Nhận xét lâm sàng và điều trị 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt ở khoa tâm thần – bệnh viện 103

Nhận xét lâm sàng và điều trị 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt ở khoa tâm thần – bệnh viện 103

Tên bài báo:Nhận xét lâm sàng và điều trị 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt ở khoa tâm thần – bệnh viện 103

Tác giả:Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Ngân
Tên tạp chí:Thông tin y dược
Năm xuất bản:2005Số:7Trang:37-39
Tóm tắt:
Đặt vấn đề: Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, phổ biến. bệnh có khuynh hướng tiến triển mạn tính. Mục tiêu: Khảo sát các triệu chứng lâm sàng và điều trị 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần – Bệnh viện 103 trong 5 năm. 
Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 1021 hồ sơ bệnh án tâm thần phân liệt tại Khoa Tâm thần – Bệnh viện 103 từ 1/1998-12/2002. 
Kết quả: Trong tổng số 1012 bệnh nhân, có 817 nam (80,02%) và 204 nữ (19,98%) từ 16-47 tuổi. Thời gian mang bệnh <6 tháng: 33,5%, 1-5 năm: 43% và trên 10 năm: 5,68%. Đặc điểm lâm sàng: Tâm thần phân liệt thể paranoid 533 bệnh nhân (52,2%); các triệu chứng hoang tưởng và ảo giác rất đa dạng, một số bệnh nhân xuất hiện đồng thời 2-3 loại hoang tưởng; Ảo thanh ra lệnh chỉ gặp 41 bệnh nhân (4,2%). Thuốc được sử dụng phối hợp nhiều loại với liều trung bình trong ngày: aminazin 25mg x 7,5 viên/ngày (38,69%), haloperidol 1,5mg x 8,25 viên/ngày (95,98%); tisercin 25mg x 3,3 viên/ngày (59,35%); elavil 25mg x 2,9 viên/ngày (28,31%) và seduxen 5mg x 1,6 viên/ngày (12,24%). Tác dụng phụ thường gặp: rối loạn ngoại tháp (13,61%), dị ứng thuốc (5,97%), trầm cảm do thuốc (1,67%), viêm gan (1,47%),… 
Kết luận: Bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid cao (52,2%) ngoài ra còn các thể hoang tưởng và ảo giác khác rất đa dạng, thuốc được sử dụng nhiều loại với liều trung bình và gặp một số phản ứng phụ như rối loạn ngoại tháp, dị ứng, trầm cảm,..

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment