Nhận xét lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng toàn bộ một bên bẩm sinh theo phương pháp Veau-Wardill-Kilner
Nhận xét lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng toàn bộ một bên bẩm sinh theo phương pháp Veau – Wardill – Kilner.Khe hở môi – vòm miệng (KHM – VM) là một dị tật bẩm sinh không những chiếm đa phần trong các dị tật của vùng hàm mặt mà còn có tỷ lệ mắc cao ở Việt nam và trên thế giới. Theo các tài liệu thống kê cho thấy trên thế giới, tỷ lệ bệnh chiếm khoảng 1/600 ¬– 1/1000 trẻ sinh ra còn sống [1]. Ở Việt Nam theo tác giả Trần Văn Trường, tỷ lệ này khoảng 0,1 – 0,2%. Ước tính hàng năm, có khoảng 1500 – 3000 trẻ mới sinh mắc dị tật này trong đó khoảng 40% là khe hở vòm miệng (KHVM) [2].
Khe hở môi – vòm miệng gây ra những thay đổi về cấu trúc giải phẫu, gây rối loạn phát âm, khó ăn uống, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng và thẩm mỹ của khuôn mặt, vì vậy trẻ có thể bị tác động về tâm lý ngay khi có thể nhận thức được với thế giới xung quanh làm cho trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp khi trẻ lớn và và hiểu biết.
Để đạt kết quả tốt trong điều trị dị tật khe hở môi – vòm miệng, đòi hỏi một kế hoạch điều trị toàn diện từ lúc trẻ mới sinh ra đến nhiều năm sau phẫu thuật, đồng thời có sự phối hợp nhiều chuyên khoa (nội khoa, tai mũi họng, răng hàm mặt, phục hồi chức năng phát âm). Trong đó, phẫu thuật tạo hình đóng kín khe hở môi – vòm miệng là biện pháp cơ bản nhất.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử,với nhu cầu phẫu thuật khe hở môi – vòm miệng ngày càng nhiều, đã có nhiều phương pháp tạo hình khe vòm miệng được đề xuất chẳng hạn: Langenbeck (1861), Limberg (1958), Kriens (1970), Furlow (1980) mỗi phương pháp được sử dụng trên một loại khe hở vòm miệng cho phù hợp. Nhìn chung, các phương pháp đều phải đạt được các mục tiêu: đóng kín khe hở, đẩy lùi được vòm miệng ra sau, tạo sự liên tục của các cơ vòm miệng, thu hẹp được họng giữa mà lại ít ảnh hưởng tới sự phát triển của xương hàm trên.
Phương pháp Veau (1931), Wardill và Kilner (1937) thường gọi là kỹ thuật đẩy lùi vòm miệng ra sau (push back) không sử dụng vạt 2 cuống mạch nuôi như Langenbeck mà dùng vạt niêm cốt mạc có cuống mạch nuôi ở phía sau do động mạch khẩu cái lớn nuôi dưỡng. Vạt được bóc tách đẩy lùi ra sau theo kiểu tạo hình V – Y nên đã đẩy được vòm miệng ra sau và tăng đáng kể chiều dài vòm mềm. Các cơ nâng màn hầu, căng màn hầu được bộc lộ và khâu đóng với nhau. Phương pháp này tỏ ra có nhiều ưu điểm đối với các khe hở vòm toàn bộ được nhiều phẫu thuật viên áp dụng. [3]. Tại Việt Nam, đã có tác giả Lê Xuân Thu đã đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng hai bên bẩm sinh bằng phương pháp trên. Hiện tại, chưa có tác giả nào đánh giá với trường hợp khe hở vòm toàn bộ một bên. [4].
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nhận xét lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng toàn bộ một bên bẩm sinh theo phương pháp Veau – Wardill – Kilner, với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng khe hở vòm miệng toàn bộ một bên bẩm sinh được phẫu thuật theo phương pháp Veau – Wardill – Kilner.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật ban đầu nhóm bệnh nhân trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Văn Cát (1977), “Sự hình thành phần mềm vùng hàm mặt”, Răng hàm mặt, Tập (1), Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 18-54.
2. Trương Cam Cống, Phan Phan Địch, Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Kính (1977), “Mô học”, Phôi thai học đại cương, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 436.
3. Nguyễn Hoành Đức (1993), Nhận xét về mổ khe hở hàm ếch vạt thành hầu, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1975 – 1993, Viện Răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh, tr. 186 – 188.
4. Nguyễn Mạnh Hà, Lê Sơn (1999), “Một số kinh nghiệm trong việc áp dụng kỹ thuật tạo hình vòm miệng bằng hai vạt chữ Z đổi chiều nhau”, Tạp chí y học Việt Nam, số (240,241), tr. 147 -152.
5. Vũ Thị Bích Hạnh (1999), Nghiên cứu phục hồi chức năng lời nói cho người bị khe hở vòm miệng sau phẫu thuật, Lận án tiến sỹ y học, Trường đại học y Hà Nội.
6. Đặng Duy Hiếu, Lâm Ngọc Ấn (1993), Phương pháp Limberg trong phẫu thuật tạo hình các khe hở hàm ếch rộng, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1975 – 1993, Viện Răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh, tr. 194 – 198.
7. Đỗ Xuân Hợp (1971), “Giải phẫu đại cương”, Giải phẫu đầu mặt cổ, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 90 – 433.
8. Mai Đình Hưng (1982), “Điều trị phẫu thuật khe hở môi – vòm miệng ở OSLO – Na Uy 1954 -1975”,Tập sang Răng hàm mặt, Tổng hội y học Việt Nam, tr. 57 – 64.
9. Mai Đình Hưng (1982), “Lịch sử phát triển điều trị khe hở môi bẩm sinh”, Tập san Răng hàm mặt, Tổng hội y học Việt Nam, tr. 28 -38.
10. Mai Đình Hưng, Nguyễn Khắc Giảng (1979), “Những dị tật khe hở vùng hàm mặt”,Răng hàm mặt, tập (II), Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.186 – 220.
11. Nguyễn Thị Kim Hương, Trần Ngọc Quang Phi, Lâm Ngọc Ấn (1993), Tình hình dị tật khe hở môi, hàm ếch tại thành phố Hồ Chí Minh (1976 – 1986), Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1975 – 1993, Viện Răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh, tr. 189 – 193.
12. Lê Văn Lợi (1999), “Thanh học”, Các bệnh về giọng nói, lời nói và ngôn ngữ, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 15 – 175.
13. Nguyễn Nguyệt Nhã (1996), “Một số nhận xét về tình hình dị tật khe hở môi và hàm ếch bẩm sinh tại một số tỉnh biên giới phía bắc”, Tạp chí y học thực hành, số (6).
14. Lương Phán (1999), “Hội chứng ngừng thở trong lúc ngủ”,Tạp chí thuốc và sức khỏe, Tổng hội y – dược học Việt Nam, số (154), tr. 3.
15. Lâm Hoài Phương (2007), “Khe hở vòm miệng”, Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 105 -126.
16. Võ Thế Quang (1982), “Khe hở vòm miệng”, Phẫu thuật tạo hình và tái tạo mặt, Nhà xuất bản y học, tr. 316 – 322.
17. Ngô Đức Sơn (1999), Nhận xét về phẫu thuật tạo hình khe hở môi hai bên bằng vạt xoay đẩy, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường đại học y Hà Nội.
18. Võ Tấn (1983), Tai mũi họng thực hành, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 130 – 152.
19. Trần Văn Trường (1999), “Tạo hình khe hở môi một bên và 2 bên”, Tạp chí y học Việt Nam, số (240,241), tr. 81-88.
20. Trường Đại học y Hà nội (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khoẻ cộng đồng ,Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
21. Lê Đức Tuấn (2010), “Khe Hở môi, vòm miệng bẩm sinh”, Phẫu thuật hàm mặt, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, tr. 89-101.
22. Nguyễn Roãn Tuất (2006), “Khe hở vòm miệng bẩm sinh”, Phẫu thuật tạo hình, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 148 – 154.
23. Tạ Văn Tùng (1995), Lâm sàng và điều trị khe hở bẩm sinh vùng hàm mặt, Luận văn thạc sĩ khoa học y dược, Trường đại học Y Hà Nội.
24. Lê Ngọc Uyển (2000), Góp phần đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng theo phương pháp tạo hình chữ Z (Furlow), Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học y Hà Nội.