Nhận xét một số kích thước ngoài và trong của răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên

Nhận xét một số kích thước ngoài và trong của răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên

Luận văn Nhận xét một số kích thước ngoài và trong của răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên.Trong những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ của nền y học hiện đại, ngành Răng Hàm Mặt đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, nhiều kỹ thuật, thiết bị cũng như nhiều vật liệu mới ra đời giúp cho việc điều trị ngày càng hoàn thiện và phát triển. Để có được thành công như vậy thì một trong những yếu tố quyết định là sự hiểu biết chuyên sâu về giải phẫu răng. Giải phẫu răng là một môn học nền tảng và quan trọng trong ngành Răng Hàm Mặt, nghiên cứu về: hình thái, cấu trúc của răng; tương quan giữa các răng trên một cung hàm và tương quan giữa hai cung răng. Trong đó, cơ quan răng là đơn vị hình thái và chức năng của bộ răng. Hình thái học răng biến đổi rất nhiều tùy thuộc vào từng cá thể và là nguyên nhân, điều kiện thuận lợi cho bệnh lý phát sinh và tiến triển trên răng đó. Ngoài ra, sự phức tạp trong giải phẫu hệ thống ống tủy cũng đem tới những thách thức và khó khăn cho quá trình điều trị nội nha. Cũng như bất cứ một phương pháp phẫu thuật nào, việc điều trị nội nha muốn được thành công, cần được thực hiện với những hiểu biết rõ về giải phẫu buồng tủy và hệ thống ống tủy chân, cùng với những giới hạn cần tôn trọng ở vùng chóp.

Răng hàm nhỏ là răng chuyển tiếp về hình thể và chức năng từ nhóm răng trước sang nhóm răng sau. Khi mất các răng hàm lớn phía sau, các răng hàm nhỏ sẽ thay thế một phần cho các răng hàm lớn về chức năng ăn nhai. Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên là một trong những răng thuộc nhóm răng hàm nhỏ, vị trí của răng này nằm giữa răng nanh và răng hàm nhỏ thứ hai ở hàm trên và mang nhiều đặc điểm đặc trưng của nhóm này. Đặc biệt, răng này thường có hai chân, nhưng cũng có thể có một hoặc ba chân với số lượng ống tủy thay đổi tùy từng cá thể. [1]
Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về giải phẫu răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên, nhưng rất tiếc là ở Việt Nam, hầu như là chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu về răng này. Với mong muốn được tiếp cận với môn học  Nha khoa Hình thái, đồng thời góp phần bổ sung thêm các cơ sở dữ liệu về hình thái của răng và các chỉ số nhân trắc trên người Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nhận xét một số kích thước ngoài và trong của răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên’ với các mục tiêu:
1. Xác định một số kích thước ngoài của răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên.
2. Mô tả một số đặc điểm hình thái, xác định kích thước hệ thống ống tủy của răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên.
Mục lục
Trang
Đặt vấn đề 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu chung của răng 3
1.1.1. Tổ chức cứng 4
1.1.2. Tủy răng và định khu hốc tủy 5
1.2. Phân loại hệ thống ống tủy 8
1.3. Đặc điểm giải phẫu răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên 10
1.3.1. Hình thể ngoài 11
1.3.2. Hình thể trong 15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 19
2.2. Đối tượng nghiên cứu 19
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 19
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 19
2.4. Phương tiện và kỹ thuật tiến hành nghiên cứu 20
2.4.1 .Dụng cụ sử dụng 20
2.4.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 22
2.4.3. Các biến số nghiên cứu 23
2.4.4. Cách đánh giá và thu thập thông tin 24
2.5. Y đức trong nghiên cứu 34
Chương 3. KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc trưng đối tượng nghiên cứu 36
3.2. Đặc điểm hình thể ngoài của răng 37
3.3. Kích thước – hình thái ống tủy 44 
Chương 4. BÀN LUẬN 48
4.1. Hình thái – Kích thước ngoài. 49
4.2. Đặc điểm – Kích thước trong 51
4.2.1. Thân răng và buồng tủy 51
4.2.2. Chiều rộng OT 53
4.3. Hình thái hệ thống ống tủy 55
KÉT LUẬN 61
KIÉN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Black G.V (1987), Discritive Anatomy of the Human teeth, 4th edition.

Philadelphia: S.S. White Dental Manufacturing

2. Hoàng Tử Hùng ( 2003), Giải phẫu răng, NXB Y học, tr. 165-181

3. Mai Đình Hưng (2003) , Giải phẫu học Răng, tài liệu giảng dạy Bộ mônRăng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội

4. Nguyễn Văn Cát (1977), Tổ chức học Răng, Răng Hàm Mặt – Tập 1, chương6, tr.90-102

5. Nguyễn Văn Cát (1977), Hình thành xương vùng hàm mặt . Răng hàm mặt,Tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 54-73

6. Phạm Văn Khoa, Bùi Quế Dương, Hoàng Tử Hùng (2000), Nghiên cứu so

sánh hai kỹ thuật sửa soạn hệ thống ống tủy, Tuyển tập công trình nghiên cứu

khoa học Răng Hàm Mặt – Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, tr. 72- 79

7. Nguyễn Văn Cát (1977), Hình thành và phát triển răng. Răng Hàm Mặt, tậpI, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 73-90

8. Ten Cate A. R. (1998), Oral histology- Development, Structure and Funtion.

6th edition, Mosby- Year book, Inc., St. Louis Baltimore.

9. Bùi Quế Dương (1999), Hình thái học của tủy răng trong điều trị nội nha,Bài giảng điều trị nội nha, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

10. Henry O. T.,Sungcuk K. (1994), Pulp Development, Structure and Function,

Pathways of the pulp, 6th edition, pp. 269 – 332

11. Kim S., Trowbridge H. O. (1994), Pulpal reaction to cariers and dental

Procedures, Pathway of the pulp, 6th edition, pp. 414- 431

12. Marmasse A. (1969), Préparation Aux soins Pulpo-Apica Ux, Dentisterie

Thérapeutique, pp. 191-22813. Murray P. E., Stanley H. R., Matthews J. B., Sloan A. J., Smith A. J.

(2002), Age-related odontometric changes of human teeth, Oral-Surg-OralMed-Oral-Pathol-Oral-Radiol-Endod, pp. 474-482

14. Kuttler Y. ( 1955 ), Microscopic investigation of root apexes, Jam Dent

Assoc, 500, pp. 544-552

15. Weine F.S (1982) , Case report: three canals in the mesial root ò mandibular

first molar, J Endod, 8(11):517

16. Torabinejad M., Walton R. (2007) , Emdodontics: Principle and practice,

ed 4th, St Louis, Saunders.

17. Manning SA (1990), Root anatomy of mandibular second molar, Int Endod J;

23(1) :34

18. Wein. FS, Pasiewwicz RA., Rice RT., (1988), Canal configuration of the

mamdibular second molar using a clinically oriented invitro method, J Endod,

14(5):207

19. Wein F.S., Hayame S, et al (1990), “Root canal system of the mandibular

and maxillary first permanent molar teeth of South Asian Pakistanis”, Int

Andod , 34, pp. 263-266.

20. Vertucci F.J. (1978), “Root canal anatomy of mandibular premolars”, J. Am

Dan Assoc, 97, pp. 47-51.

21. Carns E.J., Skidmore A.E. (1973), “Configurations and deviation of root

anals of maxillary first premolars”, Oral Surg., 36, pp. 880.

22. Pecora J.D., Saquy P.C., Sousa Neto M.D. (1992), “Root form and canal

antomy of maxillary first premolars”, Braz Dent J., 2(2), pp. 87-94.

23. Richard C. Burns, L. Stephan B. (1994), “Tooth Morphology and Access

openings”, Pathways of the pulp, 6th edition, pp. 128- 177

24. Hess W., Zurcher E. (1925) “The anatomy of the tooth canals of the teeth of

the permanent and deciduouss dentisions “, New York, William Wood & Co25. Major M. Ash (1992), Dental anantomy, physiology and acclusion, 7th

edition, W.B. Saunders Co.

26. Aoki K. (1990), “Morphological studies on the roots of maxillary premolars in Japanese”, Shikwa Gakuho – Japan, 90(2), pp. 181 – 199.

27. Stephan Chohen, Richard C. Burns (2002), Pathways of the pulp, 8th

edition, Mosby Co.

28. Hoàng Tử Hùng ( 1993), Đặc điểm hình thái nhân chủng học bộ răng người Việt, Luận án Tiến sĩ Y Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

29. Graber T. M. (1966), Othodontics Principles and practice, second edition,W.B. Saunders Co.

30. Lê Hưng (2003), Nghiên cứu hình thái hệ thống ống tủy răng số 4, số 6 và

ứng dụng trong điều trị nội nha, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.

31. Richard C. Burns, L. Stephan B. (1994), “Tooth Morphology and Accessopenings”, Pathways of the pulp, 6th edition, pp. 128- 177

32. Hoàng Tử Hùng ( 2003), Giải phẫu răng, NXB Y học, tr. 165-181

33. Mai Đình Hưng (2003) , Giải phẫu học Răng, tài liệu giảng dạy Bộ mônRăng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội

34. Nguyễn Quang Quyền ( 1974), Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứutrên người Việt Nam , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

35. Trương Mạnh Dũng (1979), Nhận xét chiều dày tổ chức cứng răng hàm lớnthứ nhất hàm trên và sự liên quan của nó với hình thể ngoài ở người Việt Namtừ 30-40 tuổi, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt, Trường Đạihọc Y Hà Nội.

36. Viện vệ sinh dịch tễ học Hà Nội ( 1993), Phương pháp nghiên cứu Y tế, Hà Nội

Leave a Comment