Nhận xét tình trạng khiếm thính ở lứa tuổi mẫu giáo Hà Nội
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ khiếm thính ở trẻ em độ tuổi mẫu giáo và tìm hiểu một số nguyên nhân gây khiếm thính ở nhóm tuổi này. Bằng phương pháp phỏng vấn phụ huynh của các đối tượng nghiên cứu. Khám tai mũi họng cho trẻ sau đó là dùng thiết bị sàng lọc OAE. Nếu thấy kết quả bất thường, trẻ sẽ được kiểm tra OAE lần 2. Nếu kết quả kiểm tra lần thứ hai cũng vẫn bất thường, trẻ sẽ được kiểm tra ABR hoặc ASSR để đo mức độ nghiêm trọng của việc giảm thính lực. Kết quả cho thấy sàng lọc trên 3.006 trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, trong đó 3,16% trẻ trong độ tuổi mầm non có giảm thính lực, gặp nhiều nhất ở nhóm trẻ 2 tuổi (8,19%). Tỷ lệ nam giới gặp nhiều hơn nữ chiếm 63%. Yếu tố nguy cơ cao của nhóm được xác định dương tính trong hai lần thử test cho thấy: tiền sử bị viêm tai giữa (57,9%), viêm màng não (2,1%), và 40% không rõ nguyên nhân. Kết quả đo bằng ABR / ASSR trong tất cả các trường hợp giảm thính lực nặng là < 30 dB.
Nghe kém hay điếc là hiện tượng giảm một phần hay toàn bộ khả năng cảm nhận âm thanh của cơ thể. Nghe kém là một khuyết tật gây ảnh hưởng lớn đến phát triển ngôn ngữ và phát triển trí tuệ. Các nước tiên tiến cũng như nhiều nước trong khu vực đều có chương trình sàng lọc khiếm thính bằng thiết bị đo âm ốc tai để phát hiện và can thiệp sớm trẻ em khiếm thính, khôi phục sức nghe để đưa trẻ em hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng dân số. Theo Rose – L.Allen (2004) nghiên cứu tại Trường Đại học Đông Carolina Hoa kỳ cho thấy trên 1462 trẻ em lứa tuổi 3 – 4 sàng lọc bằng OEA test đã phát hiện 131 trẻ nghe kém 1 hoặc cả 2 tai. Hammand P. D (1997) làm test OAE cho 685 trẻ em từ 4 – 5 tuổi phát hiện 64 trẻ nghe kém và nguyên nhân chính là do các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng. Tại Singapore, chương trình sàng lọc khiếm thính đã là chương trình quốc gia từ nhiều năm nay. Tỷ lệ điếc sâu ở trẻ sơ sinh là 1% và tỷ lệ nghe kém ở trẻ dưới 6 tuổi là 0,5 – 1%. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về khiếm thính ở trẻ em cho thấy độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam được phát hiện nghe kém là trên 2 tuổi [3]. Theo Nguyễn Thu Thủy (2005) sàng lọc 12.202 trẻ sơ sinh tại Bệnh viện phụ sản trung ương bằng test OAE phát hiện 413 trẻ có vấn đề về thính giác chiếm 3,4%. Một nghiên cứu khác cho tỷ lệ có khó khăn về nghe, nói chiếm 17,6% trong số những người tàn tật.
Để bổ sung và đánh giá tình hình khiếm thính ở trẻ em, nghiên cứu được tiến hành khám sàng lọckhiếm thính ở lứa tuổi mẫu giáo tại Hà Nội nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ trẻ em khiếm thính trong cộng đồng trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Tìm hiểu một số nguyên nhân gây nghe kém ở trẻ em thuộc lứa tuổi này
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích