Nhận xét kích thước khoảng giữa các chân răng ở một số vị trí thường cắm vít neo chặn trên phim cắt lớp vi tính trường quét hình nón

Nhận xét kích thước khoảng giữa các chân răng ở một số vị trí thường cắm vít neo chặn trên phim cắt lớp vi tính trường quét hình nón

Luận văn Nhận xét kích thước khoảng giữa các chân răng ở một số vị trí thường cắm vít neo chặn trên phim cắt lớp vi tính trường quét hình nón.Neo chặn là một trong những yếu tố cơ sinh học của quá trình điều trị chỉnh nha. Có rất nhiều loại neo chặn cổ điển thường dùng khi tựa vào một nhóm răng để di chuyển nhóm răng kia [1]. Tuy nhiên, theo định luật III của Newton, hầu như không thể đạt được neo chặn tuyệt đối trong đó lực phản ứng không tạo ra bất kỳ chuyển động nào, đặc biệt neo chặn trong miệng và neo chặn ngoài miệng như Headgear được sử dụng một cách truyền thống để tăng cường neo chặn. Việc neo chặn ngoài miệng yêu cầu sự hợp tác tuyệt đối của bệnh nhân như đeo liên tục trong 24h, điều mà không thể thực hiện được.

Do đó vô cùng khó khăn để đạt kết quả mong muốn mà không ảnh hưởng đến điều trị. Vì vậy, để điều trị đạt được kết quả tối ưu nhất mà không cần phụ thuộc vào ý thức của bệnh nhân, các bác sĩ chỉnh nha và các nhà nghiên cứu đã cố gắng sử dụng neo chặn tối đa nhờ vào mini vít cắm trong xương. Mini vít neo chặn trong chỉnh nha đã cách mạng hóa cách tiếp cận của bác sĩ chỉnh nha và đưa ra những kế hoạch điều trị răng mới và là khí cụ có thể neo chặn tuyệt đối trong chỉnh nha. Năm 1970, Linkow là một trong những người đầu tiên sử dụng neo chặn trên xương rồi năm 1983, Creekmore và Eklund sử dụng vít nhỏ cấy ở gai mũi trước làm lún răng cửa hàm trên. Kể từ khi chấp nhận và sử dụng rộng rãi đã có nhiều báo cáo đánh giá về hiệu quả sử dụng của vít neo chặn. Tuy nhiên vị trí cắm mini vít vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng để cung cấp thông tin cho các nhà chỉnh nha lâm sàng. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phim CT scanner ra đời, các tác giả trên thế giới đã tiến hành đo kích thước răng người trên phim CT cho kết quả tương đối chính xác với sai số so với đo trên răng thật là rất thấp, nhưng nhược điểm của phim CT scanner là giá thành cao và lượng tia X nhiều. Mười năm trở lại đây cùng với sự ra đời của phim Cone beam CT đã được ứng dụng rộng rãi trong X quang răng với ưu điểm giá thành hạ, lượng tia X cho bệnh nhân thấp, hình ảnh rõ nét và quan sát theo 3 mặt phẳng cắt, có thể dựng lại hình ảnh 3D trên phần mềm, trên thế giới có nhiều nhà nghiên
cứu đã ứng dụng phim vào nghiên cứu răng hàm mặt như đo chiều dài chân răng, đo kích thước ống tủy.
Vì vậy, việc lựa chọn vị trí cấy vít neo chặn là rất quan trọng dẫn tới sự thành công. Năm 2006 [2], Poggio đã nghiên cứu “vùngan toàn” của vít neo chặn trên phim Cone Beam CT đã giúp các bác sĩ chỉnh nha lựa chọn các vị
trí phù hợp. Cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào về khoảng cách đầy đủ giữa các chân răng của cung hàm trên hàm răng người trưởng thành để góp phần đưa ra thông số cho người Việt Nam.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét kích thước khoảng giữa các chân răng ở một số vị trí thường cắm vít neo chặn trên phim cắt lớp vi tính trường quét hình nón” với mục tiêu sau:
1. Xác định khoảng cách giữa các chân răng ở một số vị trí hay cắm vít neo chặn chỉnh nha.
2. Xác định khoảng cách giữa các chân lũng gần và xa của các răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1. 1 Giải phẫu răng 3
1.1.1. Nhóm răng cửa 3
1.1.2. Nhóm răng nanh 4
1.1.3. Nhóm răng hàm nhỏ 5
1.1.4. Nhóm răng hàm lớn 5
1.2. Giải phẫu chân răng 6
1.2.1. Thân chung chân răng 7
1.2.2. Chẽ hai, chẽ ba 7
1.2.3. Vùng chẽ 7
1.2.4. Chóp chân răng 7
1.2.5. Các phần ba 7
1.3. Bộ phận nâng đỡ răng 8
1.3.1. Xương hàm trên 8
1.3.2. Xương hàm dưới 8
1.3.3. Xương ổ răng 9
1.3.4. Xê măng 10
1.3.5. Dây chằng nha chu 10
1.3.6. Nướu răng 11
1.3.7. Mật độ và chất lượng xương hàm 11
1.4. Kỹ thuật chụp phim cắt lớp vi tính trường quét hình nón 12
1.4.1. Khái niệm về chụp CBCT 12
1.4.2. So sánh nguyên lý hoạt động 15 
1.4.3. Ứng dụng của phim CBCT 15
1.4.4. Máy chụp CT cone beam Sirona GALILEOS 19
1.5. Vít neo chặn trong chỉnh nha 21
1.5.1. Lịch sử vít neo chặn 21
1.5.2. Các thuật ngữ neo chặn 23
1.5.3 Các dạng mini vít và cấu trúc của vít neo chặn 23
1.5.4. Chỉ định và chống chỉ định mini vít chỉnh nha 24
1.5.5. Chọn lựa các mini vít 26
1.5.6. Vị trí chọn đặt mini vít trong chỉnh nha 27
1.5.7. Tiến trình phẫu thuật đặt mini vít 29
1.6. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về khoảng cách vị trí giữa
các chân răng trên phim X-quang và ứng dụng trong việc cấy mini vít
neo chặn trong chỉnh nha 29
1.6.1. Các nghiên cứu về khoảng cách chân răng và giải phẫu chân răng 29
1.6.2. Các nghiên cứu về ứng dụng mini vít neo chặn trong chỉnh nha 31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 33
2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu 33
2.2.4. Các bước tiến hành 33
2.2.5. Kỹ thuật chụp phim CBCT 33
2.2.6. Nội dung nghiên cứu 34
2.2.7. Công cụ nghiên cứu 34
2.2.8. Phương pháp đo 36 
2.2.9. Phương pháp xử lý số liệu 42
2.2.10. Dự kiến sai số và cách khống chế sai số 42
2.2.11. Đạo đức trong nghiên cứu 42
2.2.12. Thời gian nghiên cứu 42
Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Phân bố ngẫu nhiên theo tuổi và giới 43
3.2 Khoảng cách giữa các chân răng tại chóp và 1/2 giữa chân răng 43
3.3 Khoảng cách giữa chân gần và xa của răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai. 55
Chương 4: BÀN LUẬN 58
4.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu 58
4.1.1. T uổi của bệnh nhân 58
4.1.2. Giới tính của bệnh nhân 59
4.2. Khoảng cách giữa các chân răng tại vị trí chóp và 1/2 giữa chân răng 60
4.3. Khoảng cách giữa chân gần và xa của răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai
tại chóp, 1/2 giữa chân răng 64
KÉT LUẬN 68
KIÉN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Đức Thái (2010). Kỹ thuật dây cung thẳng liên tục. Nhà xuất bản Y học, tập 6, pp.242-301

2. Poggio PM, Incorvati C, Velo S, Carano A (2006). ‘‘Safe zones”: a guide for miniscrew positioning in the maxillary and mandibular arch.

Angle Orthod. 76:191-197.

3. Hoàng Tử Hùng (2003;. Mô tả bộ răng vĩnh viễn, Giải Phẫu răng. Nhà xuất bản Y học, tr. 77- 165.

4. Mai Đình Hưng (1997). Bài giảng giải phẫu răng, Bộ Môn Răng Hàm mặt trường ĐHY Hà Nội.

5. Nguyễn Thanh Mai (2005). Răng và bộ răng, Giáo trình răng hàm mặt. Nhà xuất bản Y học, tr. 8- 19.

6. Kerstin Gro” ndahla,b; Hans-Go” ran Gro” ndahla(2010). Cone Beam Computed Tomography for Assessment of Root Length and Marginal Bone Level during Orthodontic Treatment. Angle Orthod;80, pp.466-473.

7. Baumgaertel S., Martin J.S., et al. (2009). Reliability and accuracy of cone-beam computed tomography dental measurements. Am J Orthod Dentofacial Orthop;136, pp19-28.

8. Kaya .S, Adiguzel .O, Yavuz .I, et al. (2011). Cone-beam dental computerize tomography for evaluating changes of aging in the dimen¬sions central superior incisor root canals. Med Oral Patol Oral Cir Bucal.;16 (3), pp.463-6.

9. Tea – Woo Kim (2011;. Clinic Application of Orthodontic Mini – implant, pp.1-101.

10. Trương Mạnh Dũng (1988). Nhận xét chiều dày tổ chức cứng của thân răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và mối liên quan của nó và kích thước ngoài ở người Việt Nam từ 30-40 tuổi. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Như Trang (2012). Nghiên cứu hình thái thân chân răng và độ dày men ngà trên phim CTCB. Viện đào tạo răng hàm mặt- Đại học Y Hà Nội, luận văn thạc sỹ.

Leave a Comment