Nhận xét tình trạng bệnh quanh răng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương

Nhận xét tình trạng bệnh quanh răng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương

Bệnh quanh răng là một trong hai bệnh vùng răng miệng mà theo WHO là hiểm họa thứ ba của loài người sau các bệnh ung thư và tim mạch [31]. Theo điều tra của các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì bệnh vùng quanh răng gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt với hơn 70% số người trưởng thành ở các nước mắc bệnh này và không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh giữa những nước phát triển và nước đang phát triển. Bệnh lý vùng quanh răng rất phức tạp và bao gồm hai tổn thương chính: Tổn thương viêm và tổn thương thoái hóa. Giai đoạn đầu, quá trình viêm gây hôi miệng, chảy máu lợi khi đánh răng hoặc chảy máu tự nhiên, dần dần răng di lệch, thưa ra, tụt lợi, hở cổ chân răng gây ê buốt. Giai đoạn nặng, tổ chức quanh răng bị phá hủy nhiều làm răng lung lay, sức nhai kém và cuối cùng gây mất răng, ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ và phát âm của bệnh nhân.

Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh khá phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới, Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2002), tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần phân liệt chiếm khoảng 0,48 – 0,69% dân số và mỗi năm cứ 10000 người dân từ 12 đến 60 tuổi có một người mắc tâm thần phân liệt [17],[44]. Tại Việt Nam, theo Trần Văn Cường (2002) tỷ lệ mắc bệnh tâm

thần phân liệt chiếm khoảng 0,3 – 1% dân số [2].

Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng có xu hướng tiến triển mạn tính, làm suy giảm nặng nề các chức năng tâm thần, mất đi khả năng lao động và làm tan rã nhân cách của người bệnh dẫn đến sa sút trí tuệ. Bệnh nguyên, bệnh sinh của bệnh cho đến nay vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng.

Những biểu hiện của bệnh gồm các triệu chứng rối loạn về tư duy, hành vi, nhận thức, cảm xúc, tri giác…Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tính bị động , bị chi phối trong các biểu hiện loạn thần như hoang tưởng, ảo giác và một số các triệu chứng âm tính… mà hậu quả của nó là khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh, sự tan rã sâu sắc nhân cách và suy giảm nhận thức của người bệnh, làm họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. [15], [27].

Bệnh răng miệng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thường phức tạp hơn vì những rối loạn tâm thần khiến họ thay đổi hành vi, không quan tâm đến sức khỏe nói chung và răng miệng nói riêng, cũng như hình thành thói quen xấu trong vệ sinh răng miệng hoặc không vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, liệu pháp điều trị như việc dùng các loại thuốc chống động kinh,.. trong một thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ và thời gian mắc bệnh răng miệng [70]. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng nhóm bệnh nhân tâm thần phân liệt có tỷ lệ bệnh viêm quanh răng cao hơn, vệ sinh răng miệng kém hơn và bị khô miệng thường xuyên hơn so với những người khác [39] [64].

Hiện nay ở nước ta những công trình nghiên cứu bệnh quanh răng trên bệnh nhân tâm thần còn rất ít. Để có số liệu cho các hoạt động chăm sóc răng miệng cho đối tượng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét tình trạng bệnh quanh răng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương”, với 2 mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng bệnh quanh răng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương.

2. Đánh giá nhu cầu điều trị bệnh quanh răng ở các đối tượng trên.

Trên cơ sở kết quả thu được đề xuất các biện pháp thích hợp cho việc chăm sóc răng miệng cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Ch ương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12

1.1. BỆNH QUANH RĂNG 12

1.1.1. Cơ chế sinh bệnh quanh răng 12

1.1.2. Phân loại bệnh viêm lợi và viêm quanh răng 16

1.1.3. Các chỉ số đánh giá tình trạng quanh răng 17

1.2. TÌNH TRẠNG BỆNH QUANH RĂNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.. 18

1.2.1. Trên thế giới 18

1.2.2. Việt Nam 21

1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT 23

1.3.1. Triệu chứng âm tính 23

1.3.2. Triệu chứng dương tính 25

1.3.3. Triệu chứng trầm cảm trong tâm thần phân liệt 27

1.3.4. Triệu chứng suy giảm chức năng nhận thức trong tâm thần phân liệt.. 27

1.3.5. Chẩn đoán xác định bệnh TTPL 28

1.3.6. Đặc điểm tiến triển 31

1.4. Các nghiên cứu về bệnh quanh răng ở bệnh nhân tâm thần trên thế giới…. 32

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 38

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu: 38

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu: 38

2.1.3. Thời gian nghiên cứu: 38

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 39

2.2.2. Cỡ mẫu: 39

2.2.3. Chọn mẫu 39

2.2.4. Dụng cụ và phương tiện khám 39

2.2.5. Các thông tin thu thập 41

2.3. HẠN CHẾ SAI SỐ 46

2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 46

2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 46

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 47

3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân về giới 47

3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân về tuổi 48

3.1.3. Đặc điểm bệnh nhân theo trình độ học vấn 48

3.1.4. Đặc điểm bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh TTPL 49

3.1.5. Đặc điểm bệnh nhân theo thói quen VSRM 49

3.2. TÌNH TRẠNG BỆNH QUANH RĂNG 50

3.2.1. Tình trạng vệ sinh răng miệng 50

3.2.2. Tình trạng bệnh viêm lợi 55

3.2.3. Tình trạng bệnh quanh răng 59

3.3. NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH QUANH RĂNG Ở CÁC BỆNH

NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 63

3.3.1. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng theo giới 63

3.3.2. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng theo tuổi 64

3.2.3. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng theo trình độ học vấn 64

3.2.4. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng theo thời gian mắc bệnh TTPL. 65

3.2.5. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng theo thói quen VSRM 65

Chương 4 : BÀN LUẬN 66

4.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 66

4.1.1. Dụng cụ và cách thăm khám 66

4.1.2. Cách ghi nhận kết quả thăm khám 66

4.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 67

4.2.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu 67

4.2.2. Lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu 68

4.2.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 68

4.2.4. Thời gian mắc bệnh TTPL của đối tượng nghiên cứu 68

4.2.5. Thói quen VSRM của đối tượng nghiên cứu 69

4.3. ĐẶC ĐIỂM BỆNH QUANH RĂNG Ở CÁC BỆNH NHÂN TTPL….70

4.3.1. Tình trạng vệ sinh răng miệng 70

4.3.2. Tình trạng bệnh viêm lợi 72

4.3.3. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng ở bệnh nhân TTPL 75

KẾT LUẬN 81

KIẾN NGHỊ 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment