Nhận xét kết quả phẫu thuật khe hở môi toàn bộ một bên bằng phương pháp Millard

Nhận xét kết quả phẫu thuật khe hở môi toàn bộ một bên bằng phương pháp Millard

Luận văn Nhận xét kết quả phẫu thuật khe hở môi toàn bộ một bên bằng phương pháp Millard. Khe hở môi (KHM) và khe hở vòm miệng (KHVM) là những loại dị tật bẩm sinh rất phổ biến vùng hàm mặt. Những dị tật này thường xảy ra nhiều hơn so với tất cả các dị tật khác trên cơ thể do vùng hàm mặt là một trong những vùng có nhiều biến đổi phức tạp về bào thai học. Theo các tài liệu thống kê trên thế giới cũng như ở Việt Nam tỷ lệ này thay đổi trong khoảng 1/500 – 1/2500, tùy theo vùng địa lý và dân tộc [1]. Theo thống kê của Bộ Y tế, tình hình trẻ em bị KHM, KHVM chiếm tỷ lệ 0,1 – 0,2% trẻ sơ sinh Việt Nam.

Như vậy, ước tính ở Việt Nam với tỷ lệ sinh những năm 1997 – 2002 là 2% dân số thì mỗi năm có từ 1500 – 3000 trẻ bị dị tật môi vòm miệng ra đời. Theo điều tra của Viện Răng Hàm Mặt TW và Viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh, năm 1997 Việt Nam có khoảng 24.000 trẻ bị dị tật môi – vòm miệng cần phải phẫu thuật. Theo số liệu của Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, trong tổng số 4695 trẻ được phẫu thuật KHM và KHVM tại bệnh viện từ 1997-2002 có 2007 trẻ bị KHV, 2411 trẻ KHM và 277 trẻ thuộc các loại khác [2], [3].
Bệnh nhân (BN) bị các loại KHM, KHVM bẩm sinh ngoài những thay đổi về cấu trúc giải phẫu tại chỗ như môi, mũi, cung hàm, cung răng còn ảnh hưởng rất lớn đến chức năng (phát âm, ăn uống), thẩm mỹ khuôn mặt, những biến dạng muộn hơn về sự phát triển của sọ mặt. Ngoài ra trẻ còn chịu ảnh hưởng khá nhiều về mặt sức khỏe và tâm lý, bởi khó mà tiếp xúc với xã hội, lao động và học tập tốt bằng một khuôn mặt và tiếng nói không bình thường.
Hơn nữa nó còn là tác nhân tâm lý nặng nề cho gia đình. Do đó, việc điều trị toàn diện cho bệnh nhân bị khe hở môi, vòm miệng bẩm sinh là cả một phức hợp điều trị, với sự tham gia của nhiều chuyên khoa như phẫu thuật hàm mặt, phẫu thuật tạo hình, nắn chỉnh răng, tai mũi họng…. nhằm phục hồi chức năng, thẩm mỹ mang lại nụ cười cho trẻ. Phương pháp điều trị duy nhất với bệnh nhân khe hở môi vòm miệng là phẫu thuật [4]. 
Ở Việt Nam, cùng với sự tiến bộ của kĩ thuật, sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các đoàn phẫu thuật viên quốc tế ngày càng phát triển, sự đào tạo chuyên sâu của các phẫu thuật viên trong và ngoài nước ngày càng nhiều, do đó kết quả phẫu thuật ngày càng được nâng cao và hoàn thiện. Phương pháp Millard sử dụng vạt xoay đẩy là phương pháp được nhiều phẫu thuật viên trên thế giới cũng như các phẫu thuật viên Việt Nam áp dụng rộng rãi vì nó cắt bỏ ít tổ chức, nối được cơ vòng môi theo đúng giải phẫu, bảo vệ được nhân trung, cuộn tròn được cánh mũi và dấu được sẹo vào các nếp tự nhiên, sẹo đẹp. Nhưng khi liền sẹo một thời gian lại có xu hướng kéo hớt môi lên, không bù đủ chiều cao trong trường hợp khe hở rộng, toàn bộ, gây khuyết môi. Theo Saunder D. E. (1986) cho rằng có 62% bệnh nhân được phẫu thuật bằng
phương pháp vạt xoay đẩy bị ngắn chiều cao môi [5]. Ở Việt Nam hiện tại các chương trình phẫu thuật KHM, KHVM đang ngày càng phát triển, tuy nhiên để đánh giá về kết quả phẫu thuật của phương pháp này, ở Việt Nam chỉ có một vài nghiên cứu nhưng chưa đánh giá một cách hiệu quả theo một thang điểm cụ thể nào. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nhận xét kết quả phẫu thuật khe hở môi toàn bộ một bên bằng phương pháp Millard” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng khe hở môi toàn bộ một bên được phẫu thuật bằng phương pháp Millard tại Bệnh Viện Việt Nam CuBa từ tháng 10/2012 đến tháng 07/2013.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở môi toàn bộ một bên bằng phương pháp Millard.

Đánh giá vai trò tạo hình chữ Z ở trên đường viền da-môi đỏ trong phương pháp Millard mổ khe hở môi một bên toàn bộ

Nghiên cứu sửa chữa những biến dạng môi mũi sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi trên một bên bẩm sinh
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐặC ĐlểM MÔI – MŨI 3
1.1.1. Giải phẫu môi, mũi bình thường 3
1.1.2. Phôi thai học quá trình hình thành môi – vòm miệng 7
1.1.3. Cơ chế hình thành khe hở môi – vòm miệng 9
1.1.4. Những thay đổi cấu trúc giải phẫu khe hở môi trên một bên 12
1.1.5. Phân loại khe hở môi vòm miệng 14
1.2. LịCH Sử CÁC PHƯƠNG PHÁP TạO HÌNH MÔI 17
1.2.1. Lịch sử các phương pháp tạo hình môi trên thế giới 17
1.2.2. Lịch sử các phương pháp tạo hình môi ở Việt Nam 21
1.3. PHƯƠNG PHÁP MILLARD 22
1.4. CÁC NGHIÊN CứU ĐÁNH GIÁ KếT QUả PT KHM BằNG PP
MILLARD TRONG VÀ NGOÀI NƯớC 24
1.4.1. Trong nước 24
1.4.2. Ngoài nước 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐịA ĐIểM VÀ THờI GIAN NGHIÊN CứU 27
2.2. ĐốI TƯợNG NGHIÊN CứU 27
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 27
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU 28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 28
2.3.2. Cỡ mẫu 28
2.3.3. Kỹ thuật chọn mẫu 28
2.3.4. Thu thập thông tin 29
2.4. PHÂN TÍCH VÀ Xử LÝ Số LIệU 46
2.5. CÁC SAI Số VÀ BIệN PHÁP KHắC PHụC SAI Số 46
2.6. VấN Đề ĐạO ĐứC TRONG NGHIÊN CứU 47 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1. ĐặC ĐlểM LÂM SÀNG KHE Hở MÔI TOÀN Bộ MộT BÊN ĐƯợC
PHẫU THUậT BằNG PHƯƠNG PHÁP MILLARD 48
3.1.1. Tỷ lệ phân bố vị trí theo giới 48
3.1.2. Tuổi trung bình 48
3.1.3. Độ lệch trụ mũi trung bình 49
3.1.4. Độ biến dạng cánh mũi theo mức độ KHM 49
3.1.5. Tỷ lệ phân bố mức độ khe hở theo giới 50
3.1.6. Tỷ lệ khe hở cung răng phân bố theo giới 50
3.1.7. Tỷ lệ khe hở vòm phân bố theo giới 51
3.1.8. Tỷ lệ cầu da ở BN KHMTB 51
3.2. ĐÁNH GIÁ KếT QUả PHẫU THUậT KHMTB MộT BÊN BằNG PP
MILLARD 52
3.2.1. Kết quả sau 1 tuần và sau 6 tháng với 5 đặc điểm môi mũi 52
3.2.2. Đánh giá sẹo sau 6 tháng 57
3.3. KếT QUả CHUNG 60
3.3.1. Kết quả chung sau PT bằng phương pháp Millard 60
3.3.2. Kết quả phẫu thuật theo thời gian 60
Chương 4: BÀN LUẬN 61
4.1. Về ĐặC ĐIểM LÂM SÀNG CủA CÁC BệNH NHÂN KHE Hở MÔI
TOÀN Bộ MộT BÊN 61
4.1.1. Phân bố theo giới tính 61
4.1.2. Về tuổi độ tuổi phẫu thuật thì đầu 62
4.1.3. Phân tích hình thái lâm sàng của KHMTB một bên 63
4.1.4. Về khe hở cung răng, khe hở vòm, cầu da 63
4.2. ĐÁNH GIÁ KếT QUả SAU PT 65
4.2.1. Các đặc điểm môi mũi sau 1 tuần và sau 6 tháng 65
4.2.2. Đánh giá đặc điểm sẹo 71
KẾT LUẬN 75
KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luis Bermudez (2010), “Surgical Outcomes Auditing Systems in Humanitarian Organizations”, World Journal of Surgery, 34, pp. 403 – 410.
2. Tổng cục dân số – kế hoạch hóa gia đình (2003), Tổng kết chương trình phẫu thuật nụ cười do đại sứ quán Đan Mạch tài trợ 1997 – 2002, 4, 25.
3. Phạm Tấn Sinh (1997), ‘ cSửa kỳ 2 các sẹo xấu và biến dạng sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi trên một bên bẩm sinh”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Vũ Đình Kế (2003), “Góp phần đánh giá kết quả điều trị các biến dạng mũi, môi sau phẫu thuật khe hở môi trên toàn bộ một bên bẩm sinh”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
5. Saunders D.E, Malek A, Karanky E (1986), “Growth of the cleft lip following a triangular flap repair”, Plast- reconstr- surg, 77, pp. 227.
6. Trịnh Văn Minh (1990), “Giải phẫu Đầu Mặt Cổ”, Nhà xuất bản Y học, trang. 451- 516.
7. Võ Thế Quang (1973), “Vùng môi”, Phẫu thuật miệng và hàm mặt tập 2, Nhà xuất bản Đại học Y Hà Nội, chương V, trang. 218.
8. Diego De Cardenas (2013), “Outcomes Data Fellow Image Collection Training Manual”, Operation Smile , pp. 8-44.
9. Oneida A. Arosarena (2007), “Cleft lip and palate”, Otolaryngol Clin NAm, 40, pp. 27-60.
10. Nguyễn Văn Cát (1977), “Hình thành phần mềm vùng hàm mặt”, Răng Hàm Mặt I, Nhà xuất bản Y học, trang. 18- 53.
11. Nguyễn Việt Sơn (1994), “”Ứng dụng phương pháp Millard trong phẫu thuật tạo hình khe hở môi trên một bên toàn bộ tại bệnh viện Trung ương Huế 1991 – 1994”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Đại học y Hà Nội.
12. Craig W. Senders, Erik C. Peterson (2003), “Development of the upper lip”, Arch facial plast surg, 5, pp. 16- 25.
13. Mai Đình Hưng, Nguyễn Khắc Giảng (1979), “Những dị tật khe hở
vùng mặt”, Răng hàm mặt II, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tập 2, trang. 186- 222.
14. Hoàng Quốc Kỷ, Trần Thiết Sơn, Lê Gia Vinh (1995), “Những thay đổi giải phẫu trong khe hở môi bẩm sinh”, Phẫu thuật tạo hình, số 1, trang. 25- 31.
15. Nguyễn Chí Thanh (2003), “Đánh giá kết quả điều trịphẩu thuật khe hở môi toàn bộ một bên theo phương pháp R.Song”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
16. Nguyễn Nguyệt Nhã (2000), “Sửa các di chứng biến dạng môi sau mổ các loại khe hở môi trên bẩm sinh”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
17. Ted L Tewfik (2010), “Cleft Lip and Palate and Mouth and Pharynx Deformities”, oral and maxilla-facial surgery,
18. Susan M.Berryman (1999), “Surgery, Cleft lip and cleft palate interdisciplinary training manual”, Operation Smile USA, 6, pp. 1- 26.
19. Bardach J, Salyer K.E (1987), ” ‘Correction of secondry unilateral cleft lip deformities”, Surgical techniques in cleft lip and palate, Year book medical publishers.
20. P. B. Mortier, V. L. Martinot (1997), “Evaluation of the results of cleft lip and palate surgical treatment: Preliminary report”, Cleft palate- craniofacial Journal, Vol 34 (3), pp. 247- 254.
21. Tổ chức Interplast (1996), “Những ảnh hưởng của sứt môi hoặc (và) hở hàm ếch đối với trẻ em”, Tài liệu tập huấn, Holland.
22. Robert J.Shprintzen, “Terminalogy and classification of facial clefting”, Understanding Craniofacial Anormalies, Wiley- Liss, pp. 17¬27.
23. H.I. Friedman, R.B. Sayetta (1991), “Symbolic representation of Cleft Lip and Palate”, Cleft Palate- Craniofacial Journal, vol 28, No 3, pp. 252¬260.
24. Bernard J. Costello, Ramond L. Ruiz (2004), “Cleft lip and palate: Comprehensive treatment planning and primary repair”, Peterson ’sprincipals of oral andfacial surgery, 42, pp. 839- 858.
25. Phạm Như Hoa (1995), ‘ Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình khe hở môi một bên bẩm sinh bằng phương pháp Millard cải tiến trong hai năm 1993- 1994”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
26. Bart Van de Ven, Joel Defrancq, Ellen Defrancq (2008), “cleft lip surgery a practical guide”, pp. 46 – 64.
27. Mai Đình Hưng (1982), ‘ ‘Lịch sử phát triển phẫu thuật khe hở môi bẩm sinh”, Răng hàm mặt, Tài liệu nghiên cứu, trang. 39- 46.
28. Bộ môn Phẫu thuật tạo hình (2000), “Tạo hình chữ Z”, Bài giảng Phẫu thuật tạo hình, Nhà xuất bản Y học, trang. 66- 70.
29. Heida Weerda (2001), “ ‘Basic principle of facial surgery”,
Reconstructive facial plastic surgery, 2, pp. 3- 9.
30. Trần Văn Trường (1974), “Góp phần đánh giá cải tiến các phương
pháp mổ khe hở môi trên bẩm sinh”, Nội san răng hàm mặt, số 2,
trang 11-24.
31. Mai Đình Hưng (1984), “ Về phương pháp phẫu thuật vạt xoay đẩy điều trị khe hở môi trên bẩm sinh”, Luận án phó tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
32. Nguyễn Văn Hòa (2001), “ Nhận xét phẫu thuật sửa mũi thì hai khe hở môi trên một bên bẩm sinh”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
33. Lê Văn Trang (2007), ‘ Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình khe hở môi toàn bộ một bên theo phương pháp Millard cải tiến ”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Học viện quân y.
34. Nguyễn Văn Minh (2009), “Đánh giá vai trò tạo hình chữ Z ở trên đường viền da – môi đỏ trong phương pháp Millard mổ khe hở môi một bên toàn bộ” , Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
35. Christofides E, Potgieter A (2005), “A long term subjective and objective assessment of the scar in unilateral cleft lip repairs using the Millard technique without revisional surgery”, Journal of plast reconst & aesth surg, Vol 59, pp. 380- 386.
36. Linas Zaleckas (2011), “The Comparison of Different Surgical Techniques Used for Repair of Complete Unilateral Cleft Lip”, Medicina (Kaunas), 47(2), pp. 85-90
37. Israel Flores Clemente (2011), “Functional and aesthetical analysis of primary lip corrective surgery through the rotation and advancement modified technique ofunilateral cleft lip”, Revista Odontologica Mexicana ,15 (3), pp. 143-151
38. Y. Anastassov (2003), “Analysis of nasal and labial deformities in cleft lip, alveolus and palate patients by a new rating scale: preliminary report”, Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, 31, pp.299-303.
39. Ehab F. Zayed (2012), “Unilateral Cleft Lip Repair: Experience with Millard Technique and Introduction to the Concept of Junctional Zones Repair”, Egypt, J. Plast. Reconstr. Surg, Vol 36(2), pp. 109-118.
40. Percy R. Perry (2008), “Modification of Reichert’s technique based on natural landmarks and individual designs for unilateral repair of cleft lip”, Scand J Reconstr Surg Hand Surg, Vol 42, pp. 113 – 121.
41. Alexis Caitlin Lanteri (2012), ‘ ‘A Cross-sectional Comparison of Cleft Lip Severity in 3 Regional Populations”, Plastic Surgery Journal.
42. Luis Bermudez, Kristen Trost, et al. (2013), “Investing in a surgical Outcomes Auditing System”, Plastic Surgery International
43. Ness A. John, Jonathan.M. Sykes (1993), “Basic of Millard rotation advancement technique for repair of the unilateral cleft lip deformity”, Facialplastic surgery , Vol 9 (3), .pp 167- 176.
44. Lê Gia Vinh, Trần Huy Hải, Hoàng Văn Lương, Nguyễn Y Mai (1997), Nghiên cứu các góc và kích thước mũi miệng trên một nhóm thanh niên Việt Nam (ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ), Phẫu thuật tạo hình, 1, 1 -7.
45. Becker M, Svensson H (1998), “Millard repair of unilateral isolated cleft lip: A 25 year follow-up”, Scand JPlast Reconstr Hand Surg, Vol
32, pp. 387-394.
46. Enemark H et al (1993), “Lip and nose morphology in patients with unilateral cleft lip and palate from four scandinavian centres”, Scand J Plast Reconstr HandSurg, Vol 27, pp.41-47.
47. Mai Đình Hưng (1972), Tổng kết 14 năm điều trị khe hở môi bẩm sinh tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Việt Đức, Nội san Răng hàm mặt, số 2, trang. 35- 51.

Leave a Comment