Nhận xét lâm sàng, X-quang nhóm bệnh nhân viêm tuỷ có hồi phục được chụp tuỷ gián tiếp bằng Dycal và ZOE
Bệnh lý tủy răng là bệnh hay gặp trong răng hàm mặt, là biến chứng từ sâu răng hoặc tổn thương không do sâu răng như chấn thương, gẫy vỡ răng, núm phụ mặt nhai, thiểu sản, lõm hình chêm… mà nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng.
Trên lâm sàng tổn thương tủy biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau từ những triệu chứng rầm rộ đến những dấu hiệu thoáng qua. Điều quan trọng là người thầy thuốc phải phân biệt được răng tổn thương đó có bảo tồn được tủy hay phải lấy tủy. Bảo tồn tủy không những làm cho mô răng bền vững, khỏe mạnh, thẩm mỹ mà còn giúp tổ chức nâng đỡ răng khỏe mạnh hơn. Do vậy cần có chẩn đoán chính xác dựa trên lâm sàng và cận lâm sàng để phân biệt tủy có thể bảo tồn hay phải điều trị nội nha, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời .
Răng sâu thường được điều trị bằng việc loại trừ những mô răng tổn thương và trám lỗ sâu bằng vật liệu thích hợp. Nghiên cứu của Stanley khẳng định rằng khi tủy răng bị hở, tủy sẽ nhiễm trùng và trong lâm sàng nên tiến hành chụp tủy hoặc điều trị nội nha [16].
Phương pháp chụp tủy nhằm mục đích bảo tồn sự sống của tủy răng. Trong suốt quá trình sống của răng, tế bào tủy góp phần vào việc hình thành ngà thứ phát để bảo vệ răng chống lại các kích thích cơ học và hóa học. Tế bào tủy, cùng sự thông với các ống ngà, giữ cho ngà luôn ẩm, đảm bảo sự co giãn và bền bỉ của ngà. Đặc trưng này đảm bảo răng có thể chống chịu tốt lực nhai.
Theo các nghiên cứu trước đây của nước ngoài thì có thể dựa vào dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán tình trạng tổn thương của tủy răng, tuy nhiên trong một thời gian dài không có phương pháp chẩn đoán chính xác vì mọi trường hợp bệnh lý tủy đều dẫn đến lấy tủy toàn bộ.
Năm 1977, Nguyễn Dương Hồng khi so sánh dấu hiệu lâm sàng và giải phẫu bệnh của 75 răng bị viêm tủy sau 18 tháng theo dõi, đã kết luận rằng: các dấu hiệu lâm sàng giúp ta phân loại để điều trị bảo tồn hay lấy tủy răng. Còn phân loại theo giải phẫu bệnh thì dùng trong nghiên cứu khoa học.
Theo Sargenti (1965), chụp tủy trực tiếp chỉ có kết quả đạt 70%. Sargenti và Bonsack thấy chụp tủy gián tiếp cho kết quả rất tốt [17]. Ở các nước Bắc Âu người ta dùng chụp tủy gián tiếp rất rộng rãi, sau 6 tháng, tháo một phần hàn tạm và hàn vĩnh viễn.Theo Dr. Ed Ginsberg, tỉ lệ thành công của chụp tủy gián tiếp trên các lỗ sâu lớn ở răng hàm là 90% [16]
Vật liệu chụp tủy cũng được nghiên cứu rất nhiều trên lâm sàng và thực nghiệm. Chụp tủy thường dùng vật liệu là calcium hydroxide (Ca(OH)2). Nghiên cứu của Subay và Asci (1993) chỉ rõ calcium hydroxide có tác dụng chống nhiễm khuẩn do độ pH cao và kích thích tạo cầu ngà. Dubner và Stanley cho rằng nên dùng zinc oxide-eugenol để che tủy trong chụp tủy gián tiếp do khả năng tương thích với tủy răng cao [13] . James và Schour cho rằng ZOE cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến tủy răng một cách từ từ [17]
Tại Việt Nam hiện nay việc chụp tủy gián tiếp được sử dụng rất thường xuyên trên lâm sàng, nhưng chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của vật liệu chụp tủy lên tổ chức tủy răng trong kỹ thuật này. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét lâm sàng, X-quang nhóm bệnh nhân viêm tuỷ có hồi phục được chụp tuỷ gián tiếp bằng Dycal và ZOE“, với hai mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang nhóm bệnh nhân viêm tuỷ có hồi phục được chụp tuỷ gián tiếp bằng Dycal và ZOE.
2. So sánh kết quả điều trị hai nhóm bệnh nhân trên bằng Dycal và ZOE.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm cấu tạo tổ chức học răng 3
1.1.1. Men răng 3
1.1.2. Ngà răng 4
1.1.3. Tủy răng 5
1.2. Bệnh sâu răng 6
1.2.1. Bệnh sinh học sâu răng 6
1.2.2. Phân loại sâu răng trên lâm sàng 9
1.3. Bệnh lý tủy răng: 11
1.3.1. Phân loại 11
1.3.2. Viêm tuỷ có hồi phục 13
1.4. Che tủy gián tiếp 14
1.5. Vật liệu sử dụng che tủy gián tiếp 18
1.5.1. Calcium Hydroxide 18
1.5.2. ZOE 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu: 23
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 23
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: 23
2.1.4. Thời gian nghiên cứu: 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Cỡ mẫu: 23
2.2.2. Chọn mẫu: 24
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin: 24
2.2.4. Đánh giá kết quả sau điều trị 27
2.3. Tiêu chuẩn lâm sàng để lựa chọn bệnh nhân 27
2.4. Kỹ thuật che tủy gián tiếp bằng Dycal và ZOE 28
2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá: 28
2.5.1 Trước khi trám: 28
2.5.2. Đánh giá kết quả ngay sau khi trám, sau 3 ngày, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng 30
2.5.3. Lập phiếu theo dõi theo thời gian, ghi kết quả khám 31
2.6. Xử lý số liệu 31
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 31
2.8. Những sai số có thể xảy ra và cách khắc phục: 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 33
3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 33
3.1.2 Phân bố răng theo vị trí tổn thương 34
3.1.3 Phân bố các răng theo độ sâu của lỗ sâu 35
3.1.4 Phân bố răng điều trị theo hình thái tổn thương trên phim X- quang 37
3.2 Kết quả đánh giá 38
3.2.1 Ngay sau khi hàn 38
3.2.2 Sau khi hàn 3 ngày 40
3.2.3 Sau khi hàn 1 tháng 43
3.2.4 Kết quả đánh giá sau 3 tháng điều trị 45
3.2.5 Kết quả đánh giá sau 6 tháng điều trị 45
3.2.6 Đánh giá kết quả điều trị thành công 47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 50
4.1. Về đặc điểm lâm sàng của nhóm răng điều trị 50
4.1.1. Về phân bố nhóm răng theo tuổi và giới 50
4.1.2. Về phân bố nhóm răng theo tổn thương 50
4.2. Về kết quả điều trị giữa hai nhóm răng 52
4.2.1. Đánh giá ngay sau khi hàn 52
4.2.2. Sau khi điều trị 3 ngày 53
4.2.3. Sau khi điều trị 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng 54
4.3. Một số nhận xét khi thực hành chụp tủy gián tiếp 59
KẾT LUẬN 61
KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm cấu tạo tổ chức học răng 3
1.1.1. Men răng 3
1.1.2. Ngà răng 4
1.1.3. Tủy răng 5
1.2. Bệnh sâu răng 6
1.2.1. Bệnh sinh học sâu răng 6
1.2.2. Phân loại sâu răng trên lâm sàng 9
1.3. Bệnh lý tủy răng: 11
1.3.1. Phân loại 11
1.3.2. Viêm tuỷ có hồi phục 13
1.4. Che tủy gián tiếp 14
1.5. Vật liệu sử dụng che tủy gián tiếp 18
1.5.1. Calcium Hydroxide 18
1.5.2. ZOE 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu: 23
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 23
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: 23
2.1.4. Thời gian nghiên cứu: 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Cỡ mẫu: 23
2.2.2. Chọn mẫu: 24
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin: 24
2.2.4. Đánh giá kết quả sau điều trị 27
2.3. Tiêu chuẩn lâm sàng để lựa chọn bệnh nhân 27
2.4. Kỹ thuật che tủy gián tiếp bằng Dycal và ZOE 28
2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá: 28
2.5.1 Trước khi trám: 28
2.5.2. Đánh giá kết quả ngay sau khi trám, sau 3 ngày, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng 30
2.5.3. Lập phiếu theo dõi theo thời gian, ghi kết quả khám 31
2.6. Xử lý số liệu 31
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 31
2.8. Những sai số có thể xảy ra và cách khắc phục: 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 33
3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 33
3.1.2 Phân bố răng theo vị trí tổn thương 34
3.1.3 Phân bố các răng theo độ sâu của lỗ sâu 35
3.1.4 Phân bố răng điều trị theo hình thái tổn thương trên phim X- quang 37
3.2 Kết quả đánh giá 38
3.2.1 Ngay sau khi hàn 38
3.2.2 Sau khi hàn 3 ngày 40
3.2.3 Sau khi hàn 1 tháng 43
3.2.4 Kết quả đánh giá sau 3 tháng điều trị 45
3.2.5 Kết quả đánh giá sau 6 tháng điều trị 45
3.2.6 Đánh giá kết quả điều trị thành công 47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 50
4.1. Về đặc điểm lâm sàng của nhóm răng điều trị 50
4.1.1. Về phân bố nhóm răng theo tuổi và giới 50
4.1.2. Về phân bố nhóm răng theo tổn thương 50
4.2. Về kết quả điều trị giữa hai nhóm răng 52
4.2.1. Đánh giá ngay sau khi hàn 52
4.2.2. Sau khi điều trị 3 ngày 53
4.2.3. Sau khi điều trị 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng 54
4.3. Một số nhận xét khi thực hành chụp tủy gián tiếp 59
KẾT LUẬN 61
KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích