NHẬN XÉT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH SAU MỔ TIM HỞ TẠI KHOA PHẪU THUẬT TIM MẠCH – LỒNG NGỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
NHẬN XÉT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH SAU MỔ TIM HỞ TẠI KHOA PHẪU THUẬT TIM MẠCH – LỒNG NGỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Đoàn Quốc Hưng, Đoàn Bích Phương, Phùng Duy Hồng Sơn,
Phạm tiến Quân, Nguyễn Hữu Ước
Khoa phẫu thuật Tim mạch-Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng sử dụng kháng sinh sau mổ tim hở tại khoa phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, làm cơ sở cho khuyến nghị nhằm tối ưu hóa việc sử dụng kháng sinh sau mổ tim hở. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân sau mổ tim có sử dụng tim phổi máy giai đoạn 2012 – 2013 tại khoa phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, theo phương pháp mô tả, hồi cứu và tiến cứu ghi nhận đặc điểm bệnh nhân, biến số kháng sinh (tên loại, phác đồ, thời gian, đường dùng, biến chứng), xét nghiệm vi sinh và chi phí sử dụng kháng sinh. Kết quả: Trong tổng số 217 bệnh nhân nghiên cứu, 208 (95,9%) bệnh nhân mổ sạch được sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP); có 53,8% kéo dài KSDP quá 48 giờ sau mổ. 100% bệnh nhân sử dụng kháng sinh sau mổ với kháng sinh thường gặp nhất là β-lactam (64,7%). 93,5% bệnh nhân dùng kháng sinh từ 7 ngày trở lên và 47,9% dùng nhiều hơn 2 loại kháng sinh. 98,2% bệnh nhân đáp ứng điều trị. 45 mẫu bệnh phẩmnuôi cấy dương tính (28,5%); trong đó 70,8% sử dụng kháng sinh phù hợp với kháng sinh đồ. Kháng sinh chiếm 19,6% tổng chi phí điều trị. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy sử dụng kháng sinh sau mổ tim hở là cần thiết, có tính hệ thống, tuy nhiên KSDP còn kéo dài sau mổ, chủ yếu dùng kháng sinh phổ rộng và ít có sự phối hợp với xét nghiệm vi sinh, chi phí điều trị kháng sinh còn cao
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất