Nhận xét mối liên quan giải phẫu bệnh, phương pháp phẫu thuật xơ cơ delta ở trẻ em
Xơ hoá cơ delta là một trong những trường hợp xơ cơ nói chung, bệnh ảnh hưởng tới chức năng và thẩm mỹ vùng vai. Mục tiêu: (1)Mô tả tổn thương giải phẫu bệnh trong xơ cơ delta; và (2) Đánh giá mối liên quan giải phẫu bệnh và phương pháp phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu từ tháng 4/2006 tới tháng 5/2007. Bao gồm 279 trẻ (102 gái, 177 trai); tuổi từ 5 đến 18. Lâm sàng, X quang, siêu âm đã được tiến hanh. Bệnh nhân đã được phẫu thuật với làm rời nguyên uỷ hoặc bám tận dải xơ. Kết quả: Có lõm da và sờ thấy dải xơ trong tất cả bệnh nhân. Sai khớp vai một phần trong 62,4%, góc giang vai trên 25 độ trong 81,3%, góc duỗi vai trên 15 độ trong 94,5%, và góc HUNG NN nhỏ hơn 20 độ gặp trong 96,4%. Mỏm cùng vai chúc xuống gặp trong 74% và hẹp khe khớp vai –cánh tay trong tất cả các trường hợp. Biến chứng sau phẫu thuật với lõm da hoặc bậc thang, mất tròn đều mặt ngoài vai trong 33,5%. Kết luận: Giải phẫu bệnh liên quan tới phương pháp phẫu thuật và biến chứng sau mổ. Chiều rộng và đường kính dải xơ có thể tạo nên lõm da hoặc bậc thang, mất tròn đều mặt ngoài vai.
Xơ hoá cơ delta là một bệnh ít gặp, bệnh ảnh hưởng tới chức năng và thẩm mỹ vùng vai. Tổn thương giải phẫu bệnh và phương pháp phẫu thuật luôn được bàn luận. Mục tiêu:
1. Mô tả tổn thương giải phẫu bệnh trong xơ cơ delta.
2. Đánh giá mối liên quan tổn thương giải phẫu bệnh và kỹ thuật mổ xơ cơ delta.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 279 bệnh nhân (160 bệnh nhân bị hai bên) với 439 vai có xơ cơ delta đã được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 4/2006 đến tháng 05/2007.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: mô tả, tiến cứu
– Lâm sàng:
Các dấu hiệu lâm sàng:
+ Sờ được dải xơ, rãnh lõm da, sờ được chỏm xương cánh tay truớc vai.
+ Đo góc giang vai, góc duỗi vai, góc SH (ScapuloHumeral angle – Hung NN angle)
– Dấu hiệu X quang:
Chụp khớp vai xác định khe khớp vai – cánh tay và thay đổi vị trí mỏm cùng vai
– Siêu âm:
Xác định vị trí, số lượng, chiều dài dải xơ trong cơ delta
– Giải phẫu bệnh lý:
+ Mô tả tổn thương đại thể nhận thấy trong mổ
+ Đánh giá độ dầy, chiều rộng dải xơ.
– Phẫu thuật:
Chỉ định phẫu thuật:
Trẻ trên 5 tuổi; Góc giang vai > 25 độ; X quang mất hoặc hẹp khe khớp vai – cánh tay
Chi tiết kỹ thuật phẫu thuật:
Rạch da dài 04 – 06 cm cách mỏm cùng vai 2 cm (cắt đầu gần) hoặc cách ấn delta 2cm (cắt đầu xa). Qua cân, bộc lộ dải xơ, tiến hành cắt rời dải xơ, cầm máu kỹ; Khâu da: khâu trong da chỉ vicryl 4/0. Băng ép và khép vai vào thân.
– Tập luyện sau phẫu thuật:
Sau phẫu thuật 3 ngày, trẻ bắt đầu được tập luyện dưới sự hướng dẫn của phẫu thuật viên. Cánh tay được khép vào thân tối đa. Tập ngày 3 lần, mỗi lần 10 – 15 phút.
Sau mổ 7 ngày, trẻ được luyện tập dưới sự hướng dẫn của cha mẹ bệnh nhân. Cánh tay được khép vào thân tối đa. Tập ngày 3 lần, mỗi lần 10 – 15 phút. Thời gian luyện tập liên tục trong 3 – 6 tháng. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phẫu thuật
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích