NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN U TUYẾN YÊN TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT
Luận văn NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN U TUYẾN YÊN TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT.U tuyến yên chiếm khoảng 10% các khối u trong hộp sọ [1]. U tuyến yên là những khối u phát sinh từ tế bào thùy trước tuyến yên, thường lành tính và thường gặp nhất trong số các khối u vùng tuyến yên. Các khối u tuyến yên phát sinh là do tăng sinh một dòng tế bào tuyến yên [2].
Khối u tuyến yên chia làm 2 loại: các khối u có hoạt tính nội tiết tố và các khối u không có hoạt tính nội tiết tố. Triệu chứng lâm sàng đa dạng, phụ thuộc vào loại khối u. Các u có hoạt tính nội tiết tố thường biểu hiện trên lâm sàng các rối loạn nội tiết như rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, to đầu chi, hội chứng Cushing, vô sinh. Các khối u không có hoạt tính thường ở giai đoạn muộn, khi khối u chèn ép các cấu trúc xung quanh [2],[3].
Trước đây, việc chẩn đoán u tuyến yên gặp nhiều khó khăn, thường ở giai đoạn muộn khi có dấu hiệu do khối u chèn ép, phát hiện nhờ vào dấu hiệu đè đẩy động mạch não trước trên phim chụp động mạch não. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, các khối u tuyến yên được phát hiện sớm hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho chẩn đoán và điều trị, và theo dõi bệnh nhân.
Điều trị u tuyến yên có nhiều phương pháp khác nhau: nội khoa, ngoại khoa, xạ trị, có thể đơn độc hoặc kết hợp các phương pháp với nhau. Lựa chọn phương pháp điều trị tuỳ theo loại khối u, kích thước khối u, tính chất xâm lấn của nó tại thời điểm chẩn đoán [3],[4],[5]. Trong đó, phẫu thuật lấy khối u là phương pháp điều trị hiệu quả với nhiều phương thức khác nhau. Năm 1893, Paul phẫu thuật lấy u tuyến yên qua đường mở xương thái dương bên phải [6]. Ca phẫu thuật lấy u tuyến yên qua đường xương bướm được Schloffer thực hiện thành công lần đầu tiên vào năm 1907. Harvey Cushing là người đầu tiên thực hiện kỹ thuật mổ cắt khối u tuyến yên nội soi qua đường xương bướm [7]. Trước năm 2000, ở Việt Nam, phẫu thuật u tuyến yên chủ yếu qua đường mở nắp sọ, nhưng từ năm 2000 trở lại đây, phẫu thuật u tuyến yên qua đường xương bướm với sự hỗ trợ của kính vi phẫu ngày càng trở nên hoàn thiện, an toàn và hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian nằm viện và biến chứng [8],[9].
Biến chứng thường gặp sau phẫu thuật u tuyến yên như: chấn thương sọ não, đái tháo nhạt, mất thị lực, suy tuyến yên… Trong đó, suy tuyến yên có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn, suy một phần hoặc suy toàn bộ. Suy tuyến yên chỉ sự thiếu hụt chức năng một hoặc nhiều hormon thùy trước hoặc thùy sau tuyến yên ảnh hưởng tới chức năng của tuyến đích, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân phải đi khám sau phẫu thuật.
Cho tới nay, nhiều bệnh nhân u tuyến yên chưa được chẩn đoán xác định, không được thăm dò các nội tiết tố và chỉ định điều trị phù hợp, đặc biệt trước phẫu thuật. Sau điều trị phẫu thuật, bệnh nhân không được theo dõi, thường phải nhập viện với những triệu chứng suy tuyến yên, đặc biệt là suy thượng thận cấp, tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo nhạt.. .hoặc các biểu hiện tái phát, di căn, thậm chí tử vong, biểu hiện của các triệu chứng này có thể xuất hiện ngay sau mổ hoặc sau mổ từ vài tháng đến nhiều năm. Vì vậy, để phẫu thuật vừa đạt được hiệu quả và vừa đảm bảo an toàn sau mổ, bệnh nhân phải được chẩn đoán chính xác, chuẩn bị kỹ lưỡng trước phẫu thuật, xác định các bệnh lý kèm theo, đặc biệt là với u tuyến yên có tiết các nội tiết tố nhằm mục đích kiểm soát đường máu, huyết áp, điện giải, bệnh lý tim mạch. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến phẫu thuật u tuyến yên nhưng ít có nghiên cứu đánh giá các triệu chứng thường gặp cũng như sự thay đổi các hormon trước và sau phẫu thuật để giúp các thầy thuốc lâm sàng có định hướng tốt hơn trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi lâu dài. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát một sổ đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân u tuyến yên.
2. Nhận xét một sổ thay đổi về đặc điểm u tuyến yên và tình trạng suy tuyến yên sau phẫu thuật.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Giải phẫu và sinh lý tuyến yên
1.1.1 Giải phẫu tuyến yên [2,10,11]
Hình 1.1 Giải phẫu tuyến yên
– Tuyến yên nằm trong hố yên, được ngăn cách bởi xương bướm ở vùng hoành yên. Hố yên: là hố rỗng, mặt trên thân xương bướm, cấu tạo bởi xương và màng xương, gồm 6 thành [12]:
+ Thành trước: bờ trên là củ yên, phía ngoài phình to thành mỏm yên trước. Nối hai mỏm yên là rãnh xoang tĩnh mạch, có tĩnh mạch vành trước và hai xoang tĩnh mạch hang ở hai bên, phía dưới ngoài và trước là khe bướm, có dây thần kinh III, IV, VI, nhánh mắt của dây V và tĩnh mạch mắt chui qua.
+ Thành sau: bờ trên phình ra hai bên tạo nên hai mỏm yên sau.
+ Thành dưới: tương ứng với đáy hố yên là trần của xương bướm, ở bên của đáy hố yên là là mép trên của rãnh động mạch cảnh.
+ Thành trên: tương ứng với lều tuyến yên, được hình thành do màng não khép lại, các góc được cố định trên các mỏm yên trước và sau, phía bên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Peter J Snyder, MD (2009) “Cause, presentation and evaluation of sellar masses ” http: //www.uptodate.com.online.
2. Đỗ Trung Quân (2013), “Bệnh lý tuyến yên”, Bệnh nội tiết chuyển hóa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, p: 67 – 133.
3. Munir Ahmar, MD (2005), “Classification pituitary”, CNS Clinic – Jordan.
4. Shlomo Melmed, David Kleinberg (2008), “Anterior pituitary”, Williams Textbook of Endocrinology, 11th Edition, Elsevier Saunder, Chapter 2, p: 155 – 179.
5. Shozo Yamada (2001), “Epidemiology of pituitary tumors”, Diagnosis and Management of pituitary tumors, p: 57 – 70.
6. Caton R, Paul FT (1893), “Notes of a case of acromegaly treated by operation”, Br Med J, Chapter 2, p: 1421 – 1423.
7. Shlomo Mellmed (2001), “Acromegaly and Cancer: Not a Problem?”, The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, Chapter 7, p: 2929 – 2934.
8. Lý Ngọc Liên (2003), “Nghiên cứu áp dụng phương pháp mổ u tuyến yên qua đường xoang bướm tại bệnh viện Việt Đức từ 2000 – 2002”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II.
9. Nguyễn Thanh Xuân (2007), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u tuyến yên qua đường xương bướm tại bệnh viện Việt Đức”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Nội trú, chuyên ngành phau thuật đại cương.
10. Nguyễn Quang Quyền (1997), Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Tập I
11. Nguyễn Quang Quyền, Phạm Đăng Diệu, Frank H. Netter, MD
(2004), “Các màng não và não”, Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Phần 1, p: 108 – 123.
12. Đỗ Xuân Hợp (1994), Giải phẫu đầu mặt cổ, Nhà xuất bản Y học.
13. Phạm Thị Minh Đức (2007), “Sinh lý nội tiết”, Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học, p: 297 – 308.
14. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học.
15. Kamal Thapar, Kalman Kovacs, et al (2001), “Diagnosis and Management of Pituitary Tumors”, Humana Press Inc, p: 14 – 40.
16. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2007), “Các biện pháp thăm dò tuyến yên”, Chuyên đề Nội tiết – Chuyển hoá, Nhà xuất bản Y học, p: 14 – 22.
17. Mai Thế Trạch (2007), “Khối u tuyến yên”. Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản Y học, Phần II, p: 85 – 96.
18. Heshman MY, Kovi J (1976), “Neoplasms of the central nervous system. Incidence and population selectivity in the Washington DC, metropolitan area”, Cancer, Vol38, p:2135-2142.
19. Fan KJ, Kovi J, Earle KM (1977), “The ethnic distribution of primary central nervous system tumors: AFIP, 1958 to 1970”, J Neuropathol Exp Neurol, Vol 36, p: 41 – 49.
20. Walker A.E., Robins M, Weinfeld FD (1985), “Epidemiology of brain tumors: The national survey of intracranial neoplasms”, Neurology, Vol 35, p: 219-226.
21. Shuangshoti S, Panyathanya R (1974), “Neural neoplasms in Thailand: a study of 2897 cases”, Neurology, Vol 24, p: 1127 – 1134.
22. Cheng MK (1982), “Brain Tumors in People’s Republic of China: a statistical review”, Neurosurgery, Vol 10, p: 16 – 21.
23. Christy NP (1975), “Diagnosis and treatment of pituitary tumors”, Textbook of Medicine, 14th Editor, p:1687 -1689.
24. Lý Ngọc Liên và CS (2002), “Nhận xét bước đầu kết quả mổ u tuyến yên qua đường xương bướm”, Tạp chíy học thực hành, Vol 417, p: 22¬23.
25. Pietro Mortini, et al (2005), “Results of transsphenoidal surgery in a large series of patients with pituitary adenoma”, Neurosurgery Journal, Vol 56, p: 1222-1233.
26. Terada T, Kovac K,et al (1995), “Incidence, pathology and recurrence of pituitary adenomas: study of 647 unselected surgycal cases”, Endocrinol Patho, Vol 6, p: 301-310.
27. Ambrosi B, Faglia G (1991), “Epidemiology of pituitary tumors”, New Trends in Basic and Clinical Research, p: 159 – 168.
28. Kuratsu J, Ushio Y (1996), “Epidemiological study of primary intracranial tumors: a regional survey in Kumamoto Prefecture in the southern part of Japan”, J Neurosurg, Vol 84, p: 946-950.
29. Lovaste MG, Ferrari G, Rossi G (1986), “Epidemiology of primary intracranial neoplasms. Experiment in the Province of Trento, (Italy), 1977-1984”. Neuroepidemiology, Vol 5, p:220-232.
30. Nguyễn Thế Hùng (2006), “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị cộng hưởng từ trong chẩn đoán u tuyến yên”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.
31. Bùi Phương Thảo (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của một số u thùy trước tuyến yên thường gặp trước và sau phẫu thuật tại khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Nội trú.
32. Anne Klibanski MD (2010), “Prolactinomas”, The New England Journal of Medecine, Vol 362, p: 1219-1222.
33. Peter J Snyder MD (2012), “Causes of hyperprolactinemia”, http: //www.uptodate.com.online.
34. Peter J Snyder MD, David S Cooper MD, Kathryn A Martin MD
(2012), “Clinical manifestations and diagnosis of hyperprolactinemia”. http : //www.uptodate.com.online .
35. Peter J Snyder MD, David S Cooper MD, Kathryn A Martin MD
(2012), “Treatment of hyperprolactinemia due to lactotroph adenoma and other causes”, http : //www.uptodate.com/online.
36. Anat Ben, Shlomo Melmed (2008), “Acromegaly”, Endocrinology and Metabolism Clinics of North America, p: 101 – 122.
37. Cordero RA, Barkan AL (2008), “Current diagnosis of acromegaly”, Rev Endocr Metab Disord, Vol 9, p: 13-19.
38. Bethesada MD (2008), “Acromegaly”, National Endocrine and Metabolic Diseases Imformation Service, No. 08 – 3924.
39. Lieberman SA, Bjorkengren AG, Hoffman AR (1992), “Rheumatologic and skeletal changes in acromegaly”, Endocrinol Metab Clin North Am, Vol 21, p: 615-631.
40. Lie JT (1980), “Pathology of the heart in acromegaly: anatomic findings in 27 autopsied patients”, American Heart Journal, Vol 100, p: 41-52.
41. Gaetano Lombardi, Mariano Galdiero, et al (2006), “Acromegaly and the cardiovascular system”, Neuroendocrinology, Vol 83, p: 211 – 217.
42. Donnelly M, Grunstein RR, et al (1995) “Large lung and growth hormone, an increase alveola number”, Eur Respir J, Vol 8, p: 938-947.
43. Shlomo Melmed MD (2012), “Diagnosis of acromegaly”, http : //www.uptodate.com/online.
44. I M Holdaway, M J Bolland, G D Ganble (2008), “A meta-analysis of the effect of lowering serum levels of GH and IGF-I on mortality in acromegaly”, Eur J Endocrinol, Vol 159, p: 89 – 95.
Shlomo Melmed MD (2012), “Causes and clinical manifestation of acromegaly”, http://www.uptodate.com/online.
46. Ari S Eck Man (2009), “Cushing’s disease”, Division of Endocrinology and Metabolism, Johns Hopkins School of Medicine, Baltimore.
47. Lynnette K Nieman MD (2012), “Primary therapy of Cushing’s
disease: Transsphenoidal surgery and pituitary irradiation”,
http : //www.uptodate.com.online .
48. Mary Lee Vance MD (2003), “Pituitary Tumors”, Handbook of Diagnostic Endocrinology, Edited by J.E.Hall aad L.K. Nieman, Chapter 3, p: 55 – 65.
49. Nicolas Clarke, Udaya M. Kabadi (2003), “Pituitary Tumors Other Than Acromegaly”, Early Diagnosis and Treatment of Endocrine Disorders, Chapter 11, p: 229-238.
50. Roy E Weiss MD, Samuel Refetoff MD (2012), “Thyrotropin (TSH)- secreting pituitary adenomas”, http : //www.uptodate.com.online.
51. Peter J Snyder MD (2013), “Clinical manifestations and diagnosis of gonadotroph and other clinically nonfunctioning pituitary adenomas”. http : //www.uptodate.com.online.
52. Golden SH, Robinson KA, et al (2009), “Prevalence and incidence of endocrine and metabolic disorders in the US, a comprehensive review”, J Clin Endocrinol Metab, Vol 94, p: 1853-1878.
53. Choe JH, Lee KS, et al (2008), “Endocrine outcome of endoscopic endonasal transsphenoidal surgery in functioning pituitary adenomas”, J Korean Neurosurg Soc, Vol 44, p: 151-155.
54. Shlomo Melmed MD (2012), “Treatment of acromegaly”, http : //www.uptodate.com/online.
55. Peter J Snyder MD (2012), “Management of lactotroph adenoma (prolactinoma) during pregnancy”, http : //www.uptodate.com.online.
56. Saili K. Felton (2009), “Prolactinoma”, Endocrinology Subspecialty Consult, Lippincott, Willams and Wilkins, Second Edition, p: 10 – 15.
57. Webb SM, Rigla M, et al (1999), “Recovery of hypopituitarism after neurosurgical treatment of pituitary adenomas”, J Clin Endocrinol Metab, Vol 84, p: 3696-3700.
58. Golkowski F, Trofimiuk M (2001), “Pituitary function after
transsphenoidal surgery for pituitary adenoma”, Przegl Lek, Vol 58, p: 825-827.
59. Fatemi N, Mattozo C, et al (2008), “Pituitary hormonal loss and recovery after transsphenoidal adenoma removal”, Neurosurgery, Vol 63, p: 709-718.
60. Fuyu Wang, Tao Zhou, et al (2015), “Endoscopic endonasal
transsphenoidal surgery of 1,166 pituitary adenomas”, Surgical Endoscopy, Vol 29, p: 1270-1280.
61. Prabhakar, V.K.B, S.M. Shalet (2006), “Aetiology, diagnosis, and management of hypopituitarism in adult life”, Postgraduate Medical Journal, Vol 82, p: 259-266.
62. Robinson AG, Verbalis JG (2003), “The posterior pituitary”, Wiliam Textbook of Endocrinology, Philadenphia, p: 281 – 329.
63. Andre Lacroix (2014), “Supression dexamethasone test”.
http : //www.uptodate.com.online.
64. Andrew Hattersley, et al, “Diabetes Insipidus”, Endocrinology Handbook, p: 43.
65. Daniel Bichet (2014), “Water deprivation test”, http : //www.uptodate.com.online .
66. B Guidetti, B Fraioli, GP Cantore (1987), “Results of surgical management of 319 pituitary adenomas”, Acta Neurochirurgica, Vol 85, p: 117-124.
67. Kars M, et al (2010), “Update in prolactinomas”, Neth J Med, Vol 68, p: 104-112.
68. Barzaghi LR, Losa M, et al (2007), “Complications of transsphenoidal surgery in patients with pituitary adenoma: experience at a single centre, Acta Neurochirurgica, Vol 149, p: 877-886.
69. Levy MJ, Powell M (2004), “Pituitary volume and headache: size is not everything”, Arch Neurol, Vol 61, p: 721-725.
70. Thomson, Jonh A MD, et al (2002), “Relapse of Hyperprolactinemia after Transsphenoidal Surgery for Microprolactinoma: Lessons from Long-term Follow-up”, Neurosurgery Journal, Vol 50, p: 36 – 40.
71. Michael P Powell, Stafford L Lightman, Edward R. Laws (2003), “Management of Pituitary Tumors: The Clinician’s Practical Guide”, Humana Pres Inc.
72. Nicolas Clarke, Udaya M.Kabadi (2003), “Pituitary tumors other than acromegaly, in Early Diagnosis and Treatment of Endocrine Disorders”, Edited by R.S. Bar, Chapter 11, p: 229 – 238.
73. Shlomo Melmed, J Larry Jamson (2010), “Disorders of the anterior pituitary and hypothalamus”, Harrison’s Endocrinolgy, J.L. Jamson, Editor, p: 38 – 39.
74. Kreutzer J, et al (2001), “Surgical management of GH-secreting pituitary adenomas”, J Clin Endocrinol Metab, Vol 86, p: 4072-4077.
75. Nienk R Biermasz, Hans van Dulken, F. Roelfsema (2000), “Ten- Year Follow-Up Results of Transsphenoidal Microsurgery in Acromegaly”, The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, Vol 85, p: 4596-4602.
76. Kim LJ, et al (2007), “Preliminary Experience with 3-Tesla MRI and Cushing’s Disease”, PubMed Central, Thieme Medical Publishers, Vol 17, p: 273 – 277.
77. Ari S.Eck.man MD (2009), “Cushing’s disease”, Division of Endocrinology and Metabolism, Johns Hopkins School of Medicine, Baltimore.
78. Saeger W, et al (2007), “Pathohistological classification of pituitary tumors: 10 years of experience with the German Pituitary Tumor Registry”, Eur JEndocrinol, Vol 156, p:203-216.
79. Dekkers OM, Pereira AM (2006), “Observation alone after transsphenoidal surgery for nonfunctioning pituitary macroadenoma”, The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, Vol91, p: 1796¬1801.
80. Chakravarthy MV (2009), “Cushing’s syndrome”, Endocrinology Subspecialty Consult, Lippincott, W.a. Wilkins, Editor, p: 93 – 113.
81. Gondim JA, et al (2010), “Endoscopic endonasal transsphenoidal surgery: surgical results of 228 pituitary adenomas treated in a pituitary center”, Pituitary, Vol 13, p: 68-77.
82. Hofstetter CP, Shin BJ, et al (2011), “Endoscopic endonasal transsphenoidal surgery for functional pituitary adenomas”, Neurosurg Focus, Vol 30, p: 10.
83. Shlomo Melmed MD (2011), “Anterior pituitary failure”, The pituitary, Academic Press is an imprit of Elsevier, p: 338 – 368.
84. Mary Lee Vance MD (1994), “Hypopituitarism”, New England Journal of Medicine.
85. Nemergut EC, et al (2005), “Predictors of diabetes insipidus after transsphenoidal surgery: a review of 881 patients”, J Neurosurg, Vol 103, p: 448-454.
86. Lindholm J, Nielsen EH, et al (2006), “Hypopituitarism and mortality in pituitary adenoma”. Clin Endocrinol (Oxf), Vol 65, p: 51-58.
87. The Washington Manual (2009), Endocrinology subspecialty consul.
ĐẶT VẤN ĐẺ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Giải phẫu và sinh lý tuyến yên 3
1.1.1 Giải phẫu tuyến yên 3
1.1.2. Các thành phần liên quan với tuyến yên 4
1.1.3 Cấu trúc tuyến yên 5
1.1.4 Sinh lý tuyến yên 6
1.2 U tuyến yên 11
1.2.1 Dịch tễ học 11
1.2.2 Chẩn đoán u tuyến yên 13
1.2.3 Suy tuyến yên sau phẫu thuật 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 26
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2 Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.2.3 Cỡ mẫu 26
2.2.4 Các bước tiến hành 27
2.2.5 Phương pháp thu thập thông tin 35
2.2.6 Sơ đồ tóm tắt quy trình nghiên cứu 35
2.3. Xử lý số liệu 36
2.4. Đạo đức nghiên cứu 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân u tuyến yên 37
3.1.1 Đặc điểm về giới 37
3.1.2 Đặc điểm về tuổi 37
3.1.3 Lý do bệnh nhân u tuyến yên đi khám bệnh 38
3.1.4 Thời gian biểu hiện bệnh đến khi được chẩn đoán 39
3.1.5 Phân loại các khối u tuyến yên theo tính chất tiết hormon 39
3.1.6 Đặc điểm cộng hưởng từ khối u tuyến yên 40
3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các loại u tuyến yên 41
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u tiết Prolactin 41
3.2.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u tiết GH 42
3.2.3 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u tiết ACTH 44
3.2.4 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u tiết hỗn hợp 45
3.2.5 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u gây suy tuyến yên và u
không tiết hormon 46
3.3. Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm hormon của u tuyến yên và tình trạng suy tuyến yên sau phẫu thuật 49
3.3.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân u tuyến yên sau phẫu thuật 3 – 10
ngày 49
3.3.2 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân u tuyến yên sau phẫu thuật 3¬10 ngày 50
3.3.3 Đặc điểm lâm sàng và hormon sau phẫu thuật 1 – 2 tháng 53
3.3.4 Đặc điểm của suy tuyến yên sau phẫu thuật u tuyến yên 54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58
4.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân u tuyến yên 58
4.1.1 Đặc điểm về giới 58
4.1.2 Đặc điểm về tuổi 58
4.1.3 Đặc điểm về lý do khám bệnh của bệnh nhân u tuyến yên 59
4.1.4 Thời gian diễn biến bệnh đến khi chẩn đoán 59
4.1.5 Phân loại các khối u tuyến yên theo tính chất tiết hormon 60
4.1.6 Đặc điểm chụp cộng hưởng từ tuyến yên 61
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các loại u tuyến yên 63
4.2.1 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của BN u tiết PRL 63
4.2.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u tiết GH 65
4.2.3 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u tiết ACTH 66
4.2.4 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u tiết hỗn hợp 67
4.2.5 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u không tiết và u gây suy tuyến
yên 68
4.3 Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm hormon của u tuyến yên và tình trạng suy tuyến yên sau phẫu thuật 70
4.3.1 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân u tuyến yên sau phẫu thuật 70
4.3.2 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân u tuyến yên sau phẫu thuật 72
4.3.3 Đặc điểm của suy tuyến yên sau phẫu thuật u tuyến yên 77
KẾT LUẬN 82
KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1 Phân bố BN theo tuổi và giới 38
Bảng 3.2. Lý do khám bệnh của BN u tuyến yên 38
Bảng 3.3 Tỷ lệ các loại u tuyến yên theo hormon 39
Bảng 3.5 Liên quan giữa kích thước u và triệu chứng thần kinh 41
Bảng 3.6 Đặc điểm lâm sàng của u tiết PRL 41
Bảng 3.7 Đặc điểm lâm sàng u tiết GH 42
Bảng 3.8 Đặc điểm hormon của u tuyến yên tiết GH 43
Bảng 3.9 Đặc điểm kích thước u tiết GH 43
Bảng 3.10 Đặc điểm lâm sàng u tiết ACTH 44
Bảng 3.11 Đặc điểm hormon của u tiết ACTH 44
Bảng 3.12 Đặc điểm kích thước của u tiết ACTH 45
Bảng 3.13 Đặc điểm về hormon của u tiết hỗn hợp 46
Bảng 3.14 Đặc điểm lâm sàng chung của BN u gây suy tuyến yên và u không
tiết 47
Bảng 3.15 Đặc điểm các hormon trong u gây suy tuyến yên 47
Bảng 3.16 Mức độ xâm lấn của u không tiết và u gây suy tuyến yên 48
Bảng 3.17 Đặc điểm triệu chứng thần kinh sau phẫu thuật 49
Bảng 3.18 Đặc điểm chung của hormon sau phẫu thuật 50
Bảng 3.19 So sánh trung bình hormon u tiết PRL, u tiết GH và u tiết ACTH
trước và sau phẫu thuật 50
Bảng 3.20 Đặc điểm các loại u tuyến yên theo giải phẫu bệnh và chẩn đoán
trước phẫu thuật 52
Bảng 3.21 Tỷ lệ các nhóm trong suy tuyến yên 55
Bảng 3.22 Liên quan suy tuyến yên và loại khối u theo lâm sàng và hormon 55 Bảng 3.23 Liên quan suy tuyến yên và loại khối u theo đặc điểm GPB 56
Bảng 3.24 Liên quan giữa kích thước u và suy tuyến yên 56
Bảng 3.25 Liên quan giữa suy tuyến yên và đặc điểm xâm lấn của khối u …. 57
Bảng 3.26 Tiền sử phẫu thuật u tuyến yên 57
Bảng 4.1 Tỷ lệ các loại u tuyến yên 60
Bảng 4.2 So sánh kích thước u tuyến yên 62
Bảng 4.3 Tỷ lệ các loại u tuyến yên 76
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm về giới 37
Biểu đồ 3.2 Đặc điểm kích thước u tuyến yên trên chụp cộng hưởng từ 40
Biểu đồ 3.3 Thay đổi nồng độ hormon corisol và ACTH của BN u tiết ACTH .. 53 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ suy tuyến yên trước và sau phẫu thuật 54