Nhận xét thực trạng sâu răng sớm và mối liên quan với thói quen nuôi dưỡng ở trẻ 36-71 tháng tuổi

Nhận xét thực trạng sâu răng sớm và mối liên quan với thói quen nuôi dưỡng ở trẻ 36-71 tháng tuổi

Luận văn Nhận xét thực trạng sâu răng sớm và mối liên quan với thói quen nuôi dưỡng ở trẻ 36-71 tháng tuổi tại trường mầm non X20, Thanh Xuân, Hà Nội năm 2014.Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong lình vực nghiên cứu và thực hành nha khoa về bệnh sinh cũng như dự phòng sâu răng, nhưng sâu răng sớm ở trẻ em trước tuổi đến trường vẫn còn là một vấn đề nổi cộm và là thách thức với ngành nha toàn thế giới. Tỷ lệ mắc sâu răng sớm lên đến 42,6% ở trẻ 3 tuổi, 60,9% ở trẻ 5 tuổi tại Ấn Độ theo nghiên cứu của Mahejabeen R (2006) [1], 59% ở trẻ 6-60 tháng tuổi tại Quchan theo Fatemeh Mazhari (2006) [2].

Sâu răng sớm là một trong những căn bệnh nhiễm trùng mạn tính phổ biến nhất và rất khó kiếm soát ở trẻ em, đặc trưng bởi sự xuất hiện sớm, tiến triển nhanh chóng. Mặc dù không đe dọa mạng sống, nhưng những ảnh hưởng của nó lên cá nhân và cộng đồng là rất nghiêm trọng. Nó gây đau, ảnh hưởng đến chức năng, đến tốc độ tăng trưởng và khả năng phát triến của trẻ, do đó làm giảm chất lượng cuộc sống [3], [4].

Sâu răng sớm không tự ngừng tiến triến. Nếu không điều trị sớm, tình hình của đứa trẻ sẽ xấu đi và trở nên khó điều trị hơn, đồng thời làm gia tăng chi phí điều trị. Tuy nhiên, do tiến triến nhanh chóng, lan rộng, và sự hợp tác hạn chế của trẻ, quá trình điều trị thường gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi nhiều nghiên cứu đã chứng minh, mặc dù là một bệnh do nhiễm khuẩn, nhưng vai trò của chế độ ăn, cách thức cho ăn là rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển bệnh [4], nên sâu răng sớm là một bệnh có thế ngăn ngừa được bằng sự hiếu biết và chăm sóc đúng cách của bố mẹ hay người nuôi dưỡng. Do đó, đế giảm tỉ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh, vai trò rất quan trọng nằm ở công tác dự phòng, cần tuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của những người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ.

Với mong muốn góp phần vào công tác dự phòng sâu răng sớm, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:

Nhận xét thực trạng sâu răng sớm và mối liên quan với thói quen nuôi dưỡng ở trẻ 36-71 tháng tuổi tại trường mầm non X20, Thanh Xuân, Hà Nội năm 2014” với các mục tiêu sau:

  1. Mô tả thực trạng bệnh sâu răng sớm ở trẻ 36-71 tháng tuổi tại trường mầm non X20, Thanh Xuân, Hà Nội năm 2014.
  2. Nhận xét mối liên quan giữa thực trạng sâu răng sớm với thói quen nuôi dưỡng và chăm sóc răng miệng ở nhóm nghiên cứu.

MỤC LỤC 

ðẶT VẤN ðỀ………………………………………………………………………………. 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3 

1.1. GIẢI PHẪU RĂNG SỮA………………. Error! Bookmark not defined.

1.2. KHÁI NIỆM SÂU RĂNG SỚM……………………………………………….. 3 

1.3. CHẨN ðOÁN ………………………………………………………………………. 5 

1.3.1. Chẩn ñoán xác ñịnh …………………………………………………………… 5 

1.3.2. Chẩn ñoán phân biệt cho sâu răng sớm………………………………….. 5 

1.3.3. Chẩn ñoán các giai ñoạn sâu răng sớm ở trẻ em ………………………. 6 

1.4. ðẶC ðIỂM LÂM SÀNG SÂU RĂNG SỚM………………………………. 8 

1.5. DỊCH TỄ HỌC SÂU RĂNG SỚM……………………………………………. 9 

1.6. BỆNH CĂN…………………………………………………………………………11 

1.6.1. Những yếu tố nguy cơ chính ………………………………………………12 

1.6.2. Các yếu tố nguy cơ khác ……………………………………………………13 

1.7. LIÊN QUAN CHẾ ðỘ ĂN VÀ BỆNH SÂU RĂNG……………………14 

1.8. LỊCH SỬ NGHÊN CỨU………………………………………………………..20 

1.8.1. Trên thế giới……………………………………………………………………20 

1.8.2. Trong nước …………………………………………………………………….22 

Chương 2: ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………… 24 

2.1. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………………….24 

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn………………………………………………………….24 

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………………………24 

2.2. THỜI GIAN VÀ ðỊA ðIỂM TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU…………..24 

2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..24 

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………24 

2.3.2. Cỡ mẫu ………………………………………………………………………….25 

2.3.3. Các biến số nghiên cứu……………………………………………………..26 

2.4. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ………………………………………………….27 

2.4.1. Các bước triển khai nghiên cứu…………………………………………..27 

2.4.2.Phương pháp thu thập thông tin……………………………………………27 

2.4.3. Tiến ñộ thực hiện……………………………………………………………..31 

2.5. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ………………………………………………………32 

2.6. KHÍA CẠNH ðẠO ðỨC CỦA NGHIÊN CỨU………………………….32 

2.7. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU, SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KH ẮC PHỤC32 

Chương 3: KẾT QUẢ………………………………………………………………….. 34 

3.1. THỰC TRẠNG SÂU RĂNG SỚM VÀ ðẶC ðIỂM LÂM SÀNG….34 

3.1.1. Tỷ lệ mắc và phân bố sâu răng sớm theo tuổi,giới………………….34 

3.1.2. Chỉ số trung bình sâu mất trám……………………………………………36 

3.1.3. Trung bình dmft của nhóm cá thể có nguy cơ c ao……………………37 

3.1.4. Phân bố theo vị trí răng và bề mặt nhạy cảm với sâu răng…………38 

3.1.5. Phân bố sâu răng sớm theo vị trí bề mặt tổn thương ………………..41 

3.1.6. Phân bố sâu răng sớm theo mức ñộ trên lâm sà ng………………Error! 

Bookmark not defined.

3.2. LIÊN QUAN SÂU RĂNG SỚM VỚI THÓI QUEN NUÔI DƯỠNG 42 

3.2.1. Liên quan sâu răng sớm với chế ñộ ăn ………………………………….42 

3.2.2. Liên quan sâu răng sớm với cách thức cho ăn ………………………..49 

3.2.3. Liên quan giữa mức ñộ sâu răng sớm với một s ố thói quen nuôi dưỡng

…………………………………………… ………. Error! Bookmark not defined.

Chương 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………… 55 

4.1. THỰC TRẠNG SÂU RĂNG SỚM VÀ ðẶC ðIỂM LÂM SÀNG……..55 

4.1.1. Tỷ lệ mắc sâu răng sớm …………………………………………………….55 

4.1.2. Chỉ số trung bình sâu mất trám……………………………………………56 

4.1.3. Trung bình DMFT của nhóm cá thể có nguy cơ cao ………………..57 

4.1.4. Phân bố theo vị trí răng – bề mặt nhạy cảm v ới sâu răng…………..58 

4.1.5. Phân bố sâu răng sớm theo vị trí bề mặt bị tổn thương……………..60 

4.1.6. Phân bố sâu răng sớm theo mức ñộ trên lâm sà ng………………Error! 

Bookmark not defined.

4.1.7. ðộ sâu tổn thương ……………………………………………………………60 

4.2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỰC TRẠNG SÂU RĂNG SỚM VÀ 

THÓI QUEN NUÔI DƯỠNG………………………………………………….61 

4.2.1. Liên quan giữa sâu răng sớm với chế ñộ ăn……………………………61 

4.2.2. Liên quan với cách thức cho ăn …………………………………………..67 

KẾT LUẬN………………………………………………………………………………… 7 1 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1.  Đào Thị Hằng Nga (2013). Bệnh sâu răng ở trẻ em. Răng trẻ em, NXB Giáo dục Việt Nam, 97-106.
  1.   Trần Thúy Nga (2003). Tỷ lệ mắc bệnh và các yếu tố  nguy cơ trong hội chứng bú bình.  Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 7, số 1. 
  2.   Vươ ng Hương Giang (2008).  Khảo sát tình trạng răng miệng ở trẻ em mẫu giáo lứa tuổi 4-5 tuổi.Luận văn Thạc sỹ y học, trường ðại học Y Hà Nội; 35-48. 
  3.   Trần Văn Trường, Lâm Ngọc  Ấn, Trịnh ðình Hải và cs  (2001).  ðiều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, 2002
  4.   Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tuần. Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm dành cho bác sỹ Y học dự phòng,  Nhà xuất bản Y học, 2012. 
  5.   Bruno Ambrosius  K, Swanholm  G, Twetman  S (2005).  Eating habits, smoking and toothbrushing in relation to dental car ies: a 3- year study in Swedish female teenagers.  Int J Paediatr Dent, 15(3), 190-196.

Leave a Comment