Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư đại tràng di căn gan tại Bệnh viện K và Bệnh viện ĐHY hà nội từ 2013-2/2015

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư đại tràng di căn gan tại Bệnh viện K và Bệnh viện ĐHY hà nội từ 2013-2/2015

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư đại tràng di căn gan tại Bệnh viện K và Bệnh viện ĐHY hà nội từ 2013-2/2015/ Lê Thị Xuân.

Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế IARC (Globocan 2008), mỗi năm ước tính có 1.234.000 ca mới mắc, chiếm 9,8% tổng số các bệnh ung thư và có hơn 608.000 bệnh nhân chết do căn bệnh ung thư đại trực tràng. UTĐTT là ung thư đứng thứ 3 ở nam sau ung thư phế quản phổi và ung thư tuyến tiền liệt, đứng thứ 2 ở nữ sau ung thư vú [1], [2]. Tại Việt Nam, năm 2010 trên cả nước có khoảng 5.434 người mới mắc, đứng hàng thứ 4 ở cả hai giới, trong đó tỷ lệ mắc của cả nam và nữ tương ứng là 19,0 và 14,7/100.000 dân [3]. Ung thư đại tràng có thể di căn gan, phổi và phúc mạc…, trong đó gan là vị trí dễ bị ung thư di căn nhất, khoảng 10% – 25% người bệnh đã xuất hiện di căn gan kể từ khi chẩn đoán xác định, 20% – 25% người bệnh bắt đầu di căn sau khi phẫu thuật. Nếu không áp dụng các biện pháp điều trị, thời gian sống của bệnh nhân chỉ khoảng vài tháng, hầu như hiếm có trường hợp nào sống được 5 năm [4], [5], [6]. Hiện nay, có nhiều tiến bộ trong sàng lọc phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị ung thư đại tràng nhưng do triệu chứng lâm sàng thường không rầm rộ, người bệnh đến khám thường ở giai đoạn muộn nên gây khó khăn cho quá trình điều trị. Về phương diện chẩn đoán, ngoài thăm khám lâm sàng thì các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng ngày càng đầy đủ, hiện đại giúp thầy thuốc có thể chẩn đoán sớm cũng như đánh giá tương đối chính xác giai đoạn ung thư trước điều trị, làm tăng thời gian sống thêm cho người bệnh. Siêu âm và CT – Scanner ổ bụng là 2 phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng chủ yếu trong phát hiện di căn gan ở bệnh nhân ung thư đại tràng với độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao. Sự kết hợp giữa thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng này vừa giúp cho chẩn đoán bệnh, vừa chẩn đoán giai đoạn bệnh. Như vậy việc chẩn đoán xác định bệnh, mức độ xâm lấn và giai đoạn bệnh bằng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị ung thư đại trực tràng. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài nhằm 2 mục tiêu:

1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng ở những bệnh nhân ung thư đại tràng di căn gan tại Bệnh viện K và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

