Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ psa huyết thanh ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt

Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ psa huyết thanh ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt (PĐTTL) là một bệnh lý hay gặp  ở nam giới  trung niên  và tăng  dần  theo tuổi [3]. Ở Việt Nam, 63,8% nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh này [1]. Các nghiên cứu đã chỉ ra ở đâu có tỷ lệ u lành TTL cao thì ở đó tỷ lệ ung thư TTL cũng cao [4]. Kháng nguyên đặc hiệu TTL (PSA, tPSA) tăng cao trong ung thư TTL và từ những năm 90 đến nay xét nghiệm này được coi như một định hướng  hữu  hiệu  để  phát  hiện  sớm  ung thư TTL. Tuy nhiên có một số yếu tố có thể tác động làm thay đổi giá trị thực nồng độ PSA của bệnh nhân, nhưng trong nước chưa có công trình nghiên cứu cụ  thể  nào  về  sai số  này.  Vì vậy  chúng  tôi  tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:

Nhận xét ảnh hưởng của một số yếu tố tới nồng độ PSA huyết thanh ở bệnh nhân PĐTTL.

I. ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

122 bệnh nhân nam được chẩn đoán xác định có PĐTTL.Bệnh  nhân  được  điều  trị tại  khoa Thận  – Nội tiết bệnh viện Hữu nghị.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Tiêu  chuẩn  chung: Có  PĐTTL xác  định trên siêu âm: > 20g. Các  đối  tượng  nghiên  cứu  được  chia thành  3 nhóm với các tiêu chuẩn sau:

Nhóm có tác động thăm trực tràng: như tiêu chuẩn chung.

Nhóm  đặt  xông:  tiêu  chuẩn  chung và  có  bí tiểu cấp được đặt xông niệu đạo.

Nhóm  nhiễm  khuẩn  tiết  niệu:  tiêu  chuẩn chung và cấy nước tiểu có vi khuẩn.

PSA là một kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (TTL), nồng độ PSA sẽ tăng cao trong huyết thanh nếu có ung thư TTL. Mục tiêu: nhận xét ảnh hưởng của một số yếu tố tới nồng độ PSA huyết thanh ở bệnh nhân phì đại TTL (PĐTTL). Đối tượng nghiên cứu: 122 bệnh nhân nam giới được chẩn đoán có PĐTTL. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu, bệnh nhân được chia thành 3 nhóm: thăm trực tràng, bí tiểu và dặt xông niệu đạo. Theo dõi các nhóm nghiên cứu đánh giá tPSA, fPSA. Kết quả: nồng độ tPSA liên quan thuận chiều với thể tích TTL. Nồng độ tPSA, fPSA tăng ít sau thăm khám TTL qua trực tràng, tăng cao khi có bí tiểu cấp và nhiễm khuẩn tiết niệu. Kết luận: nên tiến hành xét nghiệm tPSA trước thăm trực tràng, không định lượng PSA khi có bí tiểu cấp và nhiễm khuẩn tiết niệu, tỷ lệ fPSA/tPSA không thay đổi sau khi thăm trực tràng, bí tiểu và nhiễm khuẩn tiết niệu.
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment