NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA TỶ LỆ SẠCH SỎI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SỎI MẬT ĐƯỢC NỘI SOI TÁN SỎI ĐIỆN THỦY LỰC QUA ĐƯỜNG HẦM DẪN LƯU KEHR TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA TỶ LỆ SẠCH SỎI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SỎI MẬT ĐƯỢC NỘI SOI TÁN SỎI ĐIỆN THỦY LỰC QUA ĐƯỜNG HẦM DẪN LƯU KEHR TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA TỶ LỆ SẠCH SỎI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SỎI MẬT ĐƯỢC NỘI SOI TÁN SỎI ĐIỆN THỦY LỰC QUA ĐƯỜNG HẦM DẪN LƯU KEHR TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Đỗ Sơn Hải1, Đào Văn Sơn1, Nguyễn Thị Diệu Liên2, Nguyễn Mạnh Cường1,
La Thị Sao Mai1, Hồ Thị Kim Ngân3, Lê Thanh Sơn1
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sỏi đường mật là một bệnh lý phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay, nội soi tán sỏi điện thủy lực qua đường hầm dẫn lưu Kehr là một phương pháp xâm nhập tối thiểu và hiệu quả được lựa chọn để điều trị sỏi mật. Sau khi tán sỏi, tỷ lệ sạch sỏi là yếu tố rất quan trọng để xác định hiệu quả của can thiệp. Bên cạnh đó, việc đánh giá tỷ lệ sạch sỏi phụ thuộc vào những yếu tố khách quan nào là một vấn đề cấp thiết. Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa tỷ lệ sạch sỏi và một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) sỏi mật được tán sỏi qua đường hầm dẫn lưu Kehr tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp:

Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu, không đối chứng trên 126 BN sỏi đường mật được nội soi tán sỏi bằng điện thủy lực qua đường hầm dẫn lưu Kehr, từ tháng 02/2017 – 02/2020 tại Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: Tỷ lệ sạch sỏi 85,71%; còn sỏi 14,29%. Kiểm định bằng thuật toán χ2 giữa tỷ lệ sạch sỏi với các yếu tố nhóm tuổi, giới tính, địa dư, tiền sử mổ sỏi mật lần lượt cho kết quả p = 0,21; 0,716; 0,473; 0,918. Kiểm định bằng thuật toán χ2 giữa tỷ lệ sạch sỏi với các yếu tố vị trí sỏi, số lượng sỏi, chít hẹp đường mật lần lượt cho kết quả p = 0,011; 0,047; 0,016. Kết luận: Tỷ lệ sạch sỏi liên quan mật thiết với 3 yếu tố:
Vị trí sỏi, số lượng sỏi và tình trạng chít hẹp đường mật ở BN. Các yếu tố khác như tuổi, giới tính, địa dư hay tiền sử mổ sỏi mật không ảnh hưởng tới tỷ lệ sạch sỏi.

Sỏi mật là một bệnh lý đã được biết đến từ lâu. Ở các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng chủ yếu gặp sỏi đường mật chính; trong đó, sỏi trong gan chiếm tỷ lệ cao. Theo nhiều nghiên cứu, tại Việt Nam, sỏi đường mật chính chiếm tỷ lệ từ 18 – 55%, trung bình 44,5% [1]. Để điều trị một cách triệt để, bệnh lý này vẫn là một vấn đề nan giải, đặc biệt là nguy cơ sót sỏi sau mổ và sỏi mật tái phát [2]. Hiện nay, phương pháp nội soi ống mềm đường mật qua đường hầm dẫn lưu Kehr, kết hợp với các kỹ thuật tán sỏi trong cơ thể được sử dụng ngày càng phổ biến. Đây là phương pháp can thiệp ít xâm hại, mang lại hiệu quả cao, giúp làm tăng tỷ lệ sạch sỏi

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment