Nhận xét tình hình sót rau sau phá thai bằng thuốc được điều trị tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương
Luận văn thạc sĩ y học Nhận xét tình hình sót rau sau phá thai bằng thuốc được điều trị tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 3 năm 2013-2015.Phá thai là vấn đề thường gặp và đáng quan tâm trong xã hội hiện nay. Phá thai được hiểu một cách đơn giản là một biện pháp nhằm chấm dứt quá trình thai nghén. Việc phá thai luôn tiềm ẩn những nguy cơ tai biến vì vậy cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn phương pháp phá thai.
Ở Việt Nam, từ những năm 1960 dịch vụ phá thai được coi là hợp pháp và luôn sẵn có tại mọi tuyến được phân cấp trong hệ thống y tế, đáp ứng nhu cầu của những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ phá thai cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và cao thứ 5 trên thế giới [1]. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) Việt Nam, mỗi năm cả nước có khoảng 1,2 – 1,6 triệu ca nạo phá thai. Đó là chưa kể tới những ca nạo phá thai tại các cơ sở y tế tư nhân mà chúng ta không có con số chính xác [2]. Bệnh viện phụ sản Trung ương (BVPSTƯ), hàng năm có khoảng 10 000 phụ nữ đình chỉ thai nghén có tuổi thai đến 12 tuần. Phương pháp phá thai ngoại khoa chiếm khoảng 80%, còn 20% là phá thai nội khoa (PTNK) đối với tuổi thai đến hết 9 tuần.
Tại Việt Nam, phương pháp phá thai bằng thuốc (PTBT) bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1992 trong một nghiên cứu thử nghiệm có đối chứng được tiến hành tại nhiều trung tâm của Tổ chức Y tế Thế giới với hai liều lượng Mifepristone khác nhau là 200mg và 600mg, tiếp theo là uống 400mcg Misoprostol [3] nhằm so sánh tính hiệu quả của hai công thức khác nhau. Tuổi thai cao nhất là 63 ngày kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng.Từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu khác nhau. Dựa vào kết quả của các nghiên cứu này, tài liệu hướng dẫn chuẩn Quốc gia của Bộ Y tế cho phép áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 63 ngày tùy theo tuyến y tế[4].Có nhiều đường dùng khác nhau, liều lượng và khoảng cách dùng cũng khác nhau[5].Những trường hợp được chỉ định phá thai bằng thuốc tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe bà mẹ phải là những bác sĩ sản phụ được tập huấn về phá thai bằng thuốc. Việc tùy tiện mua thuốc, tùy tiện chỉ định dùng thuốc có thể dẫn đến những hậu quả đau lòng như băng huyết, nhiễm trùng tử cung – có thể phải cắt bỏ tử cung. Nếu đi phá thai tại những cơ sở không đủ tiêu chuẩn, bác sĩ chưa qua tập huấn về phá thai bằng thuốc, thai phụ sẽ không được kiểm tra đầy đủ, có thể thai đã chết nhưng không được tống xuất hoàn toàn dẫn đến sót thai, sót nhau thai khiến rong kinh, mất máu và nguy cơ nhiễm trùng tử cung cao. Bên cạnh đó, không phải bất kỳ thai phụ nào muốn thực hiện phá thai bằng thuốc cũng được mà phải căn cứ vào tình trạng thai (có nằm trong tử cung hay không, tuổi thai có phù hợp với tuyến bệnh viện được phép áp dụng hay không).
Phá thai bằng thuốc có ưu điểm không cần can thiệp vào buồng tử cung(BTC), tuy vậy vẫn còn nhiều biến chứng mà hay gặp nhất là sót rau, sót thai và rong huyết, băng huyết…
Hàng năm tại khoa Sản 3-BVPSTƯ đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp ra máu kéo dài sau PTBT và được chẩn đoán là sót rau. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét tình hình sót rau sau phá thai bằng thuốc được điều trị tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 3 năm 2013-2015” với 2 mục tiêu sau:
1.Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sót rau sau phá thai bằng thuốc được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2013-2015.
2. Nhận xét về xử trí sót rau sau phá thai bằng thuốc.
TÀI LIệU THAM KHảO Nhận xét tình hình sót rau sau phá thai bằng thuốc được điều trị tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 3 năm 2013-2015
1. W.T.F.o.p.o.M.o.F., (2009).Comparison of two does of MFP”in combination with MSP for early medical abortion, a randomizedtrial”. Br J Obstet Gynaecol, p. 107, 524 – 533. .
2. Vinafa.org. vn”Nạo phá thai tuổi vi thành niên hiểm họa khó lường” kiến /thức/ Sức khỏe tình dục.
3. Nguyen Thi Nhu Ngoc, W.B., Clark s et al (1999). Safery, efficacy and acceptability of Mifepristone- Misoprostol medical abortion in Viet Nam.”International family Planning perspectives 1999, 25 (1): 10-14 &33.
4. Bộ Y Tế, Phá thai đến hết 9 tuần bằng thuốc(2010). “Hướng dẫn chuẩn gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản”, p. 587-593.
5. Nguyễn Thị Hồng Minh (2004). “So sánh hai phác đồ sử dụng Misoprostol kết hợp với Mifepriston và Misoprostol đơn thuần để đình chỉ thai nghén sớm cho tuổi thai đến 7 tuần”.Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Geneva, W., Safe Abortion (2003).Technical and PolicyGuidance for Health systems, 2003.
7. Trần Thị Phương Mai (2002).”Phá thai bằng thuốc” (phá thai nội khoa).Đề tài nghiên cứu cấp bộ, p. 34-54
8. Đào Văn Phan (1999).Các Prostaglandin.Dược lý học. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, p. 570-573.
9. Mare Bygdemen, B.G., Phan Bich Thuy, Nguyen ducVinh, Vu Manh Loi (2003).”Giới thiệu phương pháp phá thai bằng thuốc vào hệ thống cung cấp dịch vụ ở Việt nam. “Hội thảo báo cáo đánh giá dịch vụ phá thai bằng thuốc tại Việt nam” 20-08-2003, p. trang 3-34.
10. Obrien P, E.R.H., Gordon et al.”Rectally administered MSP for the treatment of postparturn hemorrhage Unresponsive to oxytoxin and ergometrin; a descriptive study’’.Obstetries and Gynecology. Vol 92, p 212 -214.
11. WHO (2003). multinational study of three MSP regimens after MFP for early medical abortion. I: Efficacy. BJOG, p. 110;808818.
12. Batya Elul Charlotte Ellertson Beverly Winikoff, a.R.C. (1999). ”Side effects of MFP –Misoprostone abortion versus surgical abortion”.elsevier science one all right reserved 655. Avenue of the Americal, Newyork NY 10010.
13. Abortion, W.G.S., Technical and Policy Guidance for Health systems. 2003.
14. W.H.O.T.F.o.P.-O.M.o.F.(2000).Comparison of two doses of Mifepriston in combination with misoprostol for early medical abortion; a randomized trial.Br J Obstet Gynaecol, 2000: p. 107; 524-530.
15. Irving M, S., Bardin C.W (1998).Early pregnancy termination with Mifepristone and Misoprostol in the, United state N Eng/ J Med,
p. 338 – 1241 – 7.
16. Li Y.T, H.J.C., Hou G.Q, Chen T.H, Chu Y.C, Lin T.C, Kuan L.C, Lin M, Tang H.H, Kuo T.CSimultaneous use of mifepristone and misoprostol for early pregnancy termination.Taiwan J Obstet Gynecol, 50(1): p. 11 – 4.
17. Elul B, E.C., Winikoff B (1999). Coyaji K Side effects of Mifepristone – Misoprostol abortion versus surgical abortion1999 elsevier science one all rights reserved 655, Avenue of the Americal, Newyork NY. 10010.
18. Creinin, P.M.a., (2000). Protocol recommendations for use of Mifepristone and Misoprostol in early abortion.National Abortion Federation, October 2000, p. 33 – 37.
19. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, L.Q.T., (1997). Hồ Mạnh Tường khả năng chấp nhận đối với phương pháp chấm dứt thai kỳ sớm bằng mifepriston kết hợp Prostaglandin tại bệnh viện Từ dũ.
20. Spitz IM, B.C., et al, (1998). Early pregnancy termination with MFP and MSP in the United States. New England Journal of Medicine, Apr p. 30;338(18): 1241-7..
21. Creinin MD, F.M., Teal S, Chen A, Schaff EA, Meyn LA.,A randomized comparison of MSP 6 to 8 hours versus 24 hours after MFP for abortion. Obstetrics and Gynecology2004: p.;103 (5 Pt 1):851-859.
22. Martha.Shuping, M., Donna Harrison, MD., Christopher Gacek J.D., Ph.D:,Medical Abortion with MFP (RU -486), compared to surgical Abortion.pp1.
23. Contraception. Jannuary 2013. (Isus 1, ): p. pages 26-37. .
24. Gynuity health projectsCung cấp PTNK ở những cơ sở có nguồn lực hạn chế”, 2004: p. trang 3. 5, 6, 13, 14, 16, 21, 22, 45-46.
25. F.P., sepsis and medical abortion. US Food and Drug Administration. Available at;accessed on 20 February 2006.
26. Harwood B, M.K., Mishell DR, Jain JK, Serum beta-humanchorionic gonadotropin levels and endometrial thickness after medicalabortion. 2001: p.;63:255–6.
27. P.J.-C.e., Development after exposure to MFP in early pregnancy. The Lancet,. 1991: p. 338:763.
28. A., J., New data on the hormonal requirements of the pregnant rabbit: partial pregnancies and fetal abs, normalities after treatment with a hormonal antagonist at subabortifacien doses. Comptes Rendues de I Academie des Science,. 1986: p. 303.
29. Cunningham F.G., M.P.C., Ganl N.F, GilstrapLc, Levono. K.J, Pritchart J.M,, “Puerpural infection. in William Obstetrics, Chap 28, 19th ed, 1993: p. pp. 672-630.
30. Bộ Y Tế., “Nhiễm khuẩn sản khoa,. in Tài liệu hướng dẫn qui trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện.: Nhà xuất bản Y học, 2003: p. pp. 51-53.
31. Nguyễn Đức Vy, Nhiễm khuẩn hậu sản.in Bài giảng Sản Phụ khoa, tập 2.: Nhà xuất bản Y học, 2002: p. 148-157.
32. Bình, P.X., Sinh lý học hồng cầu..Chuyên đề sinh lý học, tập I. Nhà xuất bản Y học,, 1998: p., tr. 23-40.
33. Mimoun S, C.L., Aspects psychosomatiques de la ménopause. Encycl. Méd. Chir (Elsevier,Paris).). Gynécologie 38 A-05,, 1996: p. p 4.
34. Trần Hán Chúc, D.T.K.,,, Tình hình nhiễm khuẩn sau đẻ tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 1981-1985.in Hội nghị tổng kết nhiễm khuẩn sản khoa toàn quốc.: Thành phố Hồ Chí Minh 1986, 1986: p. pp. 15-18.
35. Chử Quang Độ, ” “Góp phần nghiên cứu các hình thái lâm sàng và các yếu tố liên quan gây nhiễm khuẩn sau mổ đẻ tại VBVBM&TSS từ 1/2000-6/2002.in Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y khoa,Trường đại học Y Hà Nội, 2002: p. pp. 65-68.
36. Khổng Ngọc Am, P.M.T., Nguyễn Thu Giang Nghiên cứu so sánh sự chấm dứt thai nghén bằng thuốc RU486 và nạo hút thai tại Hà Nội”. Nội san sản phụ khoa, Hội Phụ sản Việt Nam 1997: p. 105-109.
37. (2002), V.Q.N., Nghiên cứu về phá thai bằng thuốc tại Việt Nam. Hội thảo quốc gia về phá thai bằng thuốc ở Việt Nam 04/2002, 2002: p. 1-5.
38. Eric A. shaff, s.L., Fielding, Carolyn nesthoff (2001), Randomized trial of oral versus vaginal misoprossol at one day after mifepristone for early medical abortion.Contraception 64 2001, 2001: p. 81-85.
39. Tùng, L.T., “Xác định giá trị CRP trong chẩn đoán nhiễm khuẩn ối ở ối vỡ non.in Luận văn thạc sỹ Y khoc.: Trường Đại học Y Hà Nội, 2001: p. pp. 19-23.
40. Harwood B, M.K., Mishell DR, Jain JK, Serum beta-humanchorionic gonadotropin levels and endometrial thickness after medicalabortion. Contraception, 2001: p. 63:255–6.
41. Sahar M. Y. El-Baradie, M., 1 Manal H. El-Said, MD,2 Wael S. Ragab, MRCOG,1 and M. Khaled M. Elssery, 1 Manal Mahmoud, MD, Endometrial thickness and serum beta-hCG aspredictors of the effectiveness of oralmisoprostol in early pregnancy failure. 2008.
42. Trần Ngọc Can, “Nhiễm khuẩn hậu sản.in Sản phụ khoa.: Nhà xuất bản Y học, 1978: p. pp. 295-302.
43. Ngäc N.T, W.B., Clark s et al Safery, efficacy and acceptability of Mifepristone – Misoprostol medical abortion in Vietnam.International family Planning perspectives 1999, 25 (1): 10-14 &33., 1999: p. 10 – 14 & 33.
44. Nguyễn Thị Hồng Minh, “Kết quả phá thai bằng thuốc đến hết 9 tuần tuổi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”.Công trình nghiên cứu khoa học tại Viện Phụ sản Trung ương, 2007-2008: p. Tr32-33.
45. Nguyễn Thùy Nhung, “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị viêm niêm mạc tử cung sau đẻ tại bệnh viện phụ sản trung ương” luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. 2013.
46. Batya Elul Charlotte Ellertson Beverly Winikoff, a.R.C., “Side effects of Mifepristone – Misoprostol abortion versus surgical abortion ” elsevier science one all rights reserved 655. Avenue of the Americal, Newyork NY. 10010, 1999.
47. Garris G E, K.W.C.F., Misoprostol: a prostaglandin E1 analogue” Clinical pharmacychap 8 1989: p. 627-644.
48. Postpartum and puerperal infection, in Curent Obstetrics and Gynecology diagnosis and treatment. 1990. p. 541-545.
49. Screening of concentration of C-reactive protein and various plasma of postoperative complications, in European Journal Surgery. 1998. p. 540-544.
50. Goransson J., J.S., Lasson A.,, “Screening of concentration of C-reactive protein and various plasma of postoperative complications,”. in European Journal Surgery.,, 1998: p. 540-544.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. CÁC BIỆN PHÁP PHÁ THAI 3
1.1.1. Định nghĩa về phá thai. 3
1.1.2 Các biện pháp phá thai dưới 12 tuần. 3
1.1.3 Các tai biến khi phá thai. 4
1.2. PHÁ THAI BẰNG THUỐC. 5
1.2.1 Chỉ định của phá thai bằng thuốc. 5
1.2.2 Chống chỉ định của phá thai bằng thuốc 6
1.2.3. Thuốc sử dụng trong phá thai nội khoa. 6
1.3. Các phác đồ phá thai bằng thuốc. 8
1.4. Biến chứng sót rau sau phá thai bằng thuốc. 14
1.4.1 Định nghĩa 14
1.4.2. Chẩn đoán sót rau sau phá thai bằng thuốc. 14
1.5. Tình hình nghiên cứu tại việt nam và trên thế giới. 18
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới. 18
1.5.2 Tại Việt Nam. 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng. 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 23
2.2. Thời gian nghiên cứu 23
2.3. Địa điểm nghiên cứu 23
2.4. Thiết kế nghiên cứu 23
2.5. Cỡ mẫu 24
2.6. Công cụ thu thập số liệu 24
2.7. Các biến số nghiên cứu. 25
2.7.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 25
2.7.2. Đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ sót rau sau phá thai bằng thuốc. 25
2.7.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sót rau sau phá thai bằng thuốc. 26
2.8 Xử lý số liệu 28
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 30
3.2 Đặc điểm chung của phá thai bằng thuốc và các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ sót rau. 32
3.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sót rau sau phá thai bằng thuốc. 35
3.4 Đặc điểm cận lâm sàng của sót rau sau phá thai bằng thuốc. 37
3.5 Hướng xử trí sót rau sau phá thai bằng thuốc. 42
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 47
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 47
4.1.1 Tuổi 47
4.1.2 Nghề nghiệp 47
4.1.3 Nơi cư trú 48
4.1.4 Tiền sử sản khoa. 48
4.2 Một số đặc điểm chung của phá thai bằng thuốc và các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ sót rau. 49
4.2.1 Mối liên quan giữa nơi phá thai, khám và tư vấn trước phá thai với sót rau sau phá thai bằng thuốc. 49
4.2.2 Mối liên quan giữa tiền sử phẫu thuật, tuổi thai và sót rau sau phá thai bằng thuốc. 50
4.2.3 Liên quan giữa tiền sử viêm nhiễm phụ khoa trước và trong khi mang thai với sót rau sau phá thai bằng thuốc 51
4.3 Đặc điểm lâm sàng của sót rau sau phá thai bằng thuốc. 52
4.3.1 Chẩn đoán tình trạng thiếu máu. 52
4.3.2 Dấu hiệu cơ năng. 53
4.3.3 Triệu chứng thực thể. 56
4.3.4. Triệu chứng cận lâm sàng. 57
4.3.5. Điều trị sót rau sau phá thai bằng thuốc. 62
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIệU THAM KHảO
PHụ LụC