2. Nhận xét một số đặc điểm cận lâm sàng ở những bệnh nhân ung thư đại tràng di căn gan.

Tài liệu tham khảo

1. Colorectal Cancer Incidence and Mortality (2008), Worldwide. 2. Jemal A, Siegel R, Ward E, et al (2009), Cancer statistics, CA Cancer J Clin, 59 – 225. 3. Nguyễn Bá Đức (2010). Báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện dự án quốc gia về phòng chống ung thư giai đoạn 2008 – 2010, Tạp chí ung thư học Việt Nam, Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ XV, 21-26. 4. Axel Grothey, Jeffrey W Clark (2014), Colorectal cancer treatment; metastatic cancer (Beyond the Basics). 5. Bernard N., Philippe R. (2012), Liver Metastases From Colorectal Cancer: The Turning Point, Colorectal Cancer. 6. Nguyễn Văn Hiếu (2005), Ung thư đại trực tràng, Bài giảng ung thư học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 188-195. 7. Nguyễn Bá Đức (2002), Chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 87-94. 8. Phạm Đức Huấn (2002), Ung thư đại tràng, Bệnh học ngoại, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 197-206. 9. Frank. H Netter MD (2007), Atlas of Human Anatomy, Nhà xuất bản y Y học, Hà Nội, 280-284. 10. Đỗ Xuân Hợp (1977), Đại tràng, trực tràng, giải phẫu bụng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 206-253. 11. Jame A. (2009), Coloretal cancer, The Bethesda Handbook of Clinical Oncology, ThirdEditon, Lippincott Wiliams & Wilkins, 96-113. 12. Lê Đình Roanh (2001), Ung thư đại trực tràng, Bệnh học các khối u, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 230-235. 13. Nguyễn Sào Trung, Nguyễn Chấn Hùng (1992), Bướu của ruột già, Bệnh học ung bướu cơ bản, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Y tế thành phố Hồ Chí Minh, 79-87. 14. Nguyễn Duy Huề, Phạm Minh Thông (2004), Bài giảng chẩn đoán hình ảnh, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 116. 15. Staley R.H (2000). Tumors of the colon and rectum, Pathology and Genetic of tumors of the disgestive system, WHO classification of tumors, IARC Press, Lyon, 103-142. 16. Hida J. (2003). Japanese General rules and TNM System in regional lymph node classification of colon cancer, Nippon Rinsho, pp.262-8. 17. AJCC (2010). Colon and rectum, Cancer staging handbook, part III. 18. Joshua D.I.E (2003), colorectal and anal cancers, Cancer management: A multidisciplinary approach, seventh edition, pp. 323-355. 19. Katherine L.K (2010), Adjuvant chemotherapy use and adverse events among older patients with stage III colon cancer, Jama, pp. 1037-1045. 20. Nguyễn Quang Thái (2002), Nghiên cứu một số phương pháp chẩn đoán và kết quả sau 5 năm điều trị phẫu thuật ung thư đại tràng, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 21. Trần Thắng (2010), Nghiên cứu áp dụng hóa trị liệu bổ trợ phác đồ FUFA sau phẫu thuật ung thư biểu mô tuyến đại tràng, Tạp chí ung thư học Việt Nam, Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ XV, 373-383. 22. Nguyễn Xuân Hùng (2001), Kết quả điều trị ung thư đại tràng tại bệnh viện Việt Đức trong 5 năm, Kỷ yếu công trình Nghiên cứu khoa học, Bộ Y tế – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, II, 166-171. 23. Nguyễn Văn Hiếu, Vi Trần Doanh (2005), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ di căn xa của ung thư đại trực tràng điều trị tại bệnh viện K từ 2003¬2004, Tạp chí Yhọc thực hành, số 520, Bộ Y tế. 24. Boring C, Squires T, Tong J (1991), Cancer statistis, CA Cancer JClin, 28-35. 25. Nguyễn Thị Thu Hường (2011), Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lân sàng và kết quả điều trị phẫu thuật kết hợp hóa chất ung thư đại tràng di căn hạch tại bệnh viện K, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 26. Mai Liên (2010), Đánh giá kết quả điều trị hóa chất bổ trợ ung thư đại tràng giai đoạn Duke B tại bệnh viện K 2004 – 2009, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 27. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013), Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và độc tính của phác đồ Xelox điều trị bổ trợ ung thư đại tràng giai đoạn III, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 28. Nguyễn Quang Thái, Đoàn Hữu Nghị, Khổng Thị Hồng (2000), Kháng nguyên ung thư biểu mô phôi CEA trong ung thư đại tràng trước và sau phẫu thuật, Tạp chí thông tin y dược, Hội thảo quốc tế phòng chống ung thư, 94 – 98. 29. Nguyễn Thị Kim Anh (2013), Đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng tiến triển bằng phác đồ FOLFOX 4 tại bệnh viện E, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 30. Nguyễn Văn Huy (2007), Gan, đường mật ngoài gan và cuống gan, giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 253 – 261. 31. Nguyễn Thu Hương (2008), Đánh giá hiệu quả của phác đồ FOLFOX 4 trong điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn tại bệnh viện K, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 32. Đào Thị Thanh Bình (2010), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định một số yếu tố nguy cơ tái phát, di căn trong ung thư đại tràng tại bệnh viện K, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 33. Nguyễn Thanh Tâm (2010), Nghiên cứu tổn thương hạch trong ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng được phẫu thuật triệt căn, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 34. Roberto L (2010), Colon cancer, Critical reviews in oncology/ hematology 74, 106 – 133. 35. Schmoll H (2007), Phase III trial of capecitabine plus oxaliplatin as adjuvant therapy for stage III colon cancer: a planned safety analysis in 1,864 patients, J Clin Oncol, 2007 Jan, pp. 102-9. 36. Phạm Quốc Đạt (2002), Đánh giá kết quả điều trị tia xạ kết hợp phẫu thuật trong ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 37. Boutard P, Platell C, Threlfall T (2004), Model for collecting colorectal cancer staging information in Western Australia”, ANZJSurg, 895 – 899. 38. Allegra C.J (2009), Initial Safety Report of NSABP C-08: A Randomized Phase III study of Modified FOLFOX 6 with or Without Bevacizumab for the Adjuvant Treatment of Patient With Stage II or III colon Cancer, J clin oncol, 2009 Jul, 27 (20), pp. 3385- 90. 39. Andre T (2004), An overview of adjuvant systemic chemotherapy for colon cancer, Clin colorectal cancer, pp. 22-28. 40. De Gramont A, Figer A, Seymour M, et al (2000), “ Leucovorin and fluorouracil with or without Oxaliplatin as first – line treatment in advanced colorectal cancer”, Journal of Clinical Oncology, Vol.18, Issue 16, pp. 2938 – 2947. 41. Libutti Steven K, Saltz Leonard B (2004), Cancer of the colon, Cancer: Principles & Pratice of Oncology, (edited by) Vincent T. Devita, Lippincott Williams & Wilkins, 7th edition, pp. 1061 – 1124. 42. Joshua D.I, Ellen Horn, Carey A.C, Lawrence R.C, Steven R.A. (2005¬2006), “ Colon, Rectal and anal cancers”, Cancer Managament : A Multi – Disciplinary Approach, 9th edition, pp. 343 43. Cameron R.B (1994), Malignaneies of the colon, Practical Oncology, pp. 273-283. 

ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Dịch tễ học 3 1.2. Sinh bệnh học của ung thư đại tràng: 4 1.3. Giải phẫu của đại tràng 5 1.3.1. Hình thể ngoài và trong của đại tràng 5 1.3.2. Mạch máu nuôi dưỡng của đại tràng: 6 1.3.3. Dẫn lưu bạch huyết của ĐT: 7 1.4. Đặc điểm tổn thương mô bệnh học 7 1.4.1. Tổn thương đại thể 7 1.4.2. Tổn thương vi thể 8 1.5. Chẩn đoán ung thư đại tràng 9 1.5.1. Lâm sàng 9 1.5.2. Cận lâm sàng 11 1.5.3. Chẩn đoán giai đoạn 12 1.6. Điều trị 15 1.6.1. Phẫu thuật 15 1.6.2. Điều trị hóa chất 15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu 16 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân 16 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu 16 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 16 2.2.2. Các bước tiến hành 17 2.3. Phân tích số liệu 20 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 3.1. Các đặc điểm chung 21 3.2. Đặc điểm lâm sàng 23 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 24 3.4. Kết quả tổn thương trong và sau phẫu thuật 29 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 34 4.1. Đặc điểm chung 34 4.1.1. Tuổi và giới 34 4.1.2. Nghề nghiệp 35 4.1.3. Tiền sử 35 4.1.4. Thời gian phát hiện bệnh 35 4.2. Triệu chứng lâm sàng 36 4.2.1. Triệu chứng cơ năng 36 4.2.2. Triệu chứng thực thể 38 4.2.3. Triệu chứng toàn thân 38 4.3. Đặc điểm cận lâm sàng 39 4.3.1. Nội soi 39 4.3.2. Nồng độ CEA trước phẫu thuật 40 4.3.3. Chẩn đoán hình ảnh 42 4.3.4. Giải phẫu bệnh 44 4.3.5. Các xét nghiệm khác 45 4.4. Đánh giá trong và sau phẫu thuật 45 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Bảng 3.1: Nghề Nghiệp 21 Bảng 3.2: Tiền sử bản thân và gia đình 22 Bảng 3.3: Thời gian phát hiện bệnh 22 Bảng 3.4: Triệu chứng toàn thân 23 Bảng 3.6: Đặc điểm khối u qua soi đại tràng 24 Bảng 3.7: Các tổn thương trên siêu âm ổ bụng và CT ổ bụng 26 Bảng 3.8: Kết quả X – quang và CT – Scanner lồng ngực 27 Bảng 3.9: Đặc điểm giải phẫu bệnh 28 Bảng 3.10: Liên quan giữa men gan và tình trạng nhiễm virus kèm theo 29 Bảng 3.11: Mức độ xâm lấn và di căn hạch sau phẫu thuật 30 Bảng 3.12: Liên quan giữa mức độ xâm lấn và di căn hạch 30 Bảng 3.13 : Vị trí di căn xa ngoài gan phối hợp 31 Bảng 3.14: Đối chiếu kết quả vị trí u theo nội soi với sau phẫu thuật 31 Bảng 3.15 : Liên quan giữa kích thước u trên nội soi với tình trạng xâm lấn và di căn hạch 32 Bảng 3.16: Liên quan giữa CEA trước mổ và giai đoạn TNM sau mổ 33  Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới 21 Biểu đồ 3.2: Triệu chứng cơ năng 23 Biểu đồ 3.3: Nồng độ CEA trước phẫu thuật 25 Biểu đồ 3.4: Vị trí u sau phẫu thuật 29 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình1.1: Giải phẫu hình thể trong, ngoài đại tràng

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment