Nhận xét sự thay đổi đường máu và các yếu tố liên quan ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ có chỉ định điều trị corticoid trước sinh
Luận văn Nhận xét sự thay đổi đường máu và các yếu tố liên quan ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ có chỉ định điều trị corticoid trước sinh.Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý rối loạn chuyển hóaglucid mạn tính mang tính chất xã hội, trong những năm gần đây đang có tốc độ phát triển nhanh.Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một thể đặc biệt của ĐTĐ, cũng đangkhông ngừng gia tăng. Cho tới nay đái tháo đường thai kỳ đang là một vấn đề đáng quan tâm của y tế cộng đồng vì tỷ lệ mắc bệnh cũng như các biến chứng của bệnh cho cả người mẹ và thai nhi.
TheoHiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ tỉ lệ ĐTĐTK từ 1% đến 14%phụ nữ có thai [1]. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo quốc gia, theo vùng, chủng tộc và việc áp dụng theo tiêu chuẩn chẩn đoán nào. Bệnh có xu hướng tăng nhất là ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã khẳng định đái tháo đường thai kỳ nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ gây nhiều tai biến cho cả mẹ và con, cả trước mắt cũng như lâu dài; với mẹ làsẩy thai, đẻ non, thai chết lưu, tiền sản giật, đa ối, thai to, đẻ khó, tăng nguy cơ ĐTĐTK ở những lần mang thai sau và tăng nguy cơ ĐTĐ typ 2 về sau này; với con làthai chậm phát triển, thai to, tử vong chu sinh, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị hạ đường máu, hạ canxi máu; khi trẻ đến tuổi dậy thì dễ bị béo phì, rối loạn dung nạp đường huyết và đái tháo đường… Đặc biệt nguy hiểm và hay gặp là hội chứng suy hô hấp sơ sinh (HCSHHSS), do thai của những bà mẹ ĐTĐTK đạt được sự trưởng thành phổi muộn hơn đồng thời do tăng nguy cơ đẻ non nên phổi thai nhi chưa trưởng thành, đây lànguyên nhân quan trọng gây tăng tỷ lệ tử vong chu sinh ở trẻ có mẹ bị ĐTĐTK. Chính vì vậy, ngoài vấn đề theo dõi và điều trị tích cực, kiểm soát tốt đường máu cho thai phụ ĐTĐTK thì vấn đề điều trị dự phòng nguy cơ đẻ non và HCSHHSS là cực kỳ quan trọng. Một trong những biện pháp điều trị dự phòng và thúc đẩy trưởng thành phổi thai nhi hay được sử dụng nhấthiện naylà corticoid trước sinh.
Theo khuyến cáo của Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ thì thai phụ giữa tuần thai 24 và 34 tuần, có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày nên được xem xét điều trị corticoid trước sinh 1 đợt duy nhất [2]. Điều trị corticoid trước sinh mang lại nhiều lợi ích, qua nhiều nghiên cứu đã được chứng minh là thúc đẩy sự trưởng thành phổi thai nhi, từ đó làm giảm tỷ lệ HCSHHSS, tỷ lệ tử vong sơ sinh và xuất huyết não thất ở trẻ sơ sinh một cách có ý nghĩa[3],[4]. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về nguy cơ và ảnh hưởng của corticoid trên thai phụ đái tháo đường thai kỳ cả trên thế giới vàở Việt Nam, đặc biệt là trên giá trị đường máu của thai phụ bởi corticoid gây ra sự kháng insulin do làm tăng sản xuất glucose ở gan và giảm nhạy cảm với insulin ở mô ngoại vi. Như vậy nghiên cứu đánh giá sự thay đổi của giá trị đường máu và các yếu tố liên quan ở những thai phụ ĐTĐTK có chỉ định điều trị corticoid trước sinh là thực sự cần thiết.
Chính vì lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu”Nhận xét sự thay đổi đường máu và các yếu tố liên quan ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ có chỉ định điều trị corticoid trước sinh ”
Nhằm các mục tiêu:
- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng củabệnh nhân đái tháo đường thai kỳ có chỉ định điều trị corticoid trước sinh.
- Nhận xét vềsự thay đổi giá trị đường máu ởbệnh nhân đái tháo đường thai kỳ sau tiêmcorticoid trước sinh.
- Nhận xét sự thay đổi phương thức điều trị để kiểm soát glucose máu ởbệnh nhân đái tháo đường thai kỳ sau tiêmcorticoid trước sinh và các yếu tố liên quan.
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1.1. ĐỊNH NGHĨA ……………………………………………………………………………. 3
1.2. TÌNH HÌNH ĐTĐTK TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ………………. 3
1.2.1. Thế giới ………………………………………………………………………………. 3
1.2.2.Việt Nam ……………………………………………………………………………… 4
1.3. SINH LÝ BỆNH CỦA ĐÁI THÁO ĐƢỜNG THAI KỲ ………………… 5
1.3.1. Hiện tƣợng kháng insulin ………………………………………………………. 5
1.3.2. Sự bất thƣờng về tiết insulin ………………………………………………….. 6
1.4. YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI ĐTĐTK ……………………………………….. 7
1.5. HẬU QUẢ CỦA ĐTĐTK …………………………………………………………… 8
1.5.1. Hậu quả đối với mẹ ………………………………………………………………. 8
1.5.2. Hậu quả đối với thai nhi và trẻ sơ sinh ………………………………….. 10
1.6. CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG THAI KỲ ………………………….. 12
1.7. ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐTĐTK ………………………………………………………… 15
1.7.1. Mục tiêu điều trị …………………………………………………………………. 15
1.7.2. Chế độ ăn …………………………………………………………………………… 16
1.7.3. Luyện tập …………………………………………………………………………… 16
1.7.4. Thuốc viên hạ đƣờng máu ……………………………………………………. 16
1.7.5. Điều trị bằng insulin ……………………………………………………………. 17
1.8. SỬ DỤNG CORTICOID TRƢỚC SINH TRONG ĐÁI THÁO
ĐƢỜNG THAI KỲ ………………………………………………………………….. 19
1.8.1. Tác động của corticoid lên chuyển hóa glucose ……………………… 19
1.8.2. Vai trò của điều trị corticoid trƣớc sinh …………………………………. 20
1.8.3. Chỉ định điều trị …………………………………………………………………. 22
1.8.4. Nghiên cứu về ảnh hƣởng của corticoid trƣớc sinh lên giá trị đƣờng máu
và phƣơng thức điều trị của thai phụ đái tháo đƣờng thai kỳ ………….. 24
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 29
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ……………………………………………………. 29
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ………………………………. 30
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………….. 30
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………… 30
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 30
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………….. 30
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu …………………………………………………………….. 30
2.3.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu nghiên cứu ………………………………. 30
2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá một số đặc điểm nghiên cứu của thai phụ … 35
2.3.5. Công c ụ, phƣơng ti ệ n và trang thiế t b ị cho thu th ậ p s ố li ệ u nghiên c ứ u … 41
2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ……………………………………………. 41
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ………………………………………….. 41
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ……………………………………………………………………. 42
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA
NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU ………………………………………. 42
3.1.1. Tuổi các thai phụ ………………………………………………………………… 42
3.1.2. Số lần mang thai …………………………………………………………………. 43
3.1.3.Biến cố sản khoa trong các lần mang thai trƣớc ………………………. 43
3.1.4. Tiền sử ĐTĐTK ở những lần mang thai trƣớc ……………………….. 44
3.1.5. Tiền sử gia đình có ngƣời bệnh ĐTĐ ở thế hệ thứ nhất …………… 44
3.1.6. Tuần thai chẩn đoán ĐTĐTK ……………………………………………….. 45
3.1.7. Tuần thai lúc nhập viện ……………………………………………………….. 45
3.1.8. Chỉ số khối cơ thể (BMI) trƣớc khi mang thai của các thai phụ .. 46
3.1.9. Tỷ lệ THA trong thai kỳ ………………………………………………………. 47
3.1.10. Tỷ lệ phù chi dƣới trong thai kỳ ………………………………………….. 47
3.1.11. Đặc điểm tổng phân tích nƣớc tiểu ……………………………………… 48
3.1.12. Giá trị HbA1c trong quý 3 của thai kỳ …………………………………. 48
3.1.13. Các chỉ định tiêm corticoid trƣớc sinh. ………………………………… 49
3.1.14. Biến cố sản khoa trong quá trình theo dõi sau tiêm corticoid …. 50
3.2. NHẬN XÉT SỰ THAY ĐỔI GLUCOSE MÁU THEO DÕI TRONG
VÒNG 7 NGÀY SAU KHI TIÊM CORTICOID VÀ ĐÁNH GIÁ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ………………………………………………. 51
3.2.1. Tỷ lệ thai phụ có các giá trị GM không đạt mục tiêu điều trị trong
quá trình theo dõi sau tiêm corticoid 7 ngày. …………………………. 51
3.2.2. Giá trị glucose máu trung bình tại các thời điểm. ……………………. 52
3.2.3. Tỷ lệ hạ glucose máu trong quá trình theo dõi sau tiêm corticoid 56
3.2.4. Đánh giá ảnh hƣởng của một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi
glucose máu giữa các ngày điều trị ……………………………………….. 57
3.3. NHẬN XÉT SỰ THAY ĐỔI PHƢƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ ĐỂ KIỂM
SOÁT GLUCOSE MÁU SAU KHI TIÊM CORTICOID TRƢỚC
SINH VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN …………….. 61
3.3.1. Sự thay đổi phƣơng thức điều trị sau khi tiêm corticoid ………….. 61
3.3.2. Liề u insulin trung bình/ngày trong vòng 7 ngày sau tiêm corticoid ……. 62
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 66
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NHÓM BỆNH
NHÂN NGHIÊN CỨU …………………………………………………………….. 66
4.1.1. Phân bố tuổi ……………………………………………………………………….. 66
4.1.2. Số lần mang thai …………………………………………………………………. 67
4.1.3. Đặc điểm biến cố sản khoa trong các lần mang thai trƣớc ……….. 67
4.1.4. Tiền sử ĐTĐTK ở những lần mang thai trƣớc ……………………….. 69
4.1.5. Tiền sử gia đình có ngƣời bệnh ĐTĐ ở thế hệ thứ nhất …………… 70
4.1.6. Tuần thai chẩn đoán ĐTĐTK ……………………………………………….. 71
4.1.7. Tuần thai lúc nhập viện ……………………………………………………….. 72
4.1.8. Chỉ số khối cơ thể (BMI) trƣớc khi mang thai của các thai phụ .. 72
4.1.9. Tỷ lệ phù, THA và đặc điểm tổng phân tích nƣớc tiểu trong thai kỳ
của nhóm nghiên cứu: …………………………………………………………. 74
4.1.10. Giá trị HbA1c trong quý 3 của thai kỳ …………………………………. 76
4.1.11. Các chỉ định tiêm corticoid trƣớc sinh …………………………………. 77
4.1.12. Biến cố sản khoa trong quá trình theo dõi sau tiêm corticoid …. 78
4.2. NHẬN XÉT SỰ THAY ĐỔI GLUCOSE MÁU THEO DÕI TRONG
VÒNG 7 NGÀY SAU KHI TIÊM CORTICOID TRƯỚC SINH VÀ
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN. …………………………… 79
4.3. NHẬN XÉT SỰ THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ SAU KHI
TIÊM CORTICOID TRƯỚC SINH VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU
TỐ LIÊN QUAN ……………………………………………………………………… 85
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 88
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………… 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Vũ Bích Nga (2010), Bệnh đái tháo đường thai kỳ, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
- Đỗ Trung Quân (2005), Đái tháo đường thai nghén, Bệnh nội tiết chuyển hóa thường gặp, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
- Đỗ Trung Quân (2007), Đái tháo đường thai nghén, Đái tháo đường và điều trị, Nhà xuất bản y học, Hà Nội
- Nguyễn Thị Kim Chi, Trần Đức Thọ, Đỗ Trung Quân (2001),Phát hiện tỷ lệ ĐTĐ thai nghén và tìm hiểu các yếu tố liên quan, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Phương Thảo, Vũ Bích Nga (2007). Xác định tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của các thai phụ được quản lý thai tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
- Vũ Bích Nga (2009). Xác định ngưỡng glucose máu lúc đói để sàng lọc đái tháo đường thai kỳ và bước đầu đánh giá kết quả điều trị, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
- Dương Thị Cương (2007), Bài giảng sản phụ khoa, tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
- Dương Thị Hồng Lý, Nguyễn Khoa Diệu Vân (2008), Đánh giá tình trạng dung nạp glucose ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ sau sinh 12 tuần, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
- Đào Văn Phan (2005), Hormon vỏ thượng thận, Dược lý học lâm sàng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 596 – 604.
- Trƣờng Đại Học Y Hà Nội (2013). Hội chứng suy hô hấp sơ sinh. Bài giảng Nhi khoa, tập 1, Trƣờng Đại Học Y Hà Nội, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 167 – 177.
- Nguyễn Lân Việt (2014), Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 122 – 146.
- Nguyễn Đức Vy (2006), Bài giảng sản phụ khoa, tập 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
- Trần Thùy Linh, Đặng Thị Minh Nguyệt (2009). Thái độ xử trí sản khoa đối với sản phụ đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương. Tạp chí nghiên cứu y học,74(3), tr. 72- 78.
- Lê Thanh Tùng (2010), Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh, một số yếu tố nguy cơ và đặc điểm lâm sàng của đái tháo đường thai kỳ, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
- Nguyễn Thế Bách (2008), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến chuyển dạ ở sản phụ đái tháo đường tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương, Trƣ ờng Đại H ọc Y Hà Nội, Hà Nội.
- Tạ Văn Bình và cộng sự (2003). Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ tại khu vực nội thành bốn thành phố lớn ở Việt Nam, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.