Nhận xét tình trạng kiểm soát đường huyết và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh thận mạn tính

Nhận xét tình trạng kiểm soát đường huyết và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh thận mạn tính

Luận văn Nhận xét tình trạng kiểm soát đường huyết và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh thận mạn tính. Đái tháo đường là một trong những vấn đề lớn về sức khỏe toàn cầu, bệnh ngày càng gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [1], [2]. ĐTĐ týp 2 thường được phát hiện muộn, vì vậy, theo một số thống kê, tại thời điểm chẩn đoán bệnh thì khoảng 20% BN đã có tổn thương thận, 50% đã có bệnh tim mạch [3], [4]. ĐTĐ gây ra rất nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm như bệnh võng mạc ĐTĐ, tổn thương thần kinh, bệnh mạch máu lớn, loét chân, nhiễm trùng, đặc biệt là tổn thương thận.

Có nhiều yếu tố tham gia vào cơ chế bệnh sinh phức tạp của bệnh thận do ĐTĐ, trong đó tăng glucose máu và THA là hai yếu tố được khẳng định đóng vai trò chính [5], các yếu tố nguy cơ khác của bệnh thận ĐTĐ như rối loạn lipid máu, protein niệu, hút thuốc, béo phì,…đã và đang được tiếp tục chứng minh [6]. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của những yếu tố liên quan như tuân thủ điều trị, vấn đề điều trị thuốc, khám định kỳ, … khiến cho bệnh thận ĐTĐ phát hiện muộn, hoặc, là yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển nhanh đến bệnh thận mạn giai đoạn cuối, làm cho việc điều trị trở nên cực kỳ vất vả.

Ở Mỹ, ĐTĐ chiếm gần 45% trong cácnguyên nhân gây bệnh thận mạn giai đoạn cuối [7], [8].Theo hệ thống dữ liệu thận của Mỹ USRDS (United States Renal Data System) cho thấy gia tăng 30% tỷ lệ mới mắc BTMT giai đoạn cuối ở BN ĐTĐ ở Mỹ từ năm 1992 đến năm 2008 [8]. Mặc dù, đã có rất nhiều tiến bộ trong điều trị nhưng mỗi năm có hơn 1 triệu người chết do BTMT giai đoạn cuối, chi phí dành cho việc điều trị này rất tốn kém, tại Anh chiếm 2% ngân sách, tại Mỹ cần khoảng 31,9 tỷ USD trong năm 2005 và đến năm 2009 tăng lên 42,5 tỷ đô [9].
Để ngăn chặn, hạn chế tình trạng này cần phát hiện và điều trị sớm, kiểm soát tích cực đồng thời các yếu tố nguy cơ, làm giảm rõ rệt tỷ lệ các biến chứng của bệnh ĐTĐ. Trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, theo dõi dọc thời gian dài (DCCT, UKPDS, Kumamoto, ADVANCE …) cho thấy KSGM tích cực làm giảm đáng kể các biến chứng về mạch máu nhỏ, đặc biệt tỷ lệ mắc biến chứng thận giảm từ 30 – 70% tùy nghiên cứu [10], [11], [12], đồng thời cũng làm chậmquá trình tiến triển của bệnh thận đến giai đoạn cuối [13], [14].
Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu đánh giá về các yếu tố nguy cơ của biến chứng thận trên BN ĐTĐ, tuy nhiên các nghiên cứu về việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ trên ở đối tượng BN ĐTĐ – BTMT còn chưa nhiều. Bên cạnh đó, trong thực hànhlâm sàng, chúng tôi thấy nhiều BN ĐTĐ týp 2 vào việntrong tình trạng kiểm soát đường huyết và các yếu tố nguy cơ khác đều kém, có nhiều biến chứng, việc phát hiện các biến chứng này thường ở giai đoạn muộn, đặc biệt là biến chứng thận, tuy mới phát hiện lần đầu nhưng có nhiều BN đã ở giai đoạn suy thận mạn. Vì vậy chúng tôi tiến hành làm đề tài:
Nhận xét tình trạng kiểm soát đường huyết và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh thận mạn tính
Với hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét tình trạng kiểm soát đường huyết và một số yếu tố nguy cơ ở BN ĐTĐ týp 2 có bệnh thận mạn tính.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh thận mạn tính ở nhóm BN nghiên cứu.
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán 3
1.1.3. Dịch tễ học 3
1.1.4. Biến chứng mạn tính 4
1.2. BIẾN CHỨNG THẬN Ở BN ĐTĐ 5
1.2.1. Sinh lý bệnh 5
1.2.2. Tổn thương giải phẫu bệnh trong bệnh thận do ĐTĐ 7
1.2.3. Các giai đoạn của bệnh thận ĐTĐ 8
1.2.4. Các yếu tố nguy cơ của BTMT do ĐTĐ 8
1.2.5. Các yếu tố liên quan 14
1.2.6. Định nghĩa và phân loại bệnh thận mạn tính 15
1.3. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ BỆNH THẬN MẠN TÍNH 16
1.3.1. Kiểm soát glucose máu 16
1.3.2. Kiểm soát huyết áp 19
1.3.3. Kiểm soát tình trạng protein niệu 19
1.3.4. Kiểm soát lipid máu 19
1.3.5. Bỏ thuốc lá 19
1.3.6. Giảm thiểu các yếu tố liên quan 19
1.3.7. Điều trị các triệu chứng và biến chứng của suy thận mạn 20
1.3.8. Tham khảo ý kiến chuyên khoa Thận – Tiết niệu 20
1.3.9. Dự phòng bệnh thận ĐTĐ 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn BN 21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN HÀNH 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 22
2.2.2. Các bước tiến hành: 22
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BN NGHIÊN CỨU 32
3.1.1. Giới và tuổi 32
3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng và XN chung của BN nghiên cứu 33
3.1.3. Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ 34
3.1.4. Đặc điểm về creatinin máu và mức lọc cầu thận 35
3.1.5. Đặc điểm lâm sàng các biến chứng của BN nghiên cứu 36
3.1.6. Tình huống phát hiện bệnh thận 37
3.1.7. Đặc điểm về tiền sử gia đình mắc bệnh thận và ĐTĐ 38
3.2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH TRẠNG KSGM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ KHÁC CỦA BN 38
3.2.1. Tình trạng KSGM đói và HbA1c trung bình của BN nghiên cứu 38
3.2.2. Đặc điểm kiểm soát lipid máu 39
3.2.3. Đặc điểm tình trạng protein niệu 40
3.2.4. Đặc điểm THA 40
3.2.5. Đặc điểm BMI của BN nghiên cứu 41
3.2.6. Đặc điểm tình trạng hút thuốc 42
3.3. Đặc điểm một số yếu tố liên quan đến BTMT của BN nghiên cứu 42
3.3.1. Về phía bệnh nhân 42
3.2.2. Về phía thầy thuốc 47
Chương 4: BÀN LUẬN 50
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 50
4.1.1. Đặc điểm về giới 50
4.1.2. Đặc điểm về tuổi 50
4.1.3. Đặc điểm thời gian phát hiện bệnh 51
4.1.4. Giá trị creatinin huyết thanh và mức lọc cầu thận 52
4.1.5. Đặc điểm lâm sàng các biến chứng của BN nghiên cứu 54
4.1.6.Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ và bệnh thận 58
4.2. NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 58
4.2.1. Tình trạng kiểm soát glucose máu 58
4.2.2. Tình trạng rối loạn lipid máu 59
4.2.3. Tình trạng protein niệu và microalbumin niệu 60
4.2.4. Đặc điểm THA 61
4.2.5. Đặc điểm BMI 63
4.2.6. Tình trạng hút thuốc 63
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BTMT CỦA BN NGHIÊN CỨU 64
4.3.1. Về phía bệnh nhân 64
4.3.2. Về phía thầy thuốc 69
KẾT LUẬN 73
KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, tr. 16-63; tr.237-252; tr. 513- 563.
2. Whiting DR, Guariguata L, Weil C, et al (2011), “IDF diabetes atlas: global estimates of the prevalence of diabetes for 2011 and 2030”, Diabetes Res Clin Pract , 94: 311-321.
3. Tạ Văn Bình (2006), “Nghiên cứu theo dõi biến chứng ĐTĐ ở BN đến khám lần đầu tại BV Nội tiết”, Dự án hợp tác Việt Nam-Nhật Bản, NXB Y Học.
4. Giueseppe remuzzi, M.D (2002), “Nephropathy in patients with type 2 diabetes”, N Engl JMed, Vol. 346, No. 15.
5. Bancha Satirapoj MD (2010), “ Review on Pathophysiology and Treatment of Diabetic Kidney Disease”, J Med Assoc Thai Vol. 93 Suppl. 6 , pp.228-236.
6. George L Bakris, MD(2011),“Overview of diabetic nephropathy” trích dẫn từ nguồn http://www.uptodate.com/contents/overview-of-diabetic-nephropathy.
7. US Renal Data System (1994), “Annual Data Report”, Am J Kidney Dis, (suppl 2) 24:S48-S56.
8. Edgar V. Lerma, Jeffrey S. Berns (2009), “Current Diagnosis and treatment Nephrology and Hypertension”, Mc GrawHill. LANGE medical book, pp. 483-492.
9. Henry Ford Health System (2011), “clinical practice recomendation for primary care physicians and healthcare providers”, Division of nephrology and hypertension and general internal medicine, pp 1-55.
10. DCCT Study Research Group (2005), “Intensive diabetes treatment and cardiovascular disease in patients with type 1 diabetes”, N Engl J Med, 353: 2643-2653.
11. The ADVANCE Collaborative Group (2008), “Intensive blood glucose control and vascular outcomes in patients with type 2 diabetes”, N Engl J Med, 358: 2560-2572.
12. Ohkubo Y, Kishikawa H, Araki E, et al (1995), “Intensive insulin therapy prevents the progression of diabetic microvascular complications in Japanese patients with non-insulin dependent diabetes mellitus: a randomized prospective 6-year study”,Diabetes Res Clin Pract, 28:103-17.
13. Tanaka Y, Atsumi Y, Matsuoka K, et al (1998), “Role of glycemic control and blood pressure in the development and progression of nephropathy in elderly Japanese NIDDM patients”, Diabetes Care, 21:116–20.
14. GallM,Hougaard P, Borch-Johnsen K, et al (1997), “Risk factors for development of incipient and overt diabetic nephropathy in patients with non-insulin dependent diabetes mellitus: prospective, observational study”, BMJ, 314:783–8.
15. World Health Organization (2006), Defnition and diagnosis of diabetes mellitus and intermediate hyperglycemia, trích dẫn từ nguồn: http://www.who.int.
16. American Diabetes Association (2012), “Standards of medical care in diabetes”. Diabetes Care, 35: S11-S63.
17. Phan Sỹ Quốc, Lê Huy Liệu (1991), “ Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Hà Nội”, Nội khoa số chuyên đề Nội tiết, Tổng hội y dược học Việt Nam, tr 2.
18. Trần Hữu Dàng (1996) “ Nghiên cứu tình hình và đặc điểm các bệnh nhân đái tháo đường ở Huế”, Luận án tiến sỹ, Trường đại học Y Hà Nội.
19. Đỗ Trung Quân (2011), “Bệnh nội tiết chuyển hóa”, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr 268-298.
20. Cooper M.E (1998), “ Pathogenesis, prevention, and treatment of diabetic nephropathy”, the Lancet, Vol352, isue 9231, pp. 213-219.
21. Thái Hồng Quang (2001), “ Bệnh đái tháo đường ”, Bệnh nội tiết, Nhà xuất bản Y học, tr. 257- 319.
22. Thijs W. Cohen Tervaert, Antien L. Mooyaart (2010) “Pathologic Classification of Diabetic Nephropathy”,J Am Soc Nephrol 21: 556–563.
23. Stratton IM, Adler AI, Neil HA et al (2000), “Association of glycaemia with macrovascular and microvascular complications of type 2 diabetes (UKPDS 35): Prospective observational study”, BMJ, 321: 405– 412.
24. Peter Gaede, Pernille Vedel, Hans – Henrik Parving (1999), “Intensified multifactorial intervention in patients with type 2 diabetes mellitus and microalbuminuria: Steno 2 randomised study” The lancet, Vol.353, pp.617-622.
25. The Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes Study Group(2008), “ Effects of intensive glucose lowering in type 2 diabetes”, N Engl J Med, 358: 2545-2559.
26. Richard A. Hoefield, Philip A. Kalra (2011) “The use of eGFR and ACR to predict decline in renal function in people with diabetes”, Nephrol Dial Transplant. 26: 887–892.
27. Đinh Thị Kim Dung (2003), “Rối loạn lipoprotein huyết thanh ở BN suy thận mạn”, Luận án Tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội.
28. Đỗ Gia Tuyển (2012), Bệnh thận nội khoa tập1, Trường đại học Y Hà Nội, NXB Y học, tr. 380 – 425.
29. Stephan R. Orth1(2005), “Effects of smoking on renal function in patients with type 1 and type 2 diabetes mellitus”, Nephrol Dial Transplant, 20: 2414–2419.
30. ADA (2013), “Standards of Medical Care in Diabetes -2013”, Diabetes care, Vol 36, Suppl 1, pp. 11-50.
31. Christine Maric (2009) “Sex, diabetes and the kidney”, Am J Physiol Renal Physiol, Vol. 296, pp.680-685.
32. Ravid M, Brosh D, Ravid Safran D, et al(1998),“Main risk factors for nephropathy in type 2 diabetes mellitus are plasma cholesterol levels, mean blood pressure, and hyperglycemia”, Arch Intern Med ,158:998–1004.
33. UKPDS Study Group(2006), “Risk Factors for Renal Dysfunction in Type 2 Diabetes U.K. Prospective Diabetes Study 74”,Diabetes, Vol.55, pp. 1832-1839.
34. Henri Afghahi(2011), “Risk factors for the development of albuminuria and renal impairment in type 2 diabetes – the Swedish National Diabetes Register (NDR)”, Nephrol Dial Transplant. 26: 1236–1243.
35. KDOQI (2012) “Clinical practice guideline for diabetes and CKD: 2012 update”, Am J Kidney Dis. 60(5):850-886.
36. Hội Nội Tiết và ĐTĐ Việt Nam, “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 chưa có biến chứng – 2013”, Tạp chíHội nghị Hội ĐTĐ và Nội tiết TP Hồ Chí Minh mở rộng lần VII – 2013, tr 72 – 85.
37. Geoffrey Kellerman (2011), “ Sổ tay những kết quả xét nghiệm bất thường”, Nhà xuất bản Y học, tr 165-172.
38. International Diabetes Federation (2011),“Guideline for managementof post meal glucose in diabetes”. Brussels: International Diabetes Federation, nguồn từ: http://www.idf.org
39. Csaba P. Kovesdy, MD, Kumar Sharma, MD (2008), “Glycemic control in Diabetic CKD Patient: Where Do Whe Stand?”, American journal of Kidney Diseases, Vol52, No 4, pp.766-777.
40. Jeffrey S Berns (2013), “Management of hyperglycemia in diabetics with end-stage renal disease”, trích dẫn từ http://www.uptodate.com/contents/management-of-hyperglycemia-in-patients-with-type-2-diabetes-and-pre-dialysis-chronic-kidney-disease-or-end-stage-renal-disease.
41. Masakazu Haneda and Akizuki Morikawa (2009),“Which hypoglycaemic agents to use in type 2 diabetic subjects with CKD and how?”, Nephrol Dial Transplant. 24: 338–341.
42. Bailey CJ , Day C(2012), “Diabetes Therapies in Renal Impairment”,British Journal of Diabetes and Vascular Disease. (4):167-171.
43. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2012), Bệnh học Nội khoa tập 2, Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr 322 – 341, tr 342 – 359.
44. Nguyễn Lân Việt (2007) “ Tăng huyết áp ”, Thực hành bệnh tim mạch, NXB Y học, tr 135-172.
45. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2006), “Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị tích cực để hạn chế các yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý mạch máu ở BN ĐTĐ týp 2 mới phát hiện”, Luận án tiến sỹ, Trường đại học Y Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Thanh Nga (2009), “tỷ lệ và đặc điểm tổn thương thận ở BN ĐTĐ týp2 điều trị tại BV Nguyễn Trãi – TP Hồ Chí Minh”, Y Học Thực Hành số 2, tập 644+645, tr 105 – 108.
47. Trịnh Thị Thanh Huyền (2004), “Nhận xét về tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở BN ĐTĐ týp2 có biến chứng thận điều trị tại khoa Thận – Tiết niệu, BV Bạch Mai trong 5 năm từ 1999 – 2003”, Bác sỹ y khoa, Đại Học Y Hà Nội.
48. Nguyễn Thị Lam Hồng (2006), “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BN ĐTĐ týp2 có biến chứng thận tại Khoa Nội tiết – ĐTĐ BV Bạch Mai”, Bác sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
49. Nguyễn Văn Quýnh (2005), “Các biến chứng và đặc điểm tổn thương thận ở BN ĐTĐ týp2”, Y học thực hành (số 9 tập 459), tr 38 – 40.
50. Jiji Inassi, Vijayalakshmy R (2013) “Role of duration of diabetes in the development of nephropathy in type 2 diabetic patients”, National journal of medical research, Vol.3, pp.1 -3.
51. Trịnh Xuân Tráng (2011), “Đánh giá tổn thương thận ở BN ĐTĐ týp 2 điều trị tại khoa Nội tiết – Hô Hấp BV Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên”, Tạp chí Y Dược học Quân sự số 5, tập 36, tr 197 – 200.
52. Ali Jawa, MD, Juanita Kcomt (2004) “Diabetic nephropathy and retinopathy”, Med Clin N Am. 88, pp. 1001–1036.
53. Trịnh Kim Giang (2010), “Một số nhận xét về tình hình biến chứng cầu thận ở BN ĐTĐ týp2 điều trị tại Khoa Nội tiết BV Bạch Mai”, Bác sỹ y khoa, Đại Học Y Hà Nội.
54. Rogerio Friedman, Mirela Jobim De Azevedo (1996) “Five-Year Prospective Study of Glomerular Filtration Rate and Albumin Excretion Rate in Normofiltering and Hyperfiltering Normoalbuminuric NIDDM Patients”, Diabetes Care, vol. 19, pp. 2 171-174.
55. Oluf Pedersen (2008) “Impact on mortality of a multifactorial intervention in type 2 diabetes –13 year follow-up of patients in the Steno-2 study”, N Engl J Med. 358:580-59.
56. Stephan R. Orth, Torsten Schroeder, Eberhard Ritz and Paolo Ferrari (2005) “Effects of smoking on renal function in patients with type 1 and type 2 diabetes mellitus”, Nephrol Dial Transplant . 20, pp. 2414–2419.
57. Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism(2009) “Evaluation and Management of Adult Hypoglycemic Disorders”: An Endocrine Society Clinical Practice Guideline, 94(3): 709-728.
58. Gregory A. Maynard (2008) “Iatrogenic Inpatient Hypoglycemia: Risk Factors, Treatment, and Prevention Analysis of Current Practice at an Academic Medical Center With Implications for Improvement Efforts” Diabetes Spectrum, Vol.21, Number 4, pp. 241 -247.
59. Phạm Thị Hồng Hoa (2010), “Nghiên cứu kết quả kiểm soát một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng ở BN ĐTĐ typ2 được quản lý điều trị ngoại trú”, Luận án Tiến sỹ, Học viện Quân Y.
60. Lưu Thị Thúy Vân (2013), “Tìm hiểu tình hình THA ở BN suy thận mạn chưa điều trị thay thế”, Bác sỹ y khoa, Đại Học Y Hà Nội.
61. Nguyễn Thị Thanh Hương (2006) “Nghiên cứu tỷ lệ THA và một số yếu tố liên quan ở BN ĐTĐ týp 2 ngoại trú tại BV Bạch Mai”,Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.
62. Rachel J. Middleton, Robert N. Foley (2006) “The unrecognized prevalence of chronic kidney disease in diabetes”, Nephrol Dial Transplant. 21: 88–92.
63. Nguyễn Thị Hồng (2013), “Kiến thức, thái độ, thực hành về các chỉ số kiểm soát và theo dõi điều trị trên BN ĐTĐ týp 2 cao tuổi”, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.

Leave a Comment