Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh nhân dị ứng thuốc tại khoa hồi sức cấp cứu
NHẬN XÉT MỌT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN DỊ ỨNG THUỐC TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011
ĐỖ MINH DƯƠNG – Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân dị ứng thuốc tại khoa Hồi sức cấp cứu. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân dị ứng thuốc tại khoa Hồi sức cấp cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu 59 bệnh nhân dị ứng thuốc và sốc phản vệ điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện đa tỉnh Thái Bình từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2011.
Kết quả: Qua nghiên cứu 59 bệnh nhân dị ứng thuốc, tuổi trung bình: 46,2 ± 17,7 trong đó thấp nhất là 4 tuổi, cao nhất là 83 tuổi. Bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ cao hơn (59.3%). Nhóm thuốc hay gặp nhất là kháng sinh chiếm 55,9%. Thời gian xuất hiện sốc phản vệ nhanh hơn so với nhóm dị ứng thuốc đơn thuần là 13,6 ±12,1 phút so với 30,2 ±11,4 phút với p<0,05. Có 10 bệnh nhân sốc phản vệ, chiếm 17%.
Kết luận: Triệu chứng hay gặp nhất là dát đỏ trên da, choáng, khó thở, tụt huyết áp… Thuốc điều trị cấp cứu là truyền dịch, Corticoid, kháng Histamin H1, thở oxy, thuốc giãn phế quản cho bệnh nhân có co thắt khí phế quản, Adrenalin cho bệnh nhân có sốc phản vệ. 43 bệnh nhân được xuất viện chiếm 72,9%, 15 nhân (26,4%) chuyển khoa khác để điều trị tiếp, 1 bệnh nhân sốc phản vệ đã ổn định (1,7%) được chuyển bệnh viện Nhi, không có bệnh nhân tử vong.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất