Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa di căn hạch

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa di căn hạch

Luận văn Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa di căn hạch.Ung thư tuyến giáp (UTTG) là bệnh ác tính thường gặp nhất của hệ nội tiết, theo Hiệp hội quốc tế phòng chống ung thư (UICC) UTTG chiếm khoảng 90% tổng số các ung thư tuyến nội tiết và khoảng 1% tổng số các ung thư nói chung [1], [2]. Tỷ lệ này cao hơn ở các nước có bệnh bướu cổ lưu hành địa phương, bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, xuất hiện ở mọi lứa tuổi song nhóm tuổi hay gặp nhất là 7 – 20 tuổi và 40 – 65 tuổi. Trên thế giới tỷ lệ mắc UTTG biến đổi từ 0,5 – 10/100.000 dân tùy thuộc vào chủng tộc và vùng địa lý [1], [2]. Ở Việt Nam số liệu thống kê cho thấy tại Hà Nội tỷ lệ mắc bệnh là 1,9/100.000 dân, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam 2,6 lần; tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ mắc bệnh ở nữ là 2,8/100.000 dân, và ở nam là 1,5/100.000 dân. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến giáp như tiền sử tia xạ vùng đầu cổ, gia đình có người bị ung thư tuyến giáp… [1], [4], [6].

Về mô bệnh học, UTTG được chia thành các loại: UTTG thể biệt hóa (thể nhú và thể nang), UTTG thể tủy và UTTG thể không biệt hóa…. Các thể bệnh có tiến triển lâm sàng, cách điều trị và tiên lượng khác nhau. Nhìn chung UTTG thể biệt hóa thường tiến triển âm thầm, ít có biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn sớm, tỷ lệ cao đối với bệnh u giáp thể nhân (đơn nhân hay đa nhân). Ở Mỹ có 4 – 8% người lớn có u giáp thể nhân và gần 10% bướu thể nhân là ung thư [1], [2]. Về lâm sàng, UTTG thể biệt hóa thường biểu hiện bằng khối u giáp ở giai đoạn sớm hoặc một ung thư biểu hiện rõ trên lâm sàng với đầy đủ tính chất ác tính, nhưng cũng có khi chỉ là hạch cổ di căn đơn độc [3], [4]. Vấn đề di căn hạch là một trong những đặc tính cơ bản của ung thư biểu mô, đặc biệt trong ung thư biểu mô tuyến giáp, nó là dấu hiệu lâm sàng quan trọng giúp chẩn đoán và điều trị.  Về điều trị, phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn đầu tiên đối với UTTG thể biệt hóa [3], [4]. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư quốc tế thì các bệnh nhân UTTG thể biệt hóa di căn hạch cần được phẫu thuật cắt TGTB + vét hạch cổ phối hợp với điều trị bổ xung I131 sau mổ nhằm xóa bỏ mô giáp còn sót lại, diệt những ổ di căn hạch và di căn xa làm giảm tỷ lệ tái phát sau điều trị.
Thực tế hiện nay ở nước ta, UTTG thể biệt hóa thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, hoặc điều trị lần đầu không hoàn chỉnh dẫn đến tỷ lệ tái phát còn khá cao, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tốn kém cho bệnh nhân. Những đánh giá sau phẫu thuật cắt giáp ở bệnh nhân UTTG gần đây cho thấy tỷ lệ tái phát lên tới 20 – 25% [7], [8]. Chẩn đoán đúng giai đoạn bệnh để có hướng điều trị ngay từ đầu kết hợp với kỹ thuật phẫu thuật tốt sẽ làm giảm tái phát tại chỗ, cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về UTTG nhưng còn ít công trình nghiên cứu một cách đầy đủ về kết quả điều trị UTTG thể biệt hóa đã di căn hạch, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa di căn hạch” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của UTTG thể biệt hóa di căn hạch.
2. Đánh giá kết quả điều trị UTTG thể biệt hóa di căn hạch tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TUYẾN GIÁP 3
1.1.1. Vài nét về phôi thai học 3
1.1.2. Sơ lược giải phẫu tuyến giáp 3
1.1.3. Vài nét về sinh lý tuyến giáp 10
1.2. ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC UNG THƯ TUYẾN GIÁP 11
1.2.1. Dịch tễ học yếu tố nguy cơ 11
1.2.2. Tiến triển của ung thư tuyến giáp thể biệt hóa 13
1.2.3. Phân loại mô bệnh học 14
1.2.4. Các yếu tố tiên lượng 15
1.2.5. Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp 16
1.2.6. Điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa 20
1.2.7. Tình hình nghiên cứu về ung thư tuyến giáp 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.3. Nghiên cứu lâm sàng 28
2.2.4. Nghiên cứu cận lâm sàng 30
2.2.5. Nghiên cứu về kết quả điều trị 32
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 35 
2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 37
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 37
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới tính 38
3.1.3. Tiền sử bệnh nhân 39
3.1.4. Các triệu chứng đầu tiên và dấu hiệu cơ năng 39
3.1.5. Thời gian phát hiện bệnh đến khi vào viện 40
3.1.6. Đặc điểm u lúc khám bệnh 41
3.1.7. Đặc điểm hạch lúc khám bệnh 42
3.1.8. Vị trí, kích thước, số lượng u sau phẫu thuật 42
3.1.9. Vị trí, kích thước hạch sau phẫu thuật 43
3.2. CẬN LÂM SÀNG 44
3.2.1. Kết quả siêu âm 44
3.2.2. Kết quả chọc tế bào bằng kim nhỏ 44
3.2.3. Phân loại mô bệnh học 45
3.2.4. Liên quan giữa phân loại MBH với một số đặc điểm lâm sàng 45
3.2.5. Phân loại theo TNM 46
3.2.6. Phân chia giai đoạn bệnh theo Hiệp hội ung thư quốc tế 46
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 47
3.3.1. Phương pháp phẫu thuật 47
3.3.2. Tai biến và biến chứng 47
3.3.3. So sánh biến chứng phẫu thuật theo phương pháp phẫu thuật 48
3.3.4. Kết quả xạ hình tại chỗ sau phẫu thuật 48
3.3.5. Thời gian sống thêm 49
3.3.6. Tái phát sau điều trị 53
3.3.7. Di căn sau điều trị 54 
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 55
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG UTTG THỂ BIỆT HÓA DI CĂN HẠCH 55
4.1.1. Tuổi, giới 55
4.1.2. Tiền sử 56
4.1.3. Triệu chứng lâm sàng 56
4.2. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 60
4.2.1. Kết quả chẩn đoán bằng siêu âm 60
4.2.2. Chẩn đoán tế bào học 61
4.2.3. Phân loại mô bệnh học 61
4.2.4. Phân loại TNM và chẩn đoán giai đoạn bệnh 62
4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 63
4.3.1. Phương pháp phẫu thuật 63
4.3.2. Tai biến, biến chứng sau phẫu thuật 63
4.3.3. Xạ hình tuyến giáp sau phẫu thuật 65
4.3.4. Kết quả điều trị theo thời gian 65
4.3.5. Tái phát và di căn xa 67
KẾT LUẬN 69
KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng (2001), ” Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam năm 2000″, Tạp chí thông tin Y dược, Số 2, tr. 19 – 26.

2. Fraker D.L., Skarulis M., Livolsi V. (2001), “Thyroid Tumors”, Cancer of the endocrine system (chap 37), In Cancer: Principles and practice of Oncology, 5th Ed, Edit by Devita V.T.Jr. Hellman S, Rosenberg S.A. Lippincott – Raven Publishers, Piladenphia, pp. 1629 – 1652.

3. Nguyễn Văn Hiếu (2010), “ Điều trị phẫu thuật bệnh ung thư”. NXB Y học, tr. 152 – 154.

4. Nguyễn Bá Đức (1999), “Ung thư tuyến giáp trạng”, Hướng dẫn thực hành, chan đoán điều trị ung thư, NXB Y học, tr. 135 – 149.

5. Nguyễn Vượng (1998), “Bệnh của tuyến giáp, bệnh của hệ nội tiết”,

Giải phẫu bệnh học, NXB Y học, tr. 530 – 576.

6. Nguyễn Quốc Bảo (1999), “Nghiên cứu điều trị ung thư tuyến giáp bằng cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ”, Luận văn tốt nghiệp BS CKII, Trường Đại học Y Hà Nội.

7. Đinh Xuân Cường (2010), “ Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K trung ương”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.

8. Lê Chính Đại (1996), “Bàn về vấn đề tái phát của ung thư tuyến giáp trạng”, Tạp chí Y học thực hành, Chuyên san ung thư học tháng 11/1996, tr. 71 – 73.

9. Phạm Phan Địch, Trịnh Bình, Đỗ Kính (1998), “Mô học, phôi thai học đại cương”, NXB Y học, Hà Nội.

10. Thái Hồng Quang (1997), Bệnh nội tiết, NXB Y học.

11. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thị Khuê (1995), “Nội tiết học đại cương”, NXB thành phố HCM.

12. Đỗ Xuân Hợp (1971), ” Giải phẫu tuyến giáp”, Giải phẫu đại cương, NXB Y học, tr. 446 – 450.

13. Nguyễn Quang Quyền (2012), “ Atlas giải phẫu người”. NXB Y học: 74, 224 – 234.

14. Trịnh Văn Minh (2010), “ Giải phẫu người”. NXB Y học. Tập 1: 614 – 619.

15. Trịnh Văn Minh (2010), “ Giải phẫu người”. NXB Y học, Tập 2: 208 – 223.

16. Nguyễn Khánh Dư (1987), “ Bệnh học tuyến giáp. Bệnh học đại

cương”. NXB Y học”: 68 – 95.

17. Cẩm nang ung bướu học lâm sàng (1995), “Dịch từ tài liệu của hiệp hội Quốc tế chống ung thư”, Xuất bản lần thứ 6, NXB Y học chi nhánh TP. HCM, tr. 391 – 403.

18. National Comprehensive Cancer Network (NCCN) (2008), NCCN Practice Guidelines for Thyroid Cancer, Version.

19. Farahati J., Reiners C., Stuschkle M., et al (1996), Differentiated Thyroid Cancer: Impact of Adjuvant External Radiotherapy in Patients with Perithyroidal Tumor infiltration (Stage pT4), Cancer, Vol 77, No 1, pp. 172 – 180.

20. International Agency for Research on Cancer (1997), Cancer Incidence in Five Continents, Edit. by Parkin D.M, Whelan S.L, Ferlay J, et al, Vol 7.

21. Norton F.A., Doppman J.L., Jensen R.T. (1993), The Thyroid gland. Cancer of the Endocrine System (chap 39), In: Cancer: principles and Practice of Oncology. 4th. Ed. Edit. by Devita V.T, Jr Hellman S., Rosenberg A.S. B. Lippincott Comopany, pp. 1333 – 1350.

22. Gagel R.F., Goepfert H., Callender D.L (1996), Changing Concepts in the Pathogenesis and Managenment of thyroid Carcinoma, CA. Cancer J. Clin, Vol 46, No 5, pp. 261 – 283.

23. Grigsby P. W., Luk K.H (1997), Thyroid In: Principles and practice of radiation Oncology. 3rd. Ed. Edit by Perez C.A, Brady L.W. Lippincott – Ranven Publishers, Philadenphia, pp. 1157 – 1179.

24. Hershman J.M., Blahd W.H (1995), Thyroid gland. Endocrine and Neuroendocrine Neoplasms. In: Cancer Treatment. 4th. Ed. W.B Saunders Company, pp. 743 – 752.

25. Đặng Văn Chính (1997), “Ung thư tuyến giáp trạng”, Bài giảng bệnh học ung thư, Tập 1, NXB Y học, Hà Nội, tr. 160 – 171.

26. Trần Thị Hợp (1997), “Ung thư tuyến giáp trạng”, Bài giảng ung thư học, NXB Y học, tr. 140 – 145.

27. Serman S.I., Gillen A.M (2000), Neoplasms of the Thyroid. Neoplasms of the Endocrine glands. In: Cancer Medicine. 5th. Ed. B.C Decker Inc, pp. 1105 – 1114.

28. Nguyễn Văn Thành (2000), “Đặc điểm giải phẫu bệnh – lâm sàng của ung thư tuyên giáp nguyên phát”, Y học thành phố HCM, Số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, Tạp 4, số 4, tr. 114 – 121.

29. Fraker D.L., Skarulis M., Livolsi V. (2007), Thyroid Nodules, Cancer of endocrine System (chap 36), In: Cancer: Principles and practice of Oncology 6th. Ed. Edit by Devita V.T.Jr, Hellmans S, Rosenberg S.A. Lippincott Williams, Wilkins, pp. 1500 – 1535.

30. Tạ Văn Bình (1999), “Đặc điểm bướu giáp nhân đánh giá bằng siêu âm và điều trị một vài loại bướu giáp nhân bình giáp”, Luận văn tiến sĩ Y

học, Hà Nội.

31. Hermanek P., Sobin H., Hutler R.V.P, et al. (1997), TNM Atlas, International Union Against Cancer (UICC), 4th. Berlin Springer – Verlag.

32. Trần Minh Đức (2002), “ Nghiên Cứu chẩn đoán và điều trị ngoại khoa ung thư tuyến giáp”, Luận án tiến sỹy học, trường HVQY – Hà Nội.

33. Nguyễn Đoàn Hồng (1971), “ Điều trị bướu giáp bằng Ngoại khoa”. Y học thực hành. Tập 3: 26 – 30

34. Nguyễn Xuân Kử (2000), “ Ứng dụng của bức xạ ion hóa trong lâm sàng và nghiên cứu tuyến giáp”, Hội nghị Quốc tế điều trị phóng xạ ion hóa trong ứng dụng y học, Hà Nội, tr. 84 – 92.

35. Nguyễn Xuân Phách (1972), “ Chẩn đoán bệnh tuyến giáp bằng đồng vị phóng xạ”, Chẩn đoán bằng đồng vị phóng xạ, Trường HVQY – Hà Nội, tr. 118 – 146.

36. Nguyễn Xuân Phách (1987), “ Chẩn đoán bệnh tuyến giáp trạng”. Sử

dụng đồng vị phóng xạ trong chẩn đoán lâm sàng và nghiên cứu y sinh học, Học viện Quân y, tr. 72 – 90.

37. Nguyễn Bá Đức (1996), “Ung thư tuyến giáp”, Bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu iod, NXB Y học, tr. 616 – 629.

38. Shah D.H., Samuel A.M. Rao R.S (1999), Thyroid Cancer – An Indian perspective, Sudarshan Art Printing. Press.

39. Sherman SI. (2003). Thyroid Carcinoma, The Lancet, Vol. 361; pp 361 – 371.

40. Simon Grodski, Lachlan Cornford, et al. (2007), : Routin level VI lymph node dissection for papillary thyroid cancer: surgical technique”. ANZ.J. surg, pp. 200 – 208.

41. Mazzaferri EL., and SM. Jhiang (1994), “Long term impact of initial surgery and medical therapy on papillary and follicular thyroid cancer”, Am JMed 97, pp. 418 – 428.

42. Đoàn Hữu Nghị (1995), “Một số nhận xét về tái phát và di căn ung thư qua ghi nhận 1992 – 1994 tại bệnh viện K”, Y học thực hành, Chuyên san ung thư học tháng 11/1995, tr. 105 – 109.

43. Lê Văn Quảng (2001), “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng ung thư giáp trạng”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.

44. Nguyễn Tiến Lãng (2008), “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp phối hợp với I131 điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa”, Luận văn tốt nghiệp Bỏc sỹ CKII, Trường Đại học Y Hà Nội.

45. Vũ Trung Chính (2002), “Nghiên cứu áp dụng phương pháp điều trị ung thư giáp trạng thể biệt hóa bằng cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ kết hợp I131”. Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà nội.

46. Gandon L (1986) ” Le nodule thyroïdien”, J. Fr. OPL (Lyon). 35, pp. 313 – 318.

47. Đặng Văn Chính (1985), “Nhận xét bệnh ung thư tuyến giáp trạng trên 98 bệnh nhân gặp tại viện K trong 5 năm (1979 – 1983)”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.

48. Hershman J.M., Blahd W.H (1995), Thyroid gland. Endocrine and Neuroendocrine Neoplasms. In: Cancer Treatment. 4th. Ed. W.B Saunders Company, pp. 743 – 752.

49. Mazzaferri EL (1993), “Thyroid carcinoma papillary and follicular”. In Endocrine tumor, Cambridge, Blackwell Scientific Publication Inc, pp. 278 – 333.

50. Beverley M et al (2000), “Ultrasound of the thyroid and parathyroid gland”, World J. Surgery, Vol 24 N02, pp. 168 – 175.

51. Dina K. Rubin (1993), “Cancer, principles and practice of oncology”. J. B. Lippincott company Philadelphia. 4th Edition.

52. Trần Thanh Phương, Trần Văn Thiệp, Phan Triệu Cung (1999), “Chẩn đoán và điều trị bướu giáp đơn nhân”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản chuyên đề ung bướu học. Tập 3, số 4, tr. 156 – 168.

53. Dina K et al (2000), ” Molecular genetics of thyroid tumor and surgical decision-making”, World J. Surgery, Vol 24 N08, pp. 923 – 929.

54. Sugimoto T., Matsuura K., Kobayashi M. (1997), “ Thyroid cancer in childrent”, Surg Today, 27(10), pp. 961 – 965.

55. Nguyễn Vượng (1983), “ Chẩn đoán tế bào học một số bệnh tuyến giáp qua chọc hút tổn thương bằng kim nhỏ” Luận án Phó Tiến sỹ y học – Hà Nội.

56. Trương Quang Xuân, Trịnh Thị Minh Châu và cs (2002), “Điều trị ung thư giáp trạng bằng đồng vị phóng xạ I131 tại Bệnh viện Chợ Rẫy”. Tạp chí Y học thực hành, Hội thảo Quốc gia phòng chống ung thư, tr. 330 – 334.

57. Trịnh Thị Minh Châu, Lê Hữu Tâm và cộng sự (2006), “10 năm điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa bằng I131 tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Y học lâm sàng Chuyên đề Y học hạt nhân và Ung thư, Bệnh viện Bạch Mai, tr 38 – 44.

58. Trần Ngọc Lương, Mai Văn Sâm, Nguyễn Tiến Lãng (2004), “Một số nhận xét về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị phẫu thuật của 249 trường hợp ung thư tuyến giáp tại bệnh viện Nội tiết Trung ương”, Tạp chí thông tin Y dược số 10, tr 32- 37.

59. Degroot et al., Kaplan E.L. (1990), “Natural history, treatment and course of papillary thyroid carcinoma”, J Clin Endocrinol. Metab: 71 – 414 – 424.

60. Correa. P., Chen W.V. (1995), Endocrine gland cancer, Cancer, Vol 75, No 1, pp. 338 – 352.

61. Mazzaferri E.L., Young R.L. (1997), “Papillary thyroid carcinoma the impact of therapy in 576 patients”, Medicine 56 – 171.

62. Shaha A.R. (2000), “ ‘Extent of thyroidectomy cancer control”, Vol 7, No3, pp. 240 – 245.

63. Trần Trọng Kiểm (2009), “Nghiên cứu phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp kết hợp I131 điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa”, Luận án tiến sỹ y học, trường HVQY – Hà Nội.

Leave a Comment