Nhận xét lâm sàng và kết quả hàn phục hồi tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu bằng Resin – modified glass ionomer

Nhận xét lâm sàng và kết quả hàn phục hồi tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu bằng Resin – modified glass ionomer

Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu và nhận xét kết quả hàn phục hồi tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu bằng Resin – modified glass ionomer (RM – GI), 70 răng được hàn bằng RM – GI. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mô tả, theo dõi dọc, được thực hiện trên 70 răng có tổn thương. Kết quả cho thấy răng hàm nhỏ chiếm tổn thương cao nhất 72,86%, tỷ lệ răng bị ê buốt khi có kích thích giảm theo thời gian theo dõi. Sau 6 tháng, tỷ lệ răng bị ê buốt khocó kích thích là 4,29%, tỷ lệ lưũ gi míng hàn là 95,71%; 92,86% míng hàn sát khít hoàn toàn; 90% míng hàn không bị mòn; 90% miếng hàn hợp mào hoàn toàn; không có hin tượng sâo răng thứ phát.

Tổn thương tổ chức cứng ở cổ răng là một trong những bệnh lý hay gặp trên lâm sàng. Ở Việt Nam, trong các tổn thương tổ chức cứng ở vùng cổ răng thì mòn cổ răng hình chêm chiếm tỉ lệ khá cao.Tổn thương tổ chức cứng cổ răng không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng như ê buốt răng, có thể dẫn đến bệnh lý tủy và các biến chứng bệnh lý tủy, gãy thân răng. Hiện nay có nhiều vật liệu hàn phục hồi tổn thương tổ chức cứng ở cổ răng, phổ biến là composite. Composite có độ thẩm mỹ tốt, nhưng gây nhạy cảm và kích thích tủy răng, sự co của compo¬site có thể tạo ra các vi kẽ và gây ra sâu răng tái phát. Bên cạnh composite, Glass ionomer được sử dụng ngày càng rộng rãi do có nhiều cải tiến về độ trong, đặc tính lý hóa và cơ học. Ưu điểm của glass ionomer là bám dính tốt vào ngà răng, phóng thích nhiều Fluoride [1], tạo liên kết hóa học trực tiếp với men răng và ngà răng,hạn chế sâu tái phát [2] và có tính tương hợp sinh học với mô tủy răng. Sau đó, Mitra đã cải tiến Glass ionomer bằng cách thêm resin vào thành phần. Chất hàn này là Resin modified glass ionomer, có nhiều ưu điểm về đặc tính vật lý và tính bám dính, là loại lưỡng trùng hợp nên có thể chủ động trong tạo hình lỗ hàn.

Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá hiệu quả của hàn tổn thương tổ chức cứng cổ răng bằng Resin modified glass ionomer chưa nhiều. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét lâm sàng và kết quả hàn phục hồi tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu bằng Resin – modified glass ionomer” với mục tiêu:

1.Mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu.

2.Nhận xét kết quả hàn phục hồi tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu bằng Resin modified glass ionomer.

 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment