Nhận xét kết quả xạ trị trước mổ liều cao ngắn hạn ung thư trực tràng trung bình, thấp giai đoạn cT3-4N0-2M0-1 tại Bệnh viện K

Nhận xét kết quả xạ trị trước mổ liều cao ngắn hạn ung thư trực tràng trung bình, thấp giai đoạn cT3-4N0-2M0-1 tại Bệnh viện K

Nhận xét kết quả xạ trị trước mổ liều cao ngắn hạn ung thư trực tràng trung bình, thấp giai đoạn cT3-4N0-2M0-1 tại Bệnh viện K.Ung thư trực tràng là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo GLOBOCAN năm 2018, ung thư trực tràng đứng thứ 8 về tỉ lệ mắc mới và thứ 9 về tỉ lệ tử vong trong số các bệnh ung thư, tỉ lệ mắc cao nhất tại Đông Âu, Bắc Mỹ, Australia và New Zealand và thấp nhất ở khu vực Châu Phi và Nam Á [1], [2]. Ở Việt Nam, ung thư trực tràng nằm trong số 6 bệnh ung thư thường gặp và có xu hướng gia tăng. Ung thư trực tràng xếp thứ 5 về tỉ lệ mắc mới và thứ 6 về tỉ lệ tử vong cho cả 2 giới. Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn trong ung thư trực tràng. Tuy nhiên, tỉ lệ tái phát tại chỗ, tại vùng cao hơn ở bệnh nhân ung thư trực tràng [1], [2], [3]. Chính vì vậy việc phối hợp các phương pháp trong điều trị đa mô thức đã được áp dụng trong ung thư trực tràng, trong đó nhiều nghiên cứu cho thấy xạ trị trước mổ đem lại kết quả khả quan và được khuyến cáo hướng dẫn sử dụng trong thực hành lâm sàng nhằm cải thiện kiểm soát tại chỗ, tại vùng… [3], [4], [5].

Xạ trị trước mổ là một phương pháp đã được áp dụng điều trị bệnh nhân ung thư trực tràng trung bình, thấp giai đoạn không mổ được tại các trung tâm nghiên cứu ung thư giúp hạ thấp giai đoạn, chuyển từ giai đoạn không mổ được sang mổ được, làm giảm tỉ lệ tái phát tại chỗ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra xạ trị trước mổ có ưu điểm vượt trội so với xạ trị sau mổ liên quan đến các biến chứng trên hệ tiêu hoá  [3], [6], [7].
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu ứng dụng vào thực hành lâm sàng với xạ trị phân liều thường quy, xạ trị tăng phân liều, xạ trị phân liều cao. Xạ trị phân liều cao ngắn hạn giúp rút ngắn thời gian điều trị, bệnh nhân được phẫu thuật sớm, đặc biệt trên bệnh nhân cao tuổi khó khăn trong việc điều trị hóa chất kết hợp hoặc bệnh nhân có di căn cần được phẫu thuật sớm sau đó điều trị hóa chất bổ trợ, ngoài ra còn giảm các độc tính sớm so với điều trị hóa xạ trị trước mổ mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm chi phí điều trị [6], [7], [8], [9], [10]. Tuy nhiên xạ trị ngắn hạn trước mổ, phân liều 5Gy x 5 ngày sau đó phẫu thuật sớm cho ung thư trực tràng còn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá để có cái nhìn đa chiều trong phác đồ điều trị trước mổ ung thư trực tràng hoặc có những ghi nhận trong một số trường hợp đặc biệt.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét kết quả xạ trị trước mổ liều cao ngắn hạn ung thư trực tràng trung bình, thấp giai đoạn cT3-4N0-2M0-1 tại Bệnh viện K” với hai mục tiêu: 
1.    Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư trực tràng trung bình,  thấp giai đoạn cT3-4N0-2M0-1 tại bệnh viện K.
2.    Nhận xét kết quả điều trị và một số tác dụng phụ của phác đồ.

MỤC LỤC Nhận xét kết quả xạ trị trước mổ liều cao ngắn hạn ung thư trực tràng trung bình, thấp giai đoạn cT3-4N0-2M0-1 tại Bệnh viện K
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Dịch tễ học ung thư trực tràng    3
1.1.1. Tình hình mắc bệnh ung thư trực tràng    3
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ ung thư trực tràng    4
1.2. Giải phẫu trực tràng    6
1.3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.    10
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng    10
1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng    11
1.3.3. Đặc điểm giải phẫu bệnh ung thư trực tràng    15
1.4. Chẩn đoán    17
1.4.1. Chẩn đoán xác định    17
1.4.2. Chẩn đoán giai đoạn bệnh    17
1.4.3. Chẩn đoán phân biệt    18
1.5. Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng    19
1.5.1. Phẫu thuật    19
1.5.2. Xạ trị trong điều trị ung thư trực tràng    21
1.5.3. Hóa trị    30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    32
2.1. Đối tượng nghiên cứu    32
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    32
2.2. Phương pháp nghiên cứu    33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    33
2.2.2. Thời gian và địa điểm    33
2.2.3. Cỡ mẫu    33
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu.    33
2.3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng    33
2.3.2. Quy trình xạ trị trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.    34
2.3.3. Phẫu thuật    38
2.4. Đánh giá kết quả điều trị    38
2.5. Các tác dụng không mong muốn của xạ trị và biến chứng    41
2.6. Phương pháp xử lý số liệu    44
2.6.1. Thu thập số liệu    44
2.6.2. Xử lý số liệu    44
2.7. Đạo đức nghiên cứu    44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ    46
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    46
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới    46
3.1.2. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi phát hiện bệnh    47
3.1.3. Lý do vào viện    47
3.1.4. Triệu chứng lâm sàng    48
3.1.5. Đặc điểm vị trí u    49
3.1.6. Đặc điểm hình thái u    49
3.1.7. Giai đoạn u qua thăm khám trực tràng    50
3.1.8. Đặc điểm mô bệnh học khối u    50
3.1.9. Giai đoạn bệnh trên chụp MRI/ CLVT    51
3.1.10. Thể tích khối u dựa trên trên chụp MRI/ CLVT    52
3.1.11. Kết quả xét nghiệm huyết học    53
3.1.12. Kết quả xét nghiệm sinh hóa    54
3.1.13. Kết quả xét nghiệm nồng độ CEA máu    54
3.2. Đáp ứng điều trị    55
3.2.1. Đáp ứng lâm sàng    55
3.2.2. Đáp ứng trên di động của U    55
3.2.3. Đáp ứng dựa trên đánh giá lan tràn u so với chu vi trực tràng    56
3.2.4. Thay đổi thể tích khối u trên chụp CHT- CLVT    56
3.2.5. Thay đổi giai đoạn theo TNM    58
3.2.6. Thay đổi giai đoạn theo phân loại Dukes    58
3.2.7. Thay đổi nồng độ CEA trước và sau xạ trị    59
3.2.8. Thay đổi nồng độ CEA trước và sau điều trị ở nhóm bệnh nhân trước điều trị có CEA ≥ 5ng/ml.    60
3.2.9. Đánh giá đáp ứng trên phẫu thuật    60
3.2.10. Giai đoạn bệnh trên mô bệnh học sau phẫu thuật    61
3.2.11. Đáp ứng trên mô bệnh học sau phẫu thuật    62
3.3. Tác dụng không mong muốn của xạ trị    63
3.3.1. Tác dụng phụ trên hệ huyết học    63
3.3.2. Độc tính trên gan, thận    66
3.3.3. Tác dụng phụ của xạ trị trên một số cơ quan    66
3.4. Thời gian xạ trị và chờ phẫu thuật so với các kĩ thuật khác    67
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    68
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    68
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới    68
4.1.2. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện    69
4.1.3. Lý do vào viện    69
4.1.4. Đặc điểm mô bệnh học    70
4.1.5. Đặc điểm triệu chứng cơ năng và toàn thân.    71
4.1.6. Đặc điểm triệu chứng thực thể    72
4.1.7. Đặc điểm hình thái u trên hình ảnh nội soi trực tràng    73
4.1.8. Đặc điểm nồng độ CEA    73
4.1.9. Giai đoạn theo TNM và Dukes    74
4.1.10. Xét nghiệm huyết học    75
4.1.11. Xét nghiệm sinh hóa    75
4.2. Kết quả xạ trị    75
4.2.1. Đáp ứng cơ năng sau điều trị    76
4.2.2. Đáp ứng dựa trên mức độ di động của khối u    77
4.2.3. Đáp ứng dựa trên chụp MRI- CLVT    78
4.2.4. Đáp ứng dựa trên sự thay đổi nồng độ CEA    80
4.2.5. Đáp ứng dựa trên kết quả phẫu thuật    81
4.2.6. Đáp ứng trên mô bệnh học sau phẫu thuật    83
4.3. Độc tính trên phác đồ    84
KẾT LUẬN    87
KIẾN NGHỊ    89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Một số nghiên cứu    27
Bảng 2.1. Các thể tích lập kế hoạch xạ trị    36
Bảng 2.2. Giới hạn liều cơ quan nguy cấp    38
Bảng 2.3. Tác dụng phụ trên huyết học, gan và thận    41
Bảng 2.4. Tác dụng phụ của xạ trị trên tiêu hóa    42
Bảng 2.5. Tác dụng phụ của xạ trị trên hệ tiết niệu-sinh dục    43
Bảng 2.6. Tác dụng phụ của xạ trị trên da    43
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi    46
Bảng 3.2. Lý do vào viện    47
Bảng 3.3. Triệu chứng cơ năng    48
Bảng 3.4. Phân bố tỉ lệ triệu chứng toàn thân và hội chứng    48
Bảng 3.5. Đặc điểm khối u    49
Bảng 3.6. Giai đoạn khối u qua thăm trực tràng    50
Bảng 3.7. Giai đoạn bệnh dựa trên chụp MRI/ CLVT    51
Bảng 3.8. Bảng phân loại kết quả xét nghiệm huyết học    53
Bảng 3.9. Bảng phân loại kết quả xét nghiệm sinh hóa    54
Bảng 3.10. Đánh giá đáp ứng trên lâm sàng    55
Bảng 3.11. Đánh giá đáp ứng trên thăm khám hậu môn trực tràng    55
Bảng 3.12. Thay đổi thể tích khối u trước và sau điều trị trên chụp CHT- CLVT    56
Bảng 3.13. Đáp ứng trên U theo tiêu chuẩn Recist    57
Bảng 3.14. Đánh giá giai đoạn u thay đổi theo Dukes    58
Bảng 3.15. Thay đổi nồng độ CEA trước và sau điều trị    59
Bảng 3.16. Thay đổi nồng độ CEA trước và sau điều trị nhóm bệnh nhân trước điều trị có CEA ≥ 5ng/ml    60
Bảng 3.17. Tỉ lệ bệnh nhân phẫu thuật    60
Bảng 3.18. Đặc điểm mô bệnh học sau mổ    62
Bảng 3.19. Tác dụng phụ trên bạch cầu    63
Bảng 3.20. Tác dụng phụ trên bạch cầu trung tính    64
Bảng 3.21. Tác dụng phụ trên gan, thận    66
Bảng 3.22. Tác dụng phụ trên hệ tiết niệu- sinh dục    66
Bảng 3.23. Tác dụng phụ của xạ trị trên da    67
Bảng 3.24. Thời gian xạ trị    67

Leave a Comment