Nhận xét sơ bộ kết quả điều trị tuỷ nhóm răng cửa hàm dưới
Từ trước chúng ta vẫn quan niêm nhóm răng cửa hàm dưới có một chân và một ông tuỷ, ông tuỷ hình ovan dài, nhưng theo nghiên cứu của các tác giả nước ngoài sự có mặt hai ông tuỷ ở răng cửa hàm dưới từ 11,5% đến 41,1%. Một sô tác giả đã nghiên cứu ở những răng có hai ông tuỷ thường được báo cáo như một “hành lang” hay một “eo” có mặt giữa hai ông tuỷ. Green[3] đã tìm thấy “hành lang” ở 22% răng cửa hàm dưới. Thất bại sau điều trị ở nhóm răng này phần lớn là do không có khả năng làm sạch vùng này một cách đầy đủ hoặc không tìm thấy ông tuỷ thứ hai. Năm 2000 Wu et al đã nghiên cứu các lát cắt ngang ông tuỷ của RCHD, ông đã nhận thấy rằng 50% RCHD có tỉ lê giữa đường kính ông tuỷ theo chiều môi -má : chiều gần xa > 2, điều đó có nghĩa rất khó làm sạch và tạo hình toàn bộ thành của ông tuỷ[8]
Chính vì đặc điểm giải phẫu trên nên theo một sô tác giả khi tạo hình ông tuỷ nhóm răng cửa hàm dưới sử dụng dụng cụ nong máy kém hiệu quả hơn dụng cụ cầm tay[3,7]
Ở nước ta có rất nhiều các nghiên cứu về phương pháp điều trị tuỷ và đánh giá kết quả điều trị tuỷ của răng hàm nhưng chưa có nghiên cứu nào về điều trị tuỷ răng cửa. Do vậy chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu điều trị tuỷ với mục tiêu là đánh giá kết quả điều trị tuỷ nhóm răng cửa hàm dưới, so sánh kết quả điều trị của hai phương pháp chuẩn bị ông tuỷ và nhận xét hình thái ông tuỷ của các răng cửa hàm dưới được điều trị.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứư:
2.1. ĐỐỈ tượng nghiên cứu: gồm 42 bênh nhân đến khám và có nhu cầu điều trị tuỷ răng cửa hàm dưới và trong tiêu chuẩn lựa chọn: những răng được chẩn đoán có bênh lý tuỷ và bênh lý cuông răng, điều trị tuỷ để làm phục hình hoặc phải điều trị tuỷ lại nằm trong giới hạn điều trị tuỷ không phẫu thuật. Với tổng số 60 răng của hàm dưới gồm 14 răng cửa giữa, 10 răng cửa bên, 27 răng phải dưới và 9 răng cửa bên phải dưới.
Các bênh nhân đều có địa chỉ tại Hà Nội
– Giới: 11 nam, 31 nữ
– Tuổi từ 15 đến 70 tuổi
– Địa điểm: Taị cơ sở thực hành lâm sàng điều trị răng miệng của bộ môn RHM và Khoa Răng- Hàm- Mặt bệnh viện Đống Đa.
– Thời gian : Từ tháng 5 năm 2005 đến tháng 5 năm 2007.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
> Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả.
60 răng được đánh số thứ tự từ 1 đến 60, các răng có số lẻ được chuẩn bị ông tuỷ bằng tay với mũi Gate Glillden, các răng có số chẵn được chuẩn bị ông tuỷ bằng máy.
Mỗi bệnh nhân được ghi nhận thông tin trước điều trị:
■ Thông tin lâm sàng:
– Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, ngày đến khám, lý do đến khám.
– Thử nghiệm: thử tuỷ, gõ, sờ, kiểm tra độ lung lay của răng, kiểm tra vùng quanh răng
■ Chụp X quang
■ Chẩn đoán: với những bệnh nhân được chẩn đoán là viêm tuỷ không hồi phục, tuỷ hoại tử, viêm quanh cuống, tuỷ đã chữa phải chữa lại hoặc chữa tuỷ để làm phục hình chúng tôi sẽ tiến hành điều trị nội nha.
> Các bước điều trị nội nha như sau:
– Mở tuỷ, lấy tủy chân bằng trâm gai, xác định chiều dài ống tủy, dùng thước đo kết hợp đo trên phim X quang
□ Nhóm các răng được chuẩn bị ống tuỷ bằng tay với mũi Gate Glillden:
– Tạo hình hệ thống ống tuỷ theo phương pháp bước lùi với các dụng cụ cầm tay( của hãng Dentsply Mallerfer), sau đó dùng mũi Gate số 2 và 3 với tay khoan chậm để mở rộng 1/3 trên của ống tuỷ .
□ Nhóm các răng được chuẩn bị ống tuỷ bằng máy:
Tạo hình ống tuỷ bằng trâm máy Ni-Ti protaper theo thứ tự sau: SX ở 1/3 trên của ống tuỷ, S1 ở 1/3 giữa của ống tuỷ, S2 ở 1/3 chóp và S1, F1, F2, F3 tạo hình toàn bộ chiều dài làm
– Rửa ống tủy bằng oxy già và dung dịch NaClO
– Thấm khô và hàn ống tủy bằng kim Gutta-percha và cortisomol với kỹ thuật lèn nhiệt tay Sau khi hàn kiểm tra bằng Xquang.
Kiểm tra trên lâm sàng và trên X quang sau 6 tháng, ỉnăm, 2 năm
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích