Luận văn Nhận xét kiến thức, thái độ và hành vi về dự phòng bệnh viêm gan B ở sinh viên răng hàm mặt năm thứ 6, trường đại học Y Hà Nội năm 2015.Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm, gây bệnh cho hàng triệu người ở mọi vùng địa lý và đang là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009, có hơn 2 tỷ người nhiễm virus viêm gan B trên thế giới, trong đó gần 360 triệu người mang virus viêm gan B mạn tính, và đứng trước nguy cơ diễn tiến bệnh trầm trọng, tử vong do xơ gan, ung thư gan [1]. Kết quả nghiên cứu năm 2000 người ta ước tính hằng năm có khoảng 600 000 người chết do những bệnh lý liên quan đến nhiễm virus viêm gan B[2].
Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao; theo số liệu thống kê được WHO đưa ra năm 2014, có khoảng 8,6 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm gan B mạn tính ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới [3]. Người nhiễm bệnh viêm gan B mạn tính hầu như sẽ mang HBV suốt đời, trong số này có khoảng 2-3 triệu người diễn tiến thành biến chứng nguy hiểm là xơ gan và ung thư gan [4]. Theo nghiên cứu năm 2012, tỷ lệ bệnh ở Hà Nội vào khoảng 10,2% [5].
Virus viêm gan B rất dễ lây, khả năng lây nhiễm cao hơn HIV từ 50 đến 100 lần. Bên cạnh con đường lây nhiễm từ mẹ sang con, đa số xảy ra trong thời kỳ chu sinh hay những tháng đầu sau sinh, lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn thì viêm gan B còn lây nhiễm khi tiếp xúc với máu, các vật phẩm của máu hay dịch tiết của người bị nhiễm HBV [6]. Bởi thế cho nên nhân viên y tế bao gồm cả sinh viên nha khoa là đối tượng luôn phải đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm HBV do tai nạn thương tích trong nghề nghiệp như tổn thương do vật sắc nhọn [7].
Chính vì vậy, vai trò của sự hiểu biết, thái độ và hành vi phòng ngừa bệnh viêm gan B là rất quan trọng, đặc biệt là ở sinh viên nha khoa năm 6 – những sinh viên sắp ra trường làm việc, cần thiết một sự chuẩn bị phòng ngừa trước những nguy cơ lây nhiễm cao như virus viêm gan B.
Hiện nay trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ, ứng xử đối với bệnh VGB ở nhân viên y tế nói chung và ở sinh viên y khoa nói riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu chuyên về viêm gan B trong đối tượng nhân viên y tế là chưa nhiều mà đặc biệt trên đối tượng sinh viên y khoa thì chưa có.
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nhận xét kiến thức, thái độ và hành vi về dự phòng bệnh viêm gan B ở sinh viên răng hàm mặt năm thứ 6, trường đại học Y Hà Nội năm 2015” với các mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Xác định các yếu tố về hành vi liên quan đến bệnh viêm gan B trong sinh viên nha khoa năm thứ 6 của khoa răng hàm mặt đại học Y Hà Nội
Mục tiêu cụ thể
1.Đánh giá mức độ kiến thức, thái độ và hành vi phòng ngừa bệnh viêm gan B của đối tượng trên.
2.Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và hành vi phòng ngừa bệnh viêm gan B của đối tượng trên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.WHO (2009), Hepatitis B vaccines, Weekly epidemiological record, số
40 (84), tr. 405-420.
2.Goldstein ST et al (2005), A mathematical model to estimate global
hepatitis B disease burden and vaccination impact, International Journal of Epidemiology, số 34, tr. 1329-1339.
3.WHO Việt Nam (2014 27/12/2014, [cited). Viêm gan B,
http : //www.wpro .who .int/vietnam/topics/hepatitis/factsheet/vi/.
4.Đỗ Đại Hải (2003), Diễn tiến tự nhiên của nhiễm siêu vi viêm gan B
mạn tính ở người Việt Nam, Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, số 7 (2), tr.’116-122.
5.Dunford, L., et al. (2012), A multicentre molecular analysis of hepatitis
B and blood-borne virus coinfections in Viet Nam, PLoS One, số 7(6), tr. e39027.
6.C.D.C Centers for Disease Control and Prevention (2010), Hepatitis B –
General information.
7.Dư Hồng Đức, N.T.Q.v.c.s. (2014), Mối liên quan giữa chấn thương do
vật sắc nhọn và bệnh viêm gan B nghề nghiệp trong nhân viên y tế, Tạp chí y học thực hành, số 8 (927), tr. 93-96.
8.Bộ Y Tế, Đ.h.Y.H.N.-B.m.t.n. (2011), Viêm gan virus, Bài giảng bệnh
truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học. tr 231-242.
9.WHO (2012), Prévention et lutte contre l’hépatite virale: Cadre pour
l’action mondiale.
10.Học viện quân y – Bộ môn điều dưỡng (2010), Điều dưỡng cơ sở, Nhà
xuất bản quân đội nhân dân, tr. 59-60.
11.Beltrami EM, W.I., Shapiro CN, Chamberland ME ( 2000), Risk and
management of blood-borne infections in health care workers, Clinical Microbiology Reviews số 13, tr. 385-407.
12.Bùi Đại (2002), Viêm gan virus B, Viêm gan virus B và D, Nhà xuất bản
Y học, tr169-171.
13.Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương, Tài liệu hỏi đáp về tiêm vắc-xin phòng
bệnh viêm gan B, Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, Nhà xuất bản Y học.
14.Bùi Đại, N.V.M., Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Virus viêm gan B, Bệnh
học truyền nhiễm, Bộ môn truyền nhiễm – Học viện Quân Y, nhà xuất bản Y học. tr 104-129.
15.WHO (2014 [cited). Fact sheet N°204: Hepatitis B,
http : //www.who. int/mediacentre/factsheets/fs204/en/.
16.INPES – Institut national de prévention et d’éducation pour la santé
(2012), Guide des vaccinations, tr. 108-122.
17.Haut Conseil de la santé publique (2011), Le Calendrier des vaccinations
et les recommanations vaccinales 2011, Bulletin épidémiologique hebdomadaire, số 10-11, tr. 101-156.
18.Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương, T.t.d.v.k.h.k.t.v.y.t.d.p. (2015 [cited
2015 20/01]). Danh mục vắc xin tại trung tâm tiêm chủng 131 Lò Đúc – Hà Nội,, http : //yteduphong.com.vn/tieng-viet/tin-tuc/ban-tin-trung- tam/danh-muc-vac-xin-tai-trung-tam-tiem-chung-131 -lo-duc-ha-noi- c3456i9997.htm.
19.CDC (2012), Hepatitis B vaccine : What you need to know, V.i.
statement.
20.Bhattarai, S., et al. (2014), Hepatitis B vaccination status and Needle¬
stick and Sharps-related Injuries among medical school students in Nepal: a cross-sectional study, BMC Res Notes, số 7, tr. 774.
21.Sacchetto, M.S., et al. (2013), Hepatitis B: knowledge, vaccine situation
and seroconversion of dentistry students of a public university,
Hepatitis Monthly, số 13(10), tr. e13670.
22.Betul Rahman, S.B.A., Amna Mohammed Alsalami, Fatima Eisa
Alkhaja, and Shaikha Ibrahim Najem, (2013), Attitudes and practices of infection control among senior dental students at college of dentistry, university of Sharjah in the United Arab Emirates, European Journal of Dentistry, số 7, tr. 15-19.
23.Siti Nur Anisah (2001), Preventive behavior on hepatitis B among dental
students, Faculty of Dentistry, Mahidol University, Bangkok, Thailand, Faculty of Dentistry, Mahidol University.
24.Ngô Thị Hải Vân, P.T.T.H.v.c. (2012), Đánh giá tình hình nhiễm virus
viêm gan B và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế tại bệnh viện tỉnh Gia Lai và Kon Tum, 2010-2011, Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, số 16,3.
25.Lê Đức Lánh (2011), Phòng ngừa nhiễm HIV và HBV trong nha khoa,
Phâu thuật miệng (tập 1), N.x.b.y. học, tr. 26.
26.C.D.C (2003), Guidelines for infection control in dental health-care
settings, Morbidity and Mortality Weekly report, số RR-17, tr. 16-25.
27.Rodolphe Cochet (2005), Le manuel du chirurgien-dentiste manager, ed.
11 fiches techniques spécial Hygiène et Asepsie, Le Fil Dentaire. 188 trang.
28.Anne Anastasi (1997), Psychological testing 7th edition, nhà xuất bản
Macmillan, tr 584-587.
29.N. Mahboobi, F.A.-H., N. Mahboobi, S. Safari, D. Lavanchy andS-M.
Alavian, (2010), Hepatitis B virus infection in dentistry: a forgotten topic, Journal of Viral Hepatitis, số 17(5), tr. 307-316.
30.Centers for Disease Control (1985), Recommendations for preventing
transmission of infection with human T-lymphotropic virus type III/ lymphadenopathy-associated virus in the workplace, Morbidity and Mortality Weekly report, số 34, tr. 682-695.
31.Nico T. Mutters, U.H., Daniel Hagenfeld, Elmar Hellwig, and Uwe
Frank, (2014), Compliance with infection control practices in an university hospital dental clinic, GMS Hygiene and Infection Control, số 9, tr. 18.
32.Freire DN, P.I., Paixão HH. (2000), Observing the behavior of senior
dental students in relation to infection control practices, Journal of Dental Education, số 64, tr. 352-356.
33.Centers for Disease Control and Prevention (2003), Guidelines for
Infection Control in Dental Health-Care, Morbidity and Mortality Weekly report, số 52, tr. 14-16.
34.Burke FJ, W.N., Cheung SW, (1994), Trends in glove use by dentists in
England and Wales: 1989-1992, International Dental Journal, số 44, tr. 195-201.
35.Reddy V, B.D., Kshetrimayum N, và cộng sự, (2014), Prevalence of
hepatitis B vaccination among oral health care personnel in Mysore city, India, Journal of Oral Health and Dental Management, số 13, tr. 652-655.
36.Ngô Quý Châu (2012), Viêm gan virus B mạn tính, Bệnh học nội khoa
(tập2), Nhà xuất bản y học, tr 63-70.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU3
1.1Đại cương về bệnh viêm gan B3
1.1.1Định nghĩa3
1.1.2Dịch tễ học3
1.1.3Virus viêm gan B4
1.1.4Cách thức lây nhiễm virus viêm gan B5
1.1.5 Diễn biến và triệu chứng lâm sàng của nhiễm virus viêm gan B6
1.1.6 Điều trị bệnh viêm gan B8
1.1.7 Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B9
1.2Một số nghiên cứu về thái độ, cách phòng ngừa bệnh viêm gan B ở nhân viên y tế ở
Việt Nam và trên thế giới12
1.2.1 Tình hình thế giới12
1.2.2Tình hình ở Việt Nam13
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU15
2.1Địa điếm và thời gian nghiên cứu15
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu:15
Viện đào tạo RHM, đại học Y Hà Nội, Hà Nội15
2.1.2Thời gian nghiên cứu15
2.2Đối tượng nghiên cứu15
2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn15
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ15
2.3Phương pháp nghiên cứu15
2.3.1Thiết kế nghiên cứu15
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu15
2.3.3 Phương pháp chọn mẫu16
2.4Các biến số và chỉ số nghiên cứu16
2.5Phương pháp thu thập thông tin17
2.5.1 Một số thông tin về sinh viên RHM năm thứ 6, viện đào tạo RHM, đại học Y Hà Nội17
Kiến thức về bệnh viêm gan B17
Thái độ về bệnh viêm gan B17
Hành vi phòng ngừa bệnh viêm gan B17
2.5.2Công cụ thu thập số liệu19
2.5.3Các bước tiến hành21
2.6Sai số và khống chế sai số21
2.7Xử lý số liệu21
2.8Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu22
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU23
3.1Đặc điếm chung nhóm nghiên cứu23
3.2Kiến thức, thái độ và hành vi phòng ngừa bệnh viêm gan B24
3.3Mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ, hành vi phòng ngừa bệnh viêm gan B và giới tính
sinh viên RHM năm 6 đại học Y Hà Nội31
3.4. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng bệnh viêm gan B của sinh
viên RHM năm 6 đại học Y Hà Nội1
Chương 4: BÀN LUẬN2
4.1. Đánh giá về kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng bệnh VGB2
4.1.1. Kiến thức về bệnh VGB3
4.1.2.Thái độ về bệnh VGB4
4.1.3.Hành vi dự phòng về bệnh VGB4
4.2.Mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ, hành vi phòng ngừa bệnh viêm gan B và giới tính
sinh viên RHM năm 6 đại học Y Hà Nội7
4.3.Mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ và hành vi phòng ngừa về bệnh VGB7
4.3.1Mối liên hệ giữa kiến thức và hành vi dự phòng bệnh VGB7
4.3.2Mối liên hệ giữa thái độ và hành vi dự phòng về bệnh VGB8
KẾT LUẬN9
KIẾN NGHỊ11
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Phiếu điều tra
Danh sách sinh viên tham gia nghiên cứu
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Danh mục vắc xin ngừa bệnh VGB tại trung tâm tiêm chủng 131 Lò Đúc – Hà Nội, áp dụng từ ngày 27/03/2012 đến tháng 20/01/201511
Bảng 3.1.1 Bảng phân bố tình trạng sức khỏe của mẫu nghiên cứu23
Bảng 3.2.1 Kiến thức, thái độ và hành vi phòng bệnh VGB ở sinh viên RHM năm 6 đại học Y Hà Nội24
Bảng 3.2.2 Mức độ kiến thức liên quan đến bệnh VGB ở sinh viên RHM năm 6 đại học Y Hà Nội26
Bảng 3.2.3 Thái độ về bệnh VGB ở sinh viên RHM năm 6 đại học Y Hà Nội 27
Bảng 3.2.4 Hành vi phòng ngừa bệnh VGB ở sinh viên RHM năm 6 đại học
YHà Nội27
Bảng 3.2.5 Số lượng và tỷ lệ phần trăm phân bố của mỗi câu hỏi liên quan đến hành vi phòng ngừa bệnh VGB của các sinh viên RHM năm thứ 6 đại học
YHà Nội (128 mẫu)28
Bảng 3.2.6 Số lượng và tỷ lệ phần trăm phân bố của mỗi câu hỏi liên quan đến hành vi phòng ngừa bệnh VGB của các sinh viên RHM năm thứ 6 đại học
YHà Nội30
Bảng 3.3.1 Mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ, hành vi phòng ngừa bệnh viêm gan B và giới tính sinh viên RHM năm 6, viện đào tạo RHM, đại học Y Hà Nội24
Bảng 3.3.1 Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng bệnh viêm gan B của sinh viên RHM năm 6 đại học Y Hà Nội1