Nhận xét sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh học ở nhóm phơi nhiễm
Từ năm 1962 đến 1971 lực lượng không quân Hoa kỳ đã rải 19 triệu Galon chất diệt cỏ trên phạm vi rông lớn của Miền Nam Việt Nam. Trong thành phần của chất diệt cỏ đó có môt lượng khá lớn Dioxin (Jeanne et al; 2003) Dioxin tổn tại trong môi trường, đất, nước với thời gian bán huỷ từ 10¬20 năm.
Dioxin có 75 chất đổng phân nhưng đôc nhất và nguy hiểm nhất là chất 2, 3, 7, 8 TCDD – Tetraclorodibenzopara Dioxin. Đã có khoảng 170 kg Dioxin rải xuống MNVN .
Do đó, các cá thể hay quần thể nào tiếp xúc với hoá chất này với sản phẩm của nó hoặc môi trường có chứa 2,3,7,8-TCDD, đều phải đối mặt với khả năng tiềm tàng bị phơi nhiễm đối với chất đó. Dioxin là 1 chất rất đôc và bền vững ở môi trường thiên nhiên. Vì thế’ từ đó đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt nam đã xác nhận tác hại của Dioxin đối với sức khoẻ con người, gây nên nhiều bệnh trong đó có nhiều loại ung thư, tai biến sinh sản và DTBS.
Những công trình nghiên cứu ở CCB Hải quân Mỹ đã thấy : tại đơn vị hoạt đông ở vùng có rải nhiều chất Dioxin số Lymphome non Hodghkin cao gấp 110% so với nhóm chứng, riêng ung thư phối cao hơn 58%, số Sarcome tổ chức phần mềm ở CCB tiếp xúc tăng gấp 8 lần so với chứng, các đơn vị Hải quân Mỹ đóng ở Việt nam có nhiều bệnh hơn những đơn vị Hải quân đóng ở vùng khác, nhất là ung thư máu và hệ tạo máu, bệnh tuần hoàn và hô hấp, trong hải quân Việt nam của chính quyền Nguỵ cũ, tỷ lệ đi nằm bệnh viện cũng tăng và cao nhất vào năm 1969 (năm rải mạnh nhất).
Qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học chân chính Mỹ và thực tế đã xác nhận tác hại của Dioxin đã gây nhiều bệnh hiểm nghèo cho CCB đã tham chiến ở MNVN (từ năm 1961 đến 1972). Hôi cựu chiến binh Mỹ đã đấu tranh và buôc chính phủ Mỹ phải công nhận những CCB tham chiến ở MNVN do tác hại của Dioxin gây nên nhiều loại ung thư, tai biến sinh sản và DTBS là con của họ và phải bổi thường cho các CCB này.
Ơ Việt nam đã có nhiều nghiên cứu tình hình bệnh tật của CCB VN từng hoạt đông ở vùng bị rải chất Dioxin. Qua nghiên cứu của Bùi Đại và công sự (Viện Quân y 108) [1] và điều tra của Uỷ Ban 10-80 phối hợp với Hôi CCB Hà Nôi và Bô môn Nhi của Trường Đại học Y Hà nôi từ năm 1995 đốn năm 2000 đã khám sức khoẻ cho 8786 CCB của 5 Quận nôi thành Hà nôi, điều tra tình hình sinh sản gia đình họ và khám DTBS là con và cháu của số CCB nói trên: Nghiên cứu đã rút ra nhiều kểt luận và cho chúng ta thấy được giữa 2 nhóm CCB A (nhóm chứng) và CCB B (nhóm phơi nhiễm) có sự khác biệt rõ rệt về bệnh tật, tai bien sinh sản và DTBS ở gia đình họ. Còn tình hình sức khoẻ người dân ở 2 vùng Bắc và Nam thì ra sao ?.
Chúng tôi đã chọn điều tra ở sát sân bay Biên Hoà, vì sân bay Biên Hoà có kho chứa CĐHH chiên tranh, cho nên môi trường và con người ở đây bị nhiễm CĐHH nhiều năm và lâu dài. Trong 2 năm 2005 và 2006 chúng tôi đã phối hợp với Bệnh viện Quân đôi Trung ương 108 điều tra (sức khoẻ, tình hình thai sản) và làm xét nghiệm (huyêt học, sinh hoá và dấu ấn ung thư) người dân ở phường Trung Dũng (Thành phố Biên Hoà – Đổng Nai).. Năm 2007 chúng tôi điều tra phường Giảng Võ (Thành phố Hà Nôi) tương tự như ở TP Biên Hoà với mục tiêu :
1. Thăm dò tình hình sức khoẻ nhóm phơi nhiễm ở phường Trung Dũng (TP Biên Hoà) và nhóm chứng ở phường Giảng Võ (TP Hà Nôi).
2. Nhận xét tình hình bệnh tật và ung thư thông qua xét nghiệm huyêt học, hoá sinh và dấu ấn ung thư ở 2 nhóm nói trên.
Mục lục
Trang
I – Đặt vấn đề 2
II – Tổng quan 4
2.1 Nghiên cứu trong và ngoài nước trên những người phơi nhiễm với Dioxin 4
2.2 Nghiên cứu 1 số chỉ số về huyết học sinh hoá và dấu ấn ung thư trên những 6
người có tiếp xúc với Dioxin
III – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 8
3.1 Đối tượng nghiên cứu 8
3.2 Phương pháp nghiên cứu 9
3.3 Nôi dung nghiên cứu/ Các chỉ số’ nghiên cứu 9
3.4 Khống chế'” sai số 9
3.5 Xử lý số liêu 9
3.6 Vấn đề đạo đức nghiên cứu 10
3.7 Môt số hạn chế của nghiên cứu 10
IV – Kết quả nghiên cứu 10
1 – Bảng 1 : Tuổi giới 10
2 – Bảng 2 : Thời gian cư trú 10
3 – Bảng 3 : Tình hình bênh tật của đối tượng điều tra 11
4 – Các xét nghiêm 12
4.1 Công thức máu 12
4.2 Xét nghiêm đường huyết 12
4.3 Xét nghiêm sinh hoá 14
4.4 Dấu ấn ung thư 16
V – Bàn luận 17
5.1 Vai trò bênh tật của nhóm nghiên cứu 17
5.1.1 Tình hình bênh tật 17
5.1.2 Mối liên quan giữa tiếp xúc CĐHH với bênh tật 18
5.2 Vai trò xét nghiêm của nhóm nghiên cứu 19
VI – Kết luận 21
1 – Tình hình sức khoẻ 21
2 – Tình hình bênh tật và ung thư thông qua xét nghiêm 22
Tài liêu tham khảo 23
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích