Nhận xét phân bố vi khuẩn gây viêm phoi sơ sinh tại bệnh viện Saint Paul – Hà Nội
Viêm phổi là một bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi nhất là ở sơ sinh và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong đó, viêm phổi sơ sinh chiếm gần một nửa tử vong do viêm phổi nói chung và là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong giai đoạn chu sinh [8], [38].
Do đặc điểm giải phẫu và sinh lý ở đường hô hấp trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ so với trẻ lớn, nên viêm phổi ở trẻ sơ sinh có những đặc điểm riêng biệt như: triệu chứng lâm sàng thường không điển hình và viêm phổi thường diễn tiến nặng hơn. Bên cạnh đó, do hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, khả năng tự bảo vệ của cơ thể còn hạn chế nên trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt là sự thiếu hụt các kháng thể đặc hiệu như IgM, IgA trong dịch tiết đường hô hấp, do đó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt vi khuẩn Gram (-), thường gặp là viêm phổi và dẫn đến tử vong [3].
Ở những nước đang phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng gần 800.000 tử vong sơ sinh xảy ra mỗi năm từ nhiễm trùng hô hấp cấp tính, chủ yếu là viêm phổi [37]. Do đó, viêm phổi ở trẻ sơ sinh cần được quan tâm hàng đầu vì mức độ phổ biến của nó và giảm được tỉ lệ tử vong do viêm phổi sơ sinh nghĩa là giảm được tỉ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ em nói chung.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm phổi như virus, vi khuẩn và nấm. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, tại những nước đang phát triển, căn nguyên chủ yếu vẫn là vi khuẩn. Theo các nghiên cứu trong nước thì vi khuẩn thường gặp trong viêm phổi sơ sinh là vi khuẩn Gram âm: nghiên cứu của Tô Thanh Hương thì Klebsiella lại chiếm 52,4%, còn E.coli là 19% [19], còn trong nghiên cứu của tác giả Khu Thị Khánh Dung thấy Klebsiella chiếm tỷ lệ 47,9%, E.coli chiếm 19,1% [8].
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều loại kháng sinh mới ra đời đã giúp ích rất nhiều trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó có viêm phổi. Tuy nhiên, cùng với đó là sợ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt các vi khuẩn Gram âm, vì vậy, tỉ lệ tử vong do viêm phổi sơ sinh vẫn còn cao.
Từ năm 2004, khoa sơ sinh Bệnh viện Saint Paul đã áp dụng các phương pháp điều trị mới, đặc biệt là thở CPAP, thở máy, thay máu. Chính vì vậy, số bệnh nhân nặng được giữ lại điều trị tại khoa ngày càng tăng lên đồng nghĩa với tình trạng nhiễm trùng bệnh viện, bộ mặt vi khuẩn gây bệnh cũng đã thay đổi theo.
Mặc dù, trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân của viêm phổi sơ sinh, tuy nhiên tại Bệnh viên Saint Paul thì vẫn chưa có nghiên cứu nào về viêm phổi sơ sinh. Để góp phần nâng cao chất lượng công tác điều trị bệnh viêm phổi sơ sinh tại bệnh viên Saint Paul, biết được nguyên nhân viêm phổi phổ biến hiện nay có gì thay đổi so với 10 năm trước đây, chúng tôi quyết định tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Nhận xét phân bố vi khuẩn gây viêm phoi sơ sinh tại bệnh viện Saint Paul – Hà Nội”. nhằm mục hai tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng viêm phoi sơ sinh
tại bệnh viện Saint Paul.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích