Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và tỷ lê tổn thương gan, thận trên bênh nhân dị ứng thuốc điều trị tại khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bênh viên Bạch Mai và Viên Da Liễu Quốc gia.
Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 96 bênh nhân dị ứng thuốc điều trị tại khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bênh viên Bạch Mai và Viên Da Liễu Quốc gia. Các tác giả đã thu được một số kết quả như sau:
– Bênh nhân dị ứng thuốc hay gặp ở tuổi từ 20-40 với 38/96 bênh nhân chiếm 39,70%. Nữ gặp nhiều hơn nam (57,25% và 42,75%). Lý do dùng thuốc của bênh nhân rất đa dạng, nhưng đứng đầu là do cảm cúm: 21,90%, tiếp theo là các bênh về tai-mũi-hong, da-niêm mạc, hô hấp, tiêu hoá…Các thuốc gây dị ứng chủ yếu là kháng sinh với 62,50%. Trong đó nhóm P-lactam chiếm 52,33% tổng số các loại kháng sinh, tiếp theo là nhóm sulfamit và nhóm aminzit.
– Biểu hiên dấu hiệu lâm sàng đầu tiên sau dùng thuốc thường gặp nhất là ngứa: 79,17%, tiếp theo là sốt và ngứa: 48,95% . Các dấu hiêu khác ít gặp hơn. Các thể lấm sàng biểu hiên đa dạng và phong phú nhưng thể ban đỏ chiếm tỷ lê nhiều nhất: 28,12%; tiếp đến là thể mày đay và ban đỏ: 21,87%. Có 8,34%) bênh nhân bị hội chứng Stevens-Johnson và 3,12% bênh nhân bị hội chứng Lyell
– Kết quả xét nghiêm sinh hóa niêu cho thấy có 48/77 (62,33%) bênh nhân có sự thay đổi về thành phần sinh hoá niêu. Trong đó 18,60% có albumin niêu; 9,00% có hổng cầu niêu và 35,10% có bạch cầu niêu (35,10%). Sau khi điều trị, tỷ lê bênh nhân có albumin niêu giảm xuống còn 6,40% và bênh nhân có bạch cầu niêu còn 15,60% ( p < 0,05). Đối với kết quả xét nghiêm sinh hoá máu có 11/72(13,40%) bênh nhân có ure huyết tăng; 44/84 (52,40%)bênh nhân có SGOT tăng và có 47/84 (56,00%) bênh nhân có SGPT tăng. Sau điều trị, tỷ lê bênh nhân có SGOT tăng chỉ còn 26,90% và tỷ lê bênh nhân có SGPT tăng chỉ còn 32,80% ( p < 0,05).
I .ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị ứng thuốc là một trong những tai biến do dùng thuốc thuờmg gặp trên lâm sàng gây không ít phiền hà cho thầy thuốc và bênh nhân. Dị ứng thuốc là thuật ngữ được dùng để miêu tả những biến cố không mong muốn hoặc sự ảnh hưởng của những viêc xảy ra khi một cá thể dùng thuốc đặc trị hoặc những tai biến xảy ra trong điều trị [8] Dị ứng thuốc là những phản ứng, những hội chứng hoặc bênh xuất hiên trong hoặc sau khi dùng thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc bôi, nhỏ niêm mạc, khí dung…với những mức độ khác nhau có thể gây tử vong cho bênh nhân. Đây là mối đe doạ đối với bênh nhân và là mối lo lắng đối với thầy thuốc[3]
Những biểu hiên lâm sàng của dị ứng thuốc đã được đề cập tới từ thời cổ đại, đây là sự tương tác giữa yếu tố dược học và hê thống miễn dịch của cơ thể [1].
Cơ chế và biểu hiên lâm sàng của dị ứng thuốc vô cùng phức tạp và phong phú bởi tính kháng nguyên không đổng đều của các loại thuốc, tính đa giá, tính mẫn cảm chéo, yếu tố cơ địa của người bênh. Chính vì vậy các thầy thuốc lâm sàng không thể dự báo trước được những điều gì sẽ xảy ra khi dùng một loại thuốc nào đó bởi vì một triêu chứng lâm sàng có thể do nhiều loại thuốc gây nên, ngược lại một loại thuốc cũng có thể gây nên nhiều bênh cảnh lâm sàng khác nhau [3].
Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục đích: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và tỷ lê tổn thương gan, thận trên bênh nhân dị ứng thuốc điều trị tại khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bênh viên Bạch Mai và Viên Da Liễu Quốc gia.
II . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu trên 96 bênh nhân dị ứng thuốc vào điều trị nội trú tại khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bênh viên Bạch Mai và Viên Da liễu Quốc gia.
Tiêu chuẩn lựa chọn bênh nhân:
– Tiền sử: Bênh nhân có tiền sử dùng 1 hoặc nhiều loại thuốc
– Lâm sàng: Ban đỏ ngứa, mày đay, viêm da tiểp xúc, phù Quinke, hổng ban đa dạng, hổng ban cố đinh nhiễm sắc tái phát, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, đỏ da toàn thân…
2.2. Thòi gian nghiên cứu: tháng 3/2005 – 3/2006
2.3. Địa điểm nghiên cứu: khoa Di ứng – Miễn dich lâm sàng, BV Bạch Mai và Viên Da liễu Quốc gia.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Loại hình nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4.2. Chọn mẩu: Theo phương pháp tích luỹ
2.4. 3.Các bước thực hiên:
– Khai thác tiến sử: Phỏng vẩn bênh nhân theo mẫu 25B của WHO
– Khám lâm sàng (ghi vào mẫu bệnh án nghiên cứu) : Phát hiên các tổn thương da và niêm mạc. Phân thể lâm sàng theo phương pháp cổ điển như: mày đay, ban đỏ, hổng ban đa dạng, viêm da di ứng, hổng ban cố đinh nhiễm sắc tái phát, hội chứng Lyell, hội chứng Steven-Johnson.
– Tiến hành các xét nghiêm: sinh hoá niêu, sinh hoá máu theo kỹ thuật thường quy.
2.5.. Xử lý số liêu: theo phương pháp thống kê y học thông thường.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích