Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu thuật tại khoa Tai mũi họng- Mắt- Răng hàm mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
Luận văn Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu thuật tại khoa Tai mũi họng- Mắt- Răng hàm mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.Hiện nay, bệnh tai mũi họng còn phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ. Từ đó đã kéo theo một loạt những biến đổi khác như tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, sự phát triển của các loại phương tiện cơ giới cũng như các loại hóa chất phục vụ cho sản xuất và đời sống ngày càng phong phú. Tuy nhiên, nhà nước ta vẫn chưa có những cơ chế, chính sách phù hợp với những biến đổi đó. Vì vậy, sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tất yếu sẽ xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, trong đó bệnh lý của cơ quan tai mũi họng chiếm một vị trí quan trọng.
Nguyên nhân của bệnh rất đa dạng, ngoài yếu tố dị ứng, virus, vi khuẩn còn có bụi và các chất ô nhiễm khác trong môi trường. Đặc biệt chính sự nhạy cảm và dễ bị tổn thương niêm mạc do tác động của môi trường và khí hậu đã dẫn đến nhiều bệnh tai mũi họng mạn tính hoặc bệnh hay tái phát và xuất hiện nhiều biến chứng đòi hỏi bệnh nhân phải nhập viện để điều trị nội khoa và phẫu thuật làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế và ngày công lao động.
Biểu hiện bệnh rất đa dạng từ những bệnh điều trị nội khoa chủ yếu như viêm họng cấp, viêm thanh quản, phù nề nắp thanh thiệt hay chảy máu mũi cho đến những trường hợp cần can thiệp ngoại khoa như viêm amiđan, viêm mũi xoang hay viêm tai xương chũm. Đa số bệnh tai mũi họng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, do đó làm giảm chất lượng sống, hạn chế lao động sản xuất, học tập và tham gia hoạt động xã hội.
Trong thực tế bệnh Tai Mũi Họng vào điều trị nội trú có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ và liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh tế xã hội, yếu tố môi trường, khí hậu và địa dư. Tuy nhiên, tùy vào từng lứa tuổi cũng như các đặc tính vừa nêu mà có những bệnh đặc trưng và phân bố bệnh khác nhau. Vì vậy tìm hiểu và theo dõi tình hình bệnh Tai Mũi Họng điều trị nội trú là một vấn đề thiết yếu.
Tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, số lượng bệnh nhân đến khám tại các phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng rất đông. Một số bệnh nhân được điều trị ngoại trú và tái khám nhiều lần, ngoài ra còn một số bệnh cần được cho vào viện điều trị nội khoa và phẫu thuật. Từ đó, chúng tôi thực hiện đề tài “ Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu thuật tại khoa Tai mũi họng- Mắt- Răng hàm mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế” nhằm góp phần phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng.
Mục tiêu của nghiên cứu này là:
1. Nhận xét đặc điểm dịch tễ học và mô hình bệnh tai mũi họng của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Tìm hiểu về mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học với các nhóm bệnh tai mũi họng và giữa các yếu tố dịch tễ học với một số phẫu thuật hay gặp nhất ở khoa điều trị nội trú.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu thuật tại khoa Tai mũi họng- Mắt- Răng hàm mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Hoài An (2003), “Đặc điểm dịch tễ viêm tai ứ dịch ở trẻ em một số phường ở Hà Nội”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hoài An, Nguyễn Công Hòa (2009), “Ảnh hưởng của yếu tố tuổi và mùa tới viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em”, Tạp chí Y học Việt Nam, (tập 358 số 2- tháng 6 năm 2009), tr. 21-26.
3. Trần Thị Thảo Anh (2010), “Nghiên cứu tình hình bệnh tai mũi họng vào khám và điều trị tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.
4. Nguyễn Đình Bảng (2005), “Viêm VA và Amidan”, Bài giảng Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Lưu Hành Nội Bộ, tr. 32-73.
5. Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế (2009), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2009 khoa Liên chuyên khoa hệ Ngoại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế.
6. Phan Văn Dưng (2001), “Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng đến khám, điều trị nội trú và phẫu thuật tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Trung Ương Huế”, Kỷ yếu tóm tắt các công trình nghiên cứu khoa học, tr. 158.
7. Phan Văn Dưng (2013), “Viêm tai giữa cấp tính và mạn tính”, Giáo trình Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 77-83.
8. Phan Văn Dưng (2013), “Biến chứng nội sọ do tai”, Giáo trình Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 90-91.
9. Nguyễn Nam Hà (2008), “Tiếng ồn và nghe kém do tiếng ồn”, Tai mũi Họng quyển 1, Nhà xuất bản Y học, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 550.
10. Phạm Thế Hiền, Nguyễn Hữu Khôi, Huỳnh Khắc Cường (2004), “Nghiên cứu mô hình một số bệnh tai mũi họng ở người lớn và các yếu tố dịch tễ liên quan tại tỉnh Cà Mau”, Tạp chí Y học, thành phố Hồ Chí Minh, (tập 8), tr. 103-
11. Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2013), “Viêm mũi xoang cấp và mạn tính”, Giáo trình tai mũi họng, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 56-63.
12. Nguyễn Hữu Khôi (2006), “ Cơ quan lympho họng”, Viêm họng amidan và VA, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 121-128.
13. Nguyễn Hữu Khôi (2006), “Viêm họng mũi (viêm VA)”, Viêm họng amidan và VA, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 139-143.
14. Nguyễn Hữu Khôi (2007), Bài giảng lâm sàng Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản
Y học, thành phố Hồ Chí Minh.
15. Ngô Ngọc Liễn (2006), “Nạo VA”, Giản yếu bệnh học tai mũi họng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 262-263.
16. Trần Viết Luân (2008), “Viêm tai giữa tiết dịch”, Tai Mũi Họng quyển 1, nhà xuất bản Y học, thành phố Hồ Chí Minh, tr.515-517.
17. Phùng Minh Lương (2009), “Tìm hiểu cơ cấu bệnh lý tai mũi họng tại bệnh viện tuyến tỉnh ở Tây Nguyên 2007”, Tạp chí Y học thực hành, (tập 641+ 642, số 1), tr. 33-35.
18. Phùng Minh Lương, Nguyễn Tấn Phong, Đặng Tuấn Đạt (2009), “Nghiên cứu tỷ lệ bệnh lý tai mũi họng vào mùa khô của dân tộc Ê Đê- Tây Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, số 2, tr. 87-89.
19. Phùng Minh Lương và cộng sự (2009), “ Nghiên cứu tỷ lệ viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em dân tộc Ê Đê- Tây Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, số 10, tr. 39-42.
20. Phùng Minh Lương (2011), “Nghiên cứu môn hình và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tai mũi họng thông thường của dân tộc Ê đê Tây Nguyên, đánh giá kết quả của một số biện pháp can thiệp phù hợp ở tuyến thôn bản”, Luận án tiến sĩ
Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
21. Phùng Minh Lương, Trịnh Xuân Ba, Huỳnh Ngọc Thành (2011), “Nghiên cứu cơ cấu bệnh tai mũi họng tại BVĐK II Lâm Đồng 2011”, Đề tài nghiên cứu tại bệnh viện, Bệnh viện Đa khoa Bảo Lộc, Lâm Đồng.
22. Trần Duy Ninh (2001), “Nghiên cứu mô hình bệnh tai mũi họng và một số yếu tố liên quan tại 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học công nghệ Y Dược, Đại học Thái Nguyên, tr. 117-122.
23. Nhan Trừng Sơn (2008), Tai mũi họng quyển 2, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Nhan Trừng Sơn (2008), “Viêm VA”, Tai mũi họng quyển 2, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 502-511.
25. Nhan Trừng Sơn (2008), “Phẫu thuật nạo VA”, Tai mũi họng quyển 2, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 513-523.
26. Nhan Trừng Sơn (2011), “Viêm tai giữa tiết dịch”, Tai mũi họng quyển 1, Nhà xuất bản Y học, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 517-518.
27. Võ Tấn (2003), “viêm VA”, Tai mũi họng thực hành tập I, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 212-236.
28. Võ Tấn (2008), Tai Mũi Họng nhập môn, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.
29. Đặng Thanh (2013), “Viêm họng- Viêm Amiđan- Viêm VA”, Giáo trình tai mũi họng, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 97-114.
30. Đặng Thanh (2013), “Ung thư vòm mũi họng- Ung thư Thanh quản- Hạ họng”, Giáo trình tai mũi họng, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 115-123.
31. Nguyễn Văn Thanh (2004), “Nhận xét sơ bộ về tình hình bệnh tai mũi họng ở công nhân trong một số xí nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 8, tr. 121-123.
32. Nguyễn Tư Thế (2013), “Liên quan giữa tai Mũi Họng với các chuyên khoa”, Giáo trình tai mũi họng, nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 9-16.
33. Nguyễn Tư Thế (2013), “Viêm thanh quản”, Giáo trình tai mũi họng, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 17-25.
34. Nguyễn Tư Thế (2014), “Hội chứng Họng Thanh quản”, Giáo trình lâm sàng, Bộ môn tai mũi họng, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 20-21.
35. Nguyễn Thanh Trúc, Phạm Khánh Hòa (2001), “Nghiên cứu tình hình bệnh TMH trẻ em ở vùng rác thải Hà Nội (huyện Sóc Sơn)”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội.
TIẾNG ANH
36. Bhattacharyya N, Shaphiro NL. (2010), “Air quality improvement and the prevalence of frequent ear infections in children”, Otolaryngol Head Neck Surg., 142(2), pp. 242-246.
37. Dykewicz MS, Hamilos DL. (2010), “Rhinitis and sinusitis”, J Allergy Clin Immunol, 125(2 Suppl 2), pp. 103-115.
MỤC LỤC Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu thuật tại khoa Tai mũi họng- Mắt- Răng hàm mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sơ lược đặc điểm giải phẫu và sinh lý tai mũi họng 3
1.1.1. Giải phẫu và sinh lý tai 3
1.1.2. Giải phẫu và sinh lý mũi xoang 4
1.1.3. Giải phẫu và sinh lý họng thanh quản 6
1.2. Yếu tố nguy cơ và thuận lợi của bệnh 7
1.2.1. Tuổi 7
1.2.2. Giới tính 8
1.2.3. Dân tộc 8
1.2.4. Mùa- Khí hậu- Thời tiết 9
1.2.5. Vệ sinh- Môi trường 9
1.2.6. Các yếu tố khác 10
1.3. Hậu quả của bệnh tmh 10
1.4. Tình hình nghiên cứu về bệnh tmh trong và ngoài nước 11
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1.1. Mẫu nghiên cứu 13
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu 13
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 13
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 13
2.2.3. Các bước tiến hành 14
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 14
2.2.5. Xử lý số liệu 16
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu 17
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đặc điểm dịch tễ học và mô hình bệnh tai mũi họng của bệnh nhân điều trị
nội trú 18
3.1.1. Đặc điểm về dịch tễ học 18
3.1.2. Mô hình bệnh Tai mũi họng 19
3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học với phân bố bệnh tmh và giữa các
yếu tố dịch tễ học với một số phẫu thuật hay gặp nhất 21
3.2.1. Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học với phân bố bệnh TMH 21
3.2.2. Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học với một số phẫu thuật hay gặp
nhất 24
Chương 4 BÀN LUẬN 28
4.1. Đặc điểm dịch tễ học và mô hình bệnh tmh 28
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học 28
4.1.2. Mô hình bệnh TMH 31
4.2. Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học với phân bố bệnh tmh và giữa các
yếu tố dịch tễ học với một số phẫu thuật hay gặp nhất 33
4.2.1. Liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học với phân bố bệnh TMH 33
4.2.2. Liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học với một số phẫu thuật hay gặp nhất 36
KẾT LUẬN 37
1. Đặc điểm dịch tễ học và mô hình bệnh tai mũi họng 37
2. Liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học với phân bố bệnh tai mũi họng và giữa
các yếu tố dịch tễ học với một số phẫu thuật hay gặp nhất 37
KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