Nhận xét lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị chỉnh nha bằng khí cụ cố định ở lứa tuổi 15 – 40
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, chỉnh nha nói chung và chỉnh nha người lớn nói riêng ngày càng thu hút sự quan tâm của các bác sĩ nha khoa. Điều trị chỉnh nha không chỉ mang lại thẩm mỹ cho khuôn mặt, hàm răng và nụ cười mà còn mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ răng miệng. Đó là những cải thiện về khả năng vệ sinh răng miệng, nha chu, khớp cắn, khớp thái dương hàm, phát âm, và cả tâm lý …
Tại Việt Nam, nhu cầu điều trị chỉnh nha là rất lớn. Theo điều tra của Đổng Khắc Thẩm và cộng sự thì tỷ lệ sai khớp cắn của người Việt Nam trong độ tuổi từ 17 – 27 (năm 2000) là loại I chiếm 71,3%; loại II chiếm 7%; loại III chiếm 21,7%. Tỷ lệ sai khớp cắn chung của dân số là 83,2%, tỷ lệ răng chen chúc là 49,2% dân số [12].
Răng lệch lạc không được điều trị sẽ dẫn đến khả năng vệ sinh răng miệng kém, sâu răng và mất răng sớm. Theo nghiên cứu của Viện Răng Hàm Mặt quốc gia, tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi 9 – 11 là 54,6% và ở lứa tuổi từ 15 – 17 là 68,6%; 75,2% ở tuổi 18 – 34 và tăng lên 89,7% ở tuổi trên 45[8]. Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2001 cho thấy mất răng toàn bộ trong cộng đồng người Việt Nam là 1,7%. Theo số liệu điều tra của Nguyễn Văn Bài ở 1597 người miền Bắc Việt Nam thì tỷ lệ mất răng nói chung là 42,6%; tỷ lệ mất răng lứa tuổi từ 35 – 44 là 27,27%; trên 65 tuổi là 95,21% [1].
Mặt khác, lệch lạc răng có thể gây ra những biến chứng phức tạp hơn về khớp răng và khớp thái dương hàm. Theo nghiên cứu của Phạm Như Hải, tỷ lệ tổn thương khớp TDH ở người Việt Nam là 79,2% trong đó có nguyên nhân do sai khớp cắn [7].
Trong khi đó, chuyên ngành chỉnh nha tại Việt Nam chưa phát triển, một phần vì sự hiểu biết của người dân về lĩnh vực này còn hạn chế, một phần vì thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị cao.
Ngày nay, sự phát triển của xã hội đã cho phép người dân nghĩ đến một phương pháp điều trị tốt hơn, an toàn và đạt kết quả cao về thẩm mĩ và chức năng. Đặc biệt, đối với người lớn khi khả năng thu nhập tốt hơn, nhận thức tốt hơn về thẩm mỹ và sức khoẻ răng miệng, thì sự mong muốn được điều trị ngày càng tăng.
Ngoài ra, nhiều tiến bộ gần đây trong nha khoa nói chung và chỉnh nha nói riêng đã cải thiện rất nhiều về kết quả điều trị và thời gian điều trị chỉnh nha. Trong nha khoa, những tiến bộ về chẩn đoán hình ảnh, về điều trị các bệnh quanh răng, các bệnh về khớp cắn, khớp thái dương hàm đã làm cho điều trị chỉnh nha người lớn dễ dàng hơn. Các phương pháp phục hình hiện đại như cấy ghép răng Implant cũng góp phần cải thiện chỉnh nha. Những tiến bộ trong gây mê hồi sức và phẫu thuật khớp cắn, phẫu thuật tạo hình xương hàm đã mở rộng chỉ định cho chỉnh nha người lớn. Trong chỉnh nha nói riêng, nhiều hiểu biết về khớp cắn, tiến bộ về vật liệu như hợp kim niken – titanium, hợp kim TMA, những tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh, sử dụng computer trong lập kế hoạch và tiên lượng kết quả điều trị cũng như tiến bộ trong các thiết kế hệ thống mắc cài dịch chuyển răng, các hệ thống mắc cài sứ trong suốt, sử dụng các loại Implant neo giữ, đã làm cho chỉnh nha đạt kết quả tốt hơn với thời gian ngắn hơn và ít ảnh hưởng sinh hoạt trong quá trình điều trị.
Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề còn gây tranh luận trong chỉnh nha người lớn và rất nhiều yếu tố người bác sỹ cần quan tâm khi làm chỉnh nha người lớn. Đó là: Tuổi điều trị, thời gian điều trị, tình trạng nha chu, lực tác động, neo giữ, nguy cơ tái phát, điều trị phục hình hoặc phẫu thuật phối hợp, tình trạng khớp cắn, khớp thái dương hàm…
Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu sâu về điều trị chỉnh nha người lớn bằng khí cụ cố định. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị chỉnh nha bằng khí cụ cố định ở lứa tuổi 15 – 40”. Nhằm 2 mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng một nhóm bệnh nhân điều trị chỉnh nha bằng khí cụ cố định ở lứa tuổi 15- 40
2. Đánh giá kết quả điều trị nhóm bệnh nhân trên.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Lịch sử phát triển 4
1.1.1. Lịch sử phát triển của chỉnh nha 4
1.1.2. Lịch sử phát triển của chỉnh nha người lớn 7
1.2. Khía cạnh tổ chức quanh răng trong chỉnh nha người lớn 8
1.2.1. Cấu tạo chung của tổ chức quanh răng 8
1.2.2. Sự liên quan của tổ chức quanh răng với chỉnh nha người lớn …. 11
1.3. Khía cạnh cơ sinh học trong chỉnh nha 13
1.4. Khía cạnh khớp cắn trong chỉnh nha 18
1.4.1. Khớp cắn bình thường 18
1.4.2. Phân loại khớp cắn theo Angle 21
1.5. Phương tiện chẩn đoán hình ảnh trong chỉnh nha 24
1.5.1. Phim cận chóp: 24
1.5.2. Phim toàn hàm Panorama 25
1.5.3. Phim Cephalometric 27
1.5.4. Phim Xquang kỹ thuật số 30
1.6. Phương pháp chỉnh nha cố định với hệ thống mắc cài dây thẳng 31
1.6.1. Mắc cài dây thẳng 32
1.6.2. Dây cung 35
1.6.3. Các giai đoạn điều trị 36
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 38
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 38 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 38
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 38
2.2.1. Địa điểm: 38
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 39
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 39
2.3.2. Cỡ mẫu: 39
2.3.3. Thu thập thông tin: 39
2.3.4. Phương tiện thu thập thông tin 39
2.3.5. Phương pháp tiến hành 39
2.3.6. Tiêu chí đánh giá kết quả 42
2.4. Xử lý số liệu 42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Thông tin chung về bệnh nhân 43
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi: 43
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 43
3.1.3. Lý do đến khám: 44
3.2. Đặc điểm lâm sàng và xquang 45
3.2.1. Phân loại lệch lạc răng theo Angle 45
3.2.2. Chỉ định điều trị 46
3.2.3. Tình trạng nha chu trước điều trị 46
3.2.4. Tình trạng khớp cắn trước điều trị 47
3.2.5. Tình trạng khớp thái dương hàm trước điều trị 48
3.2.6. Phân loại điều trị 48
3.2.7. Thời gian điều trị 49
3.3. Đánh giá kết quả sau điều trị 50
3.3.1. Tình trạng nha chu sau điều trị 50
3.3.2. Tình trạng khớp cắn sau điều trị 51
3.3.3. Tình trạng khớp thái dương hàm sau điều trị 53
3.3.4. Kết quả điều trị 54
3.3.5 Đánh giá phim Cephalometric sau điều trị 55
Chương 4: BÀN LUẬN 57
4.1. Tỷ lệ bệnh nhân chỉnh nha người lớn: 57
4.2. Tuổi: 58
4.3. Giới: 59
4.4. Nguyên nhân điều trị 60
4.5. Sự liên quan của tổ chức quanh răng với chỉnh nha người lớn 62
4.6. Phân loại khớp cắn theo Angle trong chỉnh nha người lớn: 64
4.7. Tình trạng khớp thái dương hàm 66
4.8. Phương pháp điều trị chỉnh nha cố định ở người lớn: 68
4.9. Thời gian điều trị chỉnh nha người lớn 71
4.10. Biến chứng và tái phát trong chỉnh nha người lớn: 72
4.11. Kết quả điều trị 75
KẾT LUẬN 77
KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích