Nhận xét thực trạng kiểm soát glucose và lipid ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bưu điện

Nhận xét thực trạng kiểm soát glucose và lipid ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bưu điện

Nhận xét thực trạng kiểm soát glucose và lipid ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bưu điện/ Nguyễn Thị Thu Hằng.Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là một trong những vấn đề lớn về sức khỏe toàn cầu. Bệnh ngày một gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước phát triển trong đó có Việt Nam. Trong số các BN ĐTĐ thì ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ trên 90% [1],[2],[3]. Tính đến tháng 11 năm 2013 trên thế giới có khoảng 382 triệu người mắc ĐTĐ, và dự tính sẽ tăng lên 592 triệu người vào năm 2035[4]. Hàng năm việc chăm sóc và điều trị cho BN ĐTĐ tiêu tốn một lượng ngân sách rất lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới.Vì vậy, bệnh ĐTĐ hiện đang là mối quan tâm của y học.

Bệnh ĐTĐ type 2 tiến triển âm thầm, từ từ gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm để lại nhiều di chứng nặng nề thậm chí tử vong, do bệnh thường được phát hiện muộn. Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới 50% BN ĐTĐ type 2 khi được phát hiện đã có biến chứng[3],[5]. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ biến chứng mạn tính về mạch máu, mắt , thận, thần kinh ngày càng gia tăng.

Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu mối liên quan chặt chẽ giữa kiểm soát glucose máu và giảm tần suất biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh và biến chứng ĐTĐ ( DCCT – Diabetes Control and Complication Trial, 1993) cho thấy điều trị tích cực giảm được tần suất các biến chứng ở BN ĐTĐ xuống 3 – 4 lần [6]. Nghiên cứu tiền cứu về ĐTĐ (UKPDS – United Kingdom Prospective Diabetes Study, 1998) đã kết luận kiểm soát glucose máu chặt chẽ trên BN ĐTĐ type 2 bằng kết hợp nhiều phương pháp làm giảm tỷ lệ tử vong và mức độ tàn phế tới 60% – 70% [7],[8]. Trong các nghiên cứu này các tác giả cũng nhấn mạnh vai trò kiểm soát chặt chẽ glucose máu và các yếu tố nguy cơ như: THA, rối loạn Lipid máu có tác dụng ngăn ngừa biến chứng vi mạch, biến chứng mạch máu lớn ở BN ĐTĐ [7].

Qua nghiên cứu Diabcare 1998 – 2003 tại Việt Nam cho thấy thực trạng quản lý ĐTĐ ở nước ta còn kém, mức glucose máu và HbAlc còn cao do đó xảy ra nhiều biến chứng nặng nề cho bệnh nhân [9]. Vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để giảm thiểu tỷ lệ biến chứng và tử vong cho BN ĐTĐ.Việc quản lý, điều trị BN ĐTĐ ngoại trú tốt sẽ có thể giúp ngăn chặn, giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong cho BN ĐTĐ. Quản lý bệnh nhân ĐTĐ có kiểm soát bao gồm: kiểm soát chặt glucose máu, HbAlc; kiểm soát chặt các yếu tố nguy cơ đặc biệt là THA và rối loạn lipid máu.

Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội là bệnh viện của ngành Bưu chính viễn thông đóng tại địa bàn Hà Nội, quản lý khoảng 700 BN ĐTĐ type 2. Thông qua số bệnh nhân nhập viện hàng tháng với những lý do: glucose máu cao, HA cao, và một số biến chứng; chứng tỏ kết quả kiểm soát glucose máu còn chưa đạt mục tiêu. Để tăng cường hiệu quả trong công tác điều trị ĐTĐ và hạn chế các biến chứng của bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:

1. Nhận xét tình hình kiểm soát glucose và lipid máu ở BN ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bưu điện.

2. Khảo sát một sổ yếu tổ liên quan và bước đầu đánh giá hiệu quả can thiệp tư vấn điều trị đến kiểm soát glucose và lipid máu ở nhóm bệnh nhân trên. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Hồng Quang (2003), Bệnh đái tháo đường, Bệnh nội tiết, Nhà xuất bản Y học, Hà Nôi..

2. Tạ Văn Bình (2001). Tình hình chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam và một số quốc gia châu Á, Tạp chỉ Y học thực hành, 11, tr. 32-35.

3. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2006). Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị tích cực để hạn chế các yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mới phát hiện, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.

4. Marques M.G et al (2014). Metformin-associated lactic acidosis: a hospital experience, Journal of Diabetology, pp.1-4.

5. IDF Clinical Guidelines Task Force (2005). Global Guideline for type 2 diabetes, Brussels: international Diabetes Federation, pp. 66-70.

6. Phạm Thị Hồng Hoa (2010). Nghiên cứu kết quả kiểm soát một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng, biển chứng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được quản lý điều trị ngoại trú, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y.

7. UK Prospective Diabetes Study (UKPDS) Group (1998). Intensive blood – glucose control with sulphonylureas or insulin comperd with conventional treatment and risk of complications in patients with type 2 diabetes (UKPDS 33), Lancet; 352(9131), pp.837 – 853.

8. UKPDS Group (2005). Glycaemic control with diet, sulfonylurea, metformin, or insulin in patients type 2 diabetes mellitus: Progressive requirement for multiple therapies (UKPDS 49), JAMA, pp.282 – 310.

9. Diabcare – Asia (2003). A Survey – Study on diabetes Management and Diabetes Complication Status in Asian Countries, Vietnam, pp.43 – 45.

10. Tạ Văn Bình (2006). Bệnh đái tháo đường – Tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, tr.24-26, tr.44-45, 106-144, 266-275, 304-327, 615-617.

11. Trần Hữu Dàng (2011). Đái tháo đường, Bệnh nội tiết chuyển hóa dùng cho bác sĩ và học viên sau đại học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 268, 282-289.

12. American Diabetes Association (2013). Standards of Medical Care in Diabetes – 2013, Diabetes Care, volum 36, Supplement 1.

13. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2012). Đái tháo đường, Bài giảng bệnh học nội khoa, Tập 2, Nhà xuất bản Y học.

14. Đỗ Trung Quân (2007). Đái tháo đường và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

15. Whiting DR, Guariguata L, Weil C, et al (2011). IDF diabetes atlas: global estimates of the prevalence of diabetes for 2011 and 2030, Diabetes Res Clin Pract, 94: 311-321.

16. Trần Đức Thọ (2009). Đái tháo đường, Bệnh học nội khoa dành cho đối tượng sau đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tập 1, tr.230-231.

17. Thái Hồng Quang (2012). Thực hành lâm sàng bệnh đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

18. Đỗ Trung Quân (2001). Biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường typ 2, Bệnh đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

19. US Renal Data system. USRDS 2001 Annual Data report: Atlas of end stage renal disease in the United states.

20. American Diabetes Association (2011). Standards of medical care in diabetes, Diabetes care, 34(1), pp.S1-S61.

21. IDF (2003). Diabetes, Diabetes and kidney disease, pp. 11-14.

22. International Diabetes Federation (2006). 1st IDF Multi-Disciplinary Care and Education programme for health professionals, Hanoi, Sep, 22-29.

23. Nguyễn Hải Thủy (2000). Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường, Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học nội tiết và rối loạn chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.463-467.

24. WHO (2002). Guidelines for the management of diabetes mellitus, Diabetes care, 34: 18-32.

25. Phạm Gia Khải (2008). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu, Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, (Hội tim mạch học Việt Nam). Nhà xuất bản Y học, tr 478-495.

26. Alvin C, Power (2009). Dislipidemia and diabetes mellitus, Harrison s principles of internal medicine II, pp 2152-2180.

27. ADA (2006). Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường, Tài liệu hội nghị Hội nội tiết – đái tháo đường Việt Nam.

28. Goodpaster B.H, Kelley D.E, Wing RR, Meier A, Thaete F.L. (1999). Effects of weight loss on regionalal fat distribution and insulin sensitivity in obesity. Diabetes care, 48, 839-847.

29. American Diabetes Association (2008). Nutrition Recommendations and Intervention for Diabetes, Diabetes Care, 31, pp.S61-S78.

30. Hội Nội Tiết và Đái tháo đường Việt Nam (2013). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ type 2 chưa có biến chứng – 2013, Tạp chí hội nghị Hội Nội Tiết và Đái tháo đường TP Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ VII – 2013, tr.72-85.

31. Perk J, De Backer G, Gohlke H et al (2012). European Guidelines on cardiovascular disease prevention in clinical practice. The fifth Joint Task Force of the European Society of Cardiology and other societies on cardiovascular disease prevention in clinical practice, Eur Heart J. 33(13), 1635-701.

32. Thái Hồng Quang (2001). Bệnh đái tháo đường, Bài giảng bệnh học nội khoa (sau đại học), Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội,Tập 2, tr.300.

33. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2010). Nghiên cứu rối loạn lipid máu và tình hình kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Xanh – Pôn, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.

34. Đào Bích Hường (2014). Thực trạng kiểm soát đa yếu tố ở BN ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sỹ y học, Tr Trường đại học Y Hà Nội.

35. Diabcare – Asia (1998). A Survey-Study on Diabetes Management and Diabetes Complication Status in Asian Countries. Region, pp. 56-58.

36. Hawkin M, Rosseti L (2005). Insulin resistant and its role in the pathogentic of type 2 diabetes, Fourteen edition Joslin Diabetes center, pp. 426-442.

37. Jolin’s book (2006). Dislipidemia in diabetes mellitus. Pp 235-237.

38. Đỗ Trung Quân (1998). Bệnh Đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học Hà nôi, 28-42.

39. Tạ Văn Bình (2006). Dịch tễ học bệnh ĐTĐ ở Việt Nam các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuât bản Y học, Hà Nội, 255-265.

40. Brown CD, Higgins M, Donato KA et al (2000). Body mass index and the prevalence of hypertention and dyslipidemia in type diabetes mellitus, Obesity research, 8, 605-617.

41. Sarah Stark Casagrande, Judith E. Fradkin, Sharon H. Saydah, Keith F. Rust, and Catherine C. Cowie (2013). The Prevalence of Meeting A1c, Blood Pressure, and LDL Goals Among People With Diabetes, 1988¬2000, Diabetes care. 36(8). 2271-2279.

42. Juarez R Braga, Alvaro Avezum, Sandra RG Ferreira et al (2013). Management of diabetes mellitus and associated cardiovascular risk factors in Brazil – the Brazilian study on the practice of diabetes care, Diabetology & Metabolic Syndrome. 5: 46.

43. MFB Braga, A Casanova, H Teoh et al; on behalf of the Diabetes Registry to Improve Vascular Events (DRIVE) Investigators (2010). Treatment gaps in the management of cardiovascular risk factors in patients with type 2 diabetes in Canada. Can J Cardiol, 26(6):297-302.

44. Vũ Thùy Thanh và cộng sự (2014). Kiểm soát glucose máu và một số yểu tố nguy cơ ở BN ngoại trú tham gia chương trình quản lý ĐTĐ tại khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai. Tóm tắt các công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị khoa học về nội tiết và chuyển hóa toàn quốc lần thứ 7, tr 32.

45. WHO (2000). Refefining Obesity and its treatment, 3:24.

46. JNC VII Report. (2003), JAMA 289, pp. 2560-2572.

47. Tạ Văn Bình (2006). Nghiên cứu theo dõi biến chứng ĐTĐ ở bệnh nhân đến khám lần đầu tại bệnh viện Nội tiết, Dự án hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, Nhà xuất bản Y học.

48. Trương Quang Phổ (2008). Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2có tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện quân y.

49. Trần Thanh Hòa (2013). Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học y Hà Nội.

50. Hoàng Trung Vinh (2007). Nghiên cứu tình trạng kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Báo cáo toàn văn đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr 339-344.

51. Trần Thị Thanh Huyền (2011). hình kiếm soát Nhận xét tình đường huyết và một số yểu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa trung ương, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.

52. Mafauzy M. FRCP (2008). Diabetes control and complication in public hospitals in Malaysia, Med JMalaysia, Vol 64 No october 2008.

53. Sanyoung Shee MD, Young see koul (2006). Diabetes care 2004- Korea country report on outcome date analysis, Departenzymt of Endocrinology and Metabolism, Korean journal internal medicine, Vol 20. No 1, march 2006.

54. Wing – Yee So, Raboca J,Sobrepenal, et al (2011). Comprehensive risk assessments of diabetic patients from seven Asian countries: The Joint Asia Diabetes Evaluation (JADE) program. JDiabete. 3: 109-118.

55. Chan JC, Gagliardino J.J,Baik S.H, et al (2009). Multifaceted determinants for a chieving Glycemic control: The International Diabetes Management Practive Study (IDMPS). Diabetes care; 32(2), 227-233.

56. Nguyễn Khánh Ly, Nguyễn Thị Bích Đào (2014). Khảo sát tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát đa yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện tuyến quận, Tạp chíy học thành phố Hồ Chí Minh, 18 (4). 44-51.

57. Nguyễn Thị Thanh Hương (2007). Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp và một số yểu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường đại học Y hà Nội.

58. Stratton IM, Adler AI, W Neil HA et al (2000). Association of glycaemia with macrovascular and microvascular complications of type 2 diabetes (UKPDS 35): prospective obvervational study, BMJ. 321(6), 405-412.

59. Booya F.et al (2005). Potential risk factors for diabetic neuropathy: a case control study, BMC Neurology, 5, pp.24.

60. Brownlee M. (2005). The pathobiology of Diabetic Complication A Unifying Mechanism, Diabetes, 54,pp.1615-1625.

61. Larsen N et al (2003). Multifactorial intervention and cardiovascular disease in patients with type 2 diabetes, NEngl JMed; 348: 383-393.

62. Brown A. F, Mangione C. M, Saliba D,et al (2003). Guidelines for improving the care of the older person with diabetes mellitus, J Am Geriatr Soc, 51 (15), pp. S265 – S280.

63. Rose ZW Ting, Xilin Yang, Linda XL Yu, Andrea OY Luck, et al (2010). Lipid control lipid – regulating drugs for prevention of cardiovascular event in Chinese type 2 diabetic patient: a prospective a hot study, Cardiovasc Diabetol 2010, Nov 22:9-77.

64. Ridker PM, Danielson E, Fonseca FA, Genest gotto AM Jr, Kastelein JT, Koenig W, Libby P, Lorenzatti A, Macfadyen JG, et al (2008). Rosuvastatin to prevent vascular events in men and women with elevated c- reactive protein. N Engl J Med; 359 (21):2195-2207.

65. Shiou Liang Wee, Caren GP Tan et.al (2008). Diabetes outcome in specialist an General practitioner settings in Singapore. Ann Acard Med Singapore; 37.929-35

ĐẶT VẤN ĐẺ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Đái tháo đường type 2 3

1.1.1. Định nghĩa ĐTĐ: 3

1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ: 3

1.1.4. Dịch tễ học ĐTĐ 4

1.1.5. Một số biến chứng mạn tính của ĐTĐ type 2 5

1.1.6. Điều trị ĐTĐ type 2 11

1.2. Kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ type 2: 20

1.2.1. Tầm quan trọng của việc kiểm soát glucose máu ở BN ĐTĐ type 2 …. 20

1.2.2. Mục tiêu kiểm soát glucose máu: 20

1.2.3. Theo dõi kiểm soát glucose máu: 21

1.3. Kiểm soát Lipid máu: 21

1.3.1. Các biện pháp kiểm soát lipid máu 22

1.3.2. Mục tiêu kiểm soát lipid máu: 23

1.4. Các yếu tố liên quan đến kiểm soát glucose và lipid máu 24

1.4.1. Tuổi và giới 24

1.4.2. Thời gian mắc bệnh 24

1.4.3. BMI và vòng eo 24

1.4.4. Huyết áp 25

1.4.5. Chế độ ăn và tập luyện 25

1.4.6. Điều trị thuốc thường xuyên 26

1.4.7. Khám định kỳ và theo dõi glucose máu tại nhà 26

1.5. Tình hình nghiên cứu về kiểm soát glucose và lipid máu ở BN ĐTĐ

type 2:   26

1.5.1. Trên thế giới: 26

1.5.2. Tại Việt Nam: 28

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU 31

2.1. Đối tượng nghiên cứu: 31 

2.1.1. Nguồn bệnh nhân: 31

2.1.2. Thời gian nghiên cứu: 31

2.1.3. Cỡ mẫu 31

2.1.4. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: 31

2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ: 32

2.2. Phương pháp nghiên cứu: 32

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 32

2.2.2. Phương tiện nghiên cứu: 32

2.2.3. Các bước tiến hành: 33

2.2.4. Phác đồ điều trị: 33

2.2.5. Thông số nghiên cứu: 37

2.2.6. Tiêu chí đánh giá: 37

2.2.7. Thu thập và xử lý số liệu: 41

2.3. Đạo đức nghiên cứu 41

Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 42

3.1.1. Đặc điểm chung 42

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm BN nghiên cứu 44

3.2. Kết quả kiểm soát glucose và lipid máu ở BN ĐTĐ type 2 44

3.2.1. Kiểm soát glucose máu 44

3.2.2. Kết quả kiểm soát lipid máu 45

3.2.3. Mối liên quan giữa kiểm soát glucose máu và rối loạn lipid 46

3.2.4. Mức độ kiểm soát glucose và lipid máu 47

3.3. Các yếu tố liên quan đến kiểm soát glucose và lipid máu 48

3.3.1. Liên quan với tuổi và giới 48

3.3.2. Thời gian mắc bệnh 50

3.3.3. BMI và vòng eo 51

3.3.4. Huyết áp 54

3.3.5. Chế độ ăn và tập luyện 55

3.3.6. Điều trị thuốc thường xuyên 58

3.3.7. Khám định kỳ 60 

3.4. Hiệu quả của can thiệp tư vấn điều trị đến kiểm soát glucose và lipid máu 62

3.4.1. So sánh kiểm soát glucose máu tại hai thời điểm 62

3.4.2.  So sánh tỷ lệ rối loạn lipid máu tại hai thời điểm 63

3.4.3.  So sánh kiểm soát lipid máu tại hai thời điểm 65

Chương 4: BÀN LUẬN 66

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 66

4.1.1. Đặc điểm chung 66

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 68

4.2. Kết quả kiểm soát glucose và lipid máu 69

4.2.1. Kết quả kiểm soát glucose 69

4.2.2. Kiểm soát lipid máu 70

4.2.3. Liên quan giữa kiểm soát glucose máu và lipid máu 70

4.2.4. Mức độ kiểm soát glucose và lipid máu 71

4.3. Các yếu tố liên quan đến kiểm soát glucose và lipid máu 71

4.3.1. Tuổi và giới 71

4.3.2. Thời gian mắc bệnh 72

4.3.3. BMI và vòng eo 72

4.3.4. Huyết áp 74

4.3.5. Chế độ ăn và tập luyện 75

4.3.6. Điều trị thuốc thường xuyên 77

4.3.7. Khám định kỳ và theo dõi glucose máu tại nhà 78

4.4. Hiệu quả can thiệp tư vấn điều trị đến kiểm soát glucose và lipid máu … 80

4.4.1. Kiểm soát glucose máu tại hai thời điểm 80

4.4.2. Tỷ lệ rối loạn lipid máu tại hai thời điểm 82

4.4.3. Kiểm soát lipid máu tại hai thời điểm 82

KÉT LUẬN 84

KIÉN NGHỊ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

Bảng 1.1. Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của BN ĐTĐ

theo khuyến cáo của ADA 2006  12

Bảng 1.2. Các loại insulin 17

Bảng 1.3. Mục tiêu kiểm soát các chỉ số của BN ĐTĐ type 2 của Hội Nội

Tiết – Đái tháo đường Việt Nam 2013 21

Bảng 1.4. Mục tiêu kiểm soát lipid máu ở BN ĐTĐ type 2 theo ADA 2013. 23 Bảng 2.1. Đánh giá BMI của WHO đề nghị cho khu vực châu Á-TBD …. 38 Bảng 2.2. Chỉ tiêu đánh giá RLLP máu theo tiêu chuẩn của hội tim mạch

Việt Nam (2008) 40

Bảng 2.3. Mục tiêu kiểm soát các chỉ số của BN ĐTĐ typ 2 theo ADA 2013 … 40

Bảng 3.1. Phân bố BN theo nhóm tuổi 42

Bảng 3.2. Phân bố BN theo thời gian mắc bệnh: 43

Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng của nhóm BN nghiên cứu 44

Bảng 3.4: Kết quả kiểm soát Glucose máu 44

Bảng 3.5: Mức độ liểm soát lipid máu 45

Bảng 3.6: Liên quan giữa kiểm soát glucose máu lúc đói và lipid 46

Bảng 3.7: Liên quan giữa HbA 1c và lipid máu 46

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tuổi với kiểm soát glucose và lipid máu 48

Bảng 3.9. Liên quan giữa giới với kiểm soát glucose và lipid máu 49

Bảng 3.10. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh với kiểm soát glucose và lipid

máu 50

Bảng 3.11. Phân loại BMI của nhóm BN nghiên cứu 51

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa BMI với kiểm soát glucose và lipid máu …. 52 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa vòng eo với kiểm soát glucose và lipid máu .. 53 

Bảng 3.14. Kiểm soát HA ở nhóm BN nghiên cứu 54

Bảng 3.15: Mối liên quan giữa kiểm soát HA với kiểm soát glucose và lipid

máu 55

Bảng 3.16: Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện chế độ ăn và tập luyện 55

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tập luyện với kiểm soát glucose máu 56

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chế độ ăn với kiểm soát glucose và lipid máu . 57

Bảng 3.19. Tỷ lệ các nhóm thuốc được sử dụng 58

Bảng 3.20. Tỷ lệ các phác đồ dùng thuốc 58

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa điều trị thuốc thường xuyên với kiểm soát

glucose và lipid máu 59

Bảng 3.22. Theo dõi glucose máu tại nhà 61

Bảng 3.23. Liên quan giữa khám định kỳ và kiểm soát glucose và lipid máu. 61

Bảng 3.24. So sánh mức độ kiểm soát glucose máu tại 2 thời điểm 62

Bảng 3.25: Tỷ lệ rối loạn lipid máu theo số các chỉ số bị rối loạn 63

Bảng 3.26: So sánh trung bình lipid máu tại 2 thời điểm 65

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới 42

Biểu đồ 3.2. Phân bố BN theo trình độ học vấn 43

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ bênh nhân đạt mục tiêu kiểm soát glucose và lipid máu

theo ADA 2013 47

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ béo trung tâm 52

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ bệnh nhân khám kiểm tra định kỳ 60

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ rối loạn lipid máu theo các thành phần tại 2 thời điểm … 64

Leave a Comment