP tồn lưu hay hở van ĐMP sau phẫu thuật, yếu tố liên quan trực tiếp đến chỉ định mổ thay van ĐMP của bệnh nhânvề sau này. Theo tác giả Phan Hùng Việt, tỉ lệ hở van ĐMP sau mổ sửa toàn bộ TOF chiếm tới 35-40%; còn theo Lê Tuấn Anh thì tỉ lệ hở van ĐMP nặng tăng từ 21,8% (lúc ra viện) đến 56,6% (thời điểm khám kiểm tra) [11],[12].
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là một trung tâm Ngoại khoa lớn, có truyền thống phẫu thuật điều trị bệnh tim bẩm sinh từ hàng chục năm nay, trong đó có rất nhiều phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh TOF cũng như các báo cáo đánh giá kết quả điều trị [7],[8],[10]. Để theo kịp xu hướng chung của thế giới, từ năm 2011 trở lại đây, bệnh viện cũng bắt đầu thực hiện hạ dần độ tuổi phẫu thuật sửa toàn bộ TOF xuống dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên những năm gần đây, không có nghiên cứu nào đánh giá thêm về bệnh TOF. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nhận xét kết quả điều trị tứ chứng Fallot tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức”, được thực hiện nhằm 2 mục tiêu:
1.    Nhận xét kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot ở trẻ em tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2011 – 2016.
2.    Nhận xét tình trạng hẹp hở van động mạch phổi sau sửa toàn bộ tứ chứng Fallot trên siêu âm tim và phân tích một số yếu tố liên quan. 

MỤC LỤC Nhận xét kết quả điều trị tứ chứng Fallot tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Thương tổn giải phẫu bệnh – sinh lý bệnh của tứ chứng Fallot    3
1.1.1. Giải phẫu bệnh tim trong tứ chứng Fallot    3
1.1.2. Sinh lý bệnh    8
1.2. Chẩn đoán và nguyên tắc điều trị tứ chứng Fallot ở trẻ em    9
1.2.1. Chẩn đoán    9
1.2.2. Nguyên tắc điều trị    14
1.3. Kết quả sau phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot    20
1.3.1. Biến chứng sớm sau mổ sửa toàn bộ    20
1.3.2. Tử vong    21
1.4. Diễn biến van ĐMP sau mổ sửa toàn bộ tứ chứng Fallot    21
1.4.1. Sinh lý bệnh    21
1.4.2. Mức độ tổn thương van ĐMP sau mổ sửa toàn bộ TOF    23
1.4.3. Tiêu chí mổ can thiệp lại van ĐMP sau sửa toàn bộ tứ chứng Fallot    25
1.3.2. Một vài nghiên cứu về điều trị và theo dõi sau phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot    27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    29
2.1. Đối tượng nghiên cứu    29
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng    29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng    29
2.2. Phương pháp nghiên cứu    29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    29
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu    29
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu    30
2.2.4. Công cụ thu thập số liệu    30
2.3. Biến số nghiên cứu    30
2.3.1. Kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot:    30
2.3.2. Tình trạng hẹp van, hở van động mạch phổi sau mổ sửa toàn bộ    33
2.4. Sai số và cách khống chế sai số    35
2.5. Xử lý số liệu    35
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu    35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    36
3.1. Kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot ở trẻ em    36
3.1.1. Đặc điểm chung    36
3.1.2. Đặc điểm bệnh lý trước phẫu thuật    38
3.1.3. Đặc điểm trong mổ sửa toàn bộ    40
3.1.4. Kết quả sớm sau phẫu thuật    43
3.2. Tình trạng van ĐMP và một số yếu tố liên quan    47
3.2.1. Kết quả khám lại theo hẹn    47
3.2.2. Tình trạng hở van ĐMP và một số yếu tố liên quan    48
3.2.3. Tình trạng hẹp van ĐMP và một số yếu tố liên quan    50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    54
4.1. Đặc điểm của bệnh nhân tứ chứng fallot trước phẫu thuật    54
4.1.1. Đặc điểm chung    54
4.1.2. Đặc điểm bệnh lý phẫu thuật    56
4.1.3. Đặc điểm trong phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot    58
4.1.4. Đặc điểm theo dõi sau phẫu thuật    64
4.1.5. Kết quả siêu âm tim trước khi ra viện    65
4.1.6. Các biến chứng sau mổ    66
4.1.7. Tỉ lệ từ vong sớm trong giai đoạn hậu phẫu    68
4.2. Tình trạng van ĐMP trên siêu âm tim và phân tích một số yếu tố liên quan    69
4.2.1. Kết quả theo dõi của bệnh nhân sau mổ    69
4.2.2.  Các tổn thương tồn dư trên siêu âm sau phẫu thuật (bảng 3.12)    70
4.2.3. Tình trạng hở van ĐMP và một số yếu tố liên quan    71
4.2.4. Tình trạng hẹp van ĐMP và một số yếu tố liên quan    74
KẾT LUẬN    77
KIẾN NGHỊ    78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Cân nặng tại thời điểm phẫu thuật theo thời gian    38
Bảng 3.2. Phân bố mức độ hẹp ĐRTP trên siêu âm tim    40
Bảng 3.3. Đối chiếu thương tổn trên siêu âm tim và trong mổ    40
Bảng 3.4. Kỹ thuật mở rộng ĐRTP    41
Bảng 3.5: Kỹ thuật vá TLT    42
Bảng 3.6. Thông số áp lực kiểm tra cuối cuộc mổ    42
Bảng 3.7. Một số đặc điểm chung sau phẫu thuật    43
Bảng 3.8. Thông số siêu âm tim trước và sau phẫu thuật    44
Bảng 3.9. Các biến chứng sau phẫu thuật    45
Bảng 3.10. Đối chiếu các yếu tố nặng với tử vong sớm sau phẫu thuật    46
Bảng 3.11. Phân bố đối tượng theo thời gian kiểm tra sau phẫu thuật    47
Bảng 3.12. So sánh kết quả sau mổ theo thời gian    47
Bảng 3.13. Tuổi phẫu thuật và mức độ hở van ĐMP    48
Bảng 3.14. Mức độ hở van ĐMP và chỉ số giãn thất phải    50
Bảng 3.15. Hẹp van ĐMP và tình trạng lá van ĐMP    51
Bảng 3.16. Mức độ hẹp van ĐMP sau mổ và hẹp nhánh ĐMP    51
Bảng 3.17. Chênh áp qua van ĐMP và cách thức can thiệp vòng van ĐMP    52
Bảng 3.18. Mức độ hẹp van ĐMP và tỷ số áp lực TP/TT    52
Bảng 3.19. Mức độ hẹp van ĐMP và đường vào can thiệp ĐRTP    53
Bảng 4.1. Phân bố vị trí hẹp ĐRTP    58

Sơ đồ  1.1.  Sinh lý bệnh sau phẫu thuật sửa toàn bộ TOF    22

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố số lượng bệnh nhân theo thời gian    36
Biểu đồ 3.2. Trung bình tuổi bệnh nhân theo thời gian    37
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo giới tính của bệnh nhân    37
Biểu đồ 3.4. Độ bão hòa oxy (SpO2) đo qua da trước mổ    38
Biểu đồ 3.5. Phân bố chỉ số MC.Goon đo bằng siêu âm tim    39
Biểu đồ 3.6. Thời gian theo dõi điều trị của các nhóm tuổi    43
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ hở van ĐMP theo thời gian sau phẫu thuật    49
Biểu đồ 3.8.Mức độ hở van ĐMP và can thiệp vòng van ĐMP trong phẫu thuật    49
Biểu đồ 3.9. Hẹp van ĐMP và thời gian theo dõi    50
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Thương tổn giải phẫu của TOF    5
Hình 1.2. Hệ thống dẫn truyền của tim    7
Hình 1.3: Sơ đồ các phẫu thuật tạm thời trong điều trị TOF    16
Hình 1.4: Vá thông liên thất trong TOF qua đường mở nhĩ    17
Hình 1.5. Khoét bỏ phễu qua đường nhĩ phải    18
Hình 1.6: Vá mở rộng phễu, thân động mạch phổi và mở rộng vòng van ĐMP    19
Hình 2.1. Đường kính thất phải, thất trái    34
Hình 2.2. Mức độ hở van ĐMP trên siêu âm     34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Hugh D. Alen, David J. Driscoll, Robert E. Shaddy (2008). Tetralogy of Fallot, Moss and Adams’  Heart disease infants, children and adolescent, Lippincott William and Wilkin, 892-910.
2.    Robert H Anderson (2010). Tetralogy of  Fallot with pulmonarystenosis Paediatric Cardiology, Churchill Livingstone, 735-788.
3.    Tolan Michael J., Frcs, Piers E. Daubeney, Bs Mbet al (1997). Aortic Valve Repair of Congenital Stenosis With Bovine Pericardium,The Society of Thoracic Surgeons, 64, 465-469.
4.    Nguyễn Sinh Hiền (2008). Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật không mở thất phải trong điều trị phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot tại bệnh viện Tim Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5.    Nguyễn Văn Mão, Đinh Tiến Dũng, Đào Quang Vinh và cộng sự  (2011).Nhận xét đặc điểm điều trị phẫu thuật và đánh giá kết quả sớm sau điều trị phẫu thuật sửa chữa triệt để tứ chứng Fallot ở người lớn. Hội phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam.
6.    Myung Park (2008). Tetralogy of  Fallot, Pediatric Cardiology for Practitioners, Mosby, An Imprint of Elsevier, 351-370.
7.    Nguyễn Hữu Ước, Lê Đức Thắng, Nguyễn Quốc Kính (2006). Kỹ thuật kiểm soát cầu nối chủ – phổi bằng bóng trong phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh Fallot 4, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 46, 4 – 15.
8.    Vũ Ngọc Tú (2008). Đánh giá kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot tại bệnh viện Việt Đức trong thời gian từ 01/01/2000 đến 30/06/2008, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học y Hà Nội.
9.    Phạm Nguyễn Vinh (2003). Tứ chứng Fallot,  Bệnh học tim mạch Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 285-295.
10.    Nguyen Huu Uoc,  Vu Ngoc Tu, Duong Duc Hung et al (2009). Result of Complete Repair of Tetralogy of Fallot in Viet Duc Hospital, The 17th Annual Meeting of the Asian Society for Cardiovascular and Thoracic Surgery -ASCVTS-Taipei, March 5-8, 2009, 97-100.
11.    Lê Tuấn Anh (2014). Nghiên cứu kết quả điều trị phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot ở trẻ em, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học y Hà Nội.
12.    Phan Hùng Việt (2006). Đánh giá biến đổi sớm về hình thể và huyết động của tim sau mổ điểu trị triệt để tứ chứng Fallot bằng siêu âm – Doppler tim, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
13.    Lillehei C.W., et al. (1955), “The direct-vision intracardiac correction of congenital anomalies by controlled cross circulation; results in thirty-two patients with ventricular septal defects, tetralogy of Fallot, and atrioventriculariscommunis defects”, Surgery,  38(1); pp. 11-29.
14.    Christian Apitz, Gary D Webb, Andrew N Redington (2009). Tetralogy of Fallot. www.thelancet.com. 374. October 24, 2009.
15.    Kirklin JW; Boyes B (2003). Anatomy, Dimensions, and Terminology, Cardiac Surgery, fourth edition, Churchill Livingstone, Philadelphia, pp.3-249.
16.    Schiralli Matthew P, Jill M. Cholette et al (2011). Carpentier Edwards Porcine Valved Conduit for Right Ventricular Outflow Tract Reconstruction, Journal of cardiac surgery, 1-7.
17.    Dn Ross & Sommerville J (1966). Correction of pulmonary atresia with a homograft aortic valve, Lancet, 2, 1446-1447.
18.    Dodge-Khatami Ali, Carl L. Backer et al(1999). Complete Repair of Tetralogy of Fallot with Absent Pulmonary Valve Including the Role of Airway Stenting, Journal of cardiac surgery, (14), 82-91.
19.    Nguyễn Anh Vũ (2010). Đánh giá chức năng thất và huyết động bằng siêu âm Doppler, Siêu âm tim cập nhật chẩn đoán,  Nhà xuất bản Đại học Huế, 201-236.
20.    Harvey Feigenbaun (2005). Evaluation of systolic and diastolic function ofthe left ventricle, Feigenbaun’s Echocardiography, Lippincott Williams and Wilkins, 309-403.
21.    Đỗ Trinh (2011). Hướng dẫn đọc điện tim; Nhà xuất bản Y học, Hà nội
22.    Mcgoon Dwight C, G. C. Rastelli et al (1970). Discontinuity Between Right Ventricle and Pulmonary Artery: Surgical Treatmen, Cardiovascular Surgical Research., 172, 680-688.
23.    Lê Thành Khánh Vân, Phạm Thọ Tuấn Anh (2009). Ứng dụng  chỉ số McGoon trong sửa toàn bộ tứ chứng Fallot,  Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13 (1), 125-133.
24.    Karen I. Norton et all (2006). Cardiac MR Imaging Assessment FollowingTetralogy of Fallot Repair. RG. 26. Number 1
25.    Juan Vilafane, Jeffey A., Kathy J. et al (2013). Hot topics in tetralogy of Fallot, Journal of the American College of Cardiology, 62,(23), 2155-66.
26.    Tal Geva (2011). Repaired tetralogy of Fallot: the roles of cardiovascular magnetic resonance in evaluating pathophysiology and for pulmonary valve replacement decision support. Journal of Cardiovascular Magnetic Resonance,13. 9
27.    Nguyễn Lân Việt (2003). Tứ chứng Fallot, Bệnh tim mạch thực hành, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 509-519
28.    H Izutani, Gundry Sr, Vricella La, Xu H et al (2000). Right ventricular outflow tract reconstruction using a Goretex membrane monocusp valve in infant animals, ASAIO Journal, 46(5), 553-555.
29.    Koh Masahiro, Toshikatsu Yagihara, Hideki Uemura et al (2004). Long-term outcome of right ventricular outflow tract reconstruction using a handmade tri-leaflet conduit, European Journal of Cardio-thoracic Surgery, 807-814.
30.        Cho John M., M.D, Francisco J. Puga, M.D et al (2002). Early and long-term results of the surgical treatment of tetralogy of Fallot with pulmonary atresia, with or without major aortopulmonary collateral arteries, The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 124(1), 70-84.
31.    Nollert G, Dabritz et all (2003). Risk factors for sudden death after repair of Tetralogy of Fallot. Ann thorac surg. 76. 1901-1905
32.    Berger Knute, M.D, Lester R. Sauviage, M.Det al (1972). Healing of Arterial Prostheses in Man: Its Incompleteness, The Annals of Thoracic Surgery, 175(1).
33.    Valente Marialuisa, M.D, Francois Laborde, M.D et al (1992). Glutaraldehyde-Fixed Bovine Iliac Veins Used as Bioprosthetic Conduits: An Experimental Animal Study, Journal of Cardiac Surgery, 7(2).
34.    Nakayama Yasuhide, Yuki Yahata, Masashi Yamanami et al (2011). A completely autologous valved conduit prepared in the open form of trileaflets (type VI biovalve): Mold design and valve function in vitro, Journal of biomedical materials research, 99B(1) 135–141.
35.    Naito Kozo, Hitoshi Ohteki, Junji Yunokiet al(2004). Aortic valve repair for quadricuspid aortic valve associated with aortic regurgitation and ascending aortic aneurysm, The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 128(5), 759-760.
36.    Grinda Jean-Michel, M.D, Christian Latremouille, Phd M.D et al (2002). Aortic Cusp Extension Valvuloplasty for Rheumatic Aortic Valve Disease: Midterm Results, The Annals of Thoracic Surgery, (74): tr. 438–443.
37.    R.Mill Michael, Benson R. Wilcox & Robert H. Anderson (2003). Surgical Anatomy of the Heart , Cardiac surgery in the adult, 2, 31.
38.    Ra Jonas, Freed, M.D, Mayer Je Jr et al (1985). Long-term follow-up of patients with synthetic right heart conduits, circulation Research, 3(2), 77-83.
39.    Izutani H, Gundry Sr, Vricella La, Xu H, et al (2000). Right ventricular outflow tract reconstruction using a Goretex membrane monocusp valve in infant animals, ASAIO Journal, 46(5), 553-555.
40.    Louisa KH Poon, Samuel Menahem. (2003). Pulmonary regurgitation after percutanous balloon valvoplasty for isolated pulmonary valvar stenosis in childhood. Cardiol Young. 13, 444 – 450.
41.     Sachin Talwar, Aabha Divya, Shiv Kumar Choudhary et al (2017). Mid-term results of correction of Tetralogy of Fallot with absent pulmonary valve. Indian Heart Journal I
42.     Hyungtae Kim, Si Chan Sung, Si-Ho Kim et al (2013). Early and late outcomes of total repair of tetralogy of  Fallot: risk factors for late right ventricular dilatation, Interactive CardioVascular and Thoracic Surgery. 17 (2013) 956–962.
43.     Nguyễn Hữu Ước, Đặng Hanh Đệ (2001). Kết quả ban đầu của phẫu thuật sửa toàn bộ Fallot 4 ở trẻ em lớn. Tạp chí Tim mạch hoạc Việt Nam, 28, 46-54.
44.     Adnan Cobanoglu, Jess M. Schultz (2002). Total correction of tetralogy of Fallot in the first year of life: late results.  Ann Thorac Surg 2002, 74(1), 133-138.
45.     Đặng Thị Hải Vân (2012). Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng theo thể bệnh ở trẻ mắc bệnh tứ chứng Fallot, Tạp chí Nhi khoa, 6(2), 27-34.
46.     Phan Cao Minh (2011). Đặc điểm trẻ tứ chứng Fallot được phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tại bệnh viện Nhi đồng I từ 11-2007 đến 5-2010, Y học TP Hồ Chí Minh, 15(1), 240 – 246.
47.     Lê Quang Thứu (2008). Nghiên cứu điều trị phẫu thuật sửa chữa toàn phần bệnh Tứ chứng Fallot, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y
48.     Van Arsdell GS, Maharaj GS et all (2000). What is the optimal age for repair of tetralogy of Fallot, Circulation 2000. 102. 123–129.
49.    Seliem MA, Wu YT, Glenwright K (1995). Relation between age at surgery and regression of right ventricular hypertrophy in tetralogy of Fallot. Pediatr Cardiol 1995.16, 53–55.
50.     Pacifico A.D., Kirklin J.K., Colvin E.V. et al (1990). Transatrial transpulmonary repair of Tetralogy of Fallot, Seminars in Thoracic and Cardiovascular Surgery, 2(1), 76-82.
51.    Ruijter Frank T.H., Weenink Ineke, Hitchcock F.J. et al (2002). Right ventricular dysfunction and pulmonary valve replacement after correction of tetralogy of Fallot, Ann Thorac Surg, (73), 1794-800.
52.     Kalra S., Sharma R., Choudhary S.K. et al. (2000). Right ventricular outflow tract after non-conduit repair of Tetralogy of Fallot with coronary anomaly, Annal of Thoracic Surgery, (70), 723-726.
53.    He Guo-Wei (2008). Current strategy of repair of tetralogy of Fallot in children and adults: emphasis on a new technique to create a monocusp-patch for reconstruction of the right ventricular outflow tract, Journal of cardiac surgery, 23(6), 592-599.
54.    Đặng Quang Huy (2011). Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình van động mạch phổi bằng miếng vá Gore-tex trong điều trị bệnh tim bẩm sinh, Luận văn tốt nghiệp nội trú,Đại học Y Hà Nội.
55.     Airan Balram, Choudhary S.C., Kumar Honnakera et al (2006). Total transatrial correction of tetralogy of Fallot: no outflow patch technique, Ann Thorac Surg, 82(4), 1316-21.
56.    Fernando Ribeiro de Moraes Neto (2008). Intracardiac correction of Tetralogy of Fallot in the first year of life. Short-term and midium-term results. Rev Bras Cir Cardiovasc, 23, 216-223.
57.     Lior Sansson, Sion Houria , Alona Raucher Sternfeld et al (2013). Right ventricular out flow tract strategies for repair of tetralogy of Fallot: effect of monocusp valve reconstruction. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 43(2013), 743-751.
58.     Phạm Thế Viêt, Nguyễn Văn Phan (2015). Kết quả sớm và trung hạn tạo hình van một lá bằng miếng vá Polytetraflouroethulence (PTFE) cho đường ra thất phải trong phẫu thuật sửa chữa triệt để tứ chứng Fallot, Tạp chí phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực Việt Nam, 10.
59.     Vladimiro L. Vida,  Annalisa Angelini,  Alvise Guariento et al (2015) Preserving the pulmonary valve during early repair of tetralogy of Fallot: Anatomic substrates and surgical strategies, The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 149(5), 1358-1363.
60.     Takaya Hoashi, Koji Kagisaki,  Yin Meng et al (2014). Long-term outcomes after definitive repair for tetralogy of Fallot with preservation of the pulmonary valve annulus, The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 148(3), 802-809.
61.    Byung Won Yoo, Han Ki Park (2013). Pulmonary stenosis and pulmonary regurgitation: both ends of the spectrum in residual hemodynamic impairment after tetralogy of Fallot repair, Korean Journal of Pediatrics, 2013 Jun 56(6), 235–241.
62.    Lu JC, Cotts TB, Agarwal PP et al (2010). Relation of right ventricular dilation, age of repair, and restrictive right ventricular physiology with patient-reported quality of life in adolescents and adults with repaired tetralogy of fallot. Am J Cardiol. 2010;106,1798–1802.
63.    Khosrow Hashemzadeh (2010). Early and late results of total correction of Tetralogy of Fallot. Acta mediaca Irania, 48, 117-122.
64.    Robert D. Stewart, Carl L. Backer, Luciana Young et al (2005). Tetralogy of Fallot: Results of a Pulmonary Valve-Sparing Strategy. The annal of thoracic surgery. October 2005, 80 (4), 1431-1439.
65.    Cheul Lee,Chang-Ha Lee,Jae Gun Kwak et al (2014). Factors associated with right ventricular dilatation and dysfunction in patients with chronic pulmonary regurgitation after repair of tetralogy of Fallot: Analysis of magnetic resonance imaging data from 218 patients. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 148,(6), 2589-2596.
66.    Hirsch, J.C., Mosca, R.S., and Bove, E.L. Complete repair of tetralogy of Fallot in the neonate (results in the modern era) . Ann Surg. 2000; 232: 508–514

 

Leave a Comment