Nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng mặt ở trẻ em 12 đến 15 tuổi tại viêng chăn Lào
Tình trạng lệch lạc Răng-Hàm của trẻ em Việt Nam có tỷ lệ khá cao. Theo Lê Thị Nhàn [6], tỷ lệ lệch lạc Răng-Hàm chiếm 60% tổng số bệnh nhân tới nắn chỉnh răng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Hà Nội năm 1978. Theo điều tra của Ngyễn Văn Cát [9] và các cộng tác viên phân viện Răng Hàm Mặt Hà Nội năm 1984-1985, tỷ lệ người có lệch lạc Răng-Hàm chiếm 44,84% ở miền Bắc, 90% ở một số trường Hà Nội và theo thống kê của Hà Minh Thu (1996) [2], tỷ lệ lệch lạc Răng-Hàm là 96,1% trong số 1000 bệnh nhân lứa tuổi 6-25 tại bệnh viện Răng Hàm Mặt. Theo Hoàng Bạch Dương (2000)[3] tỷ lệ lệch lạc Răng-Hàm ở trẻ em lứa tuổi 12 Trường phổ thông cơ sở Amsterdam Hà Nội là 91%. Con số này trên thế giới cũng khá cao, như ở Mỹ thống kê năm 1930-1965 là 30% đến 95%. Ước tính có 70% trẻ em và thanh niên Mỹ có khớp cắn sai [3].
Lệch lạc khớp cắn không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, chức năng, thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho các bệnh răng miệng khác phát triển. Xác định tình trạng lệch lạc khớp cắn của trẻ em ở lứa tuổi 12 sẽ góp phần không nhỏ vào công tác phòng bệnh và điều trị răng miệng cho trẻ em để có được khuôn mặt đẹp, hàm răng khỏe mạnh. Sự phát triển của sọ mặt ở tuổi 15 gần như đã hoàn chỉnh. Từ 12 đến 15 tuổi là tuổi mà trẻ đang dần dần thích ứng với khớp cắn hình thành giữa các cung răng và cũng là thời kỳ can thiệp nắn chỉnh răng hàm có hiệu quả nhất [3].
Do đó mà việc điều tra phân tích tình trạng lệch lạc khớp cắn là việc rất cần thiết cho công tác phòng bệnh, giúp ta xác định nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng. Nghiên cứu dịch tễ học về lệch lạc khớp cắn có sự bất đồng đáng kể giữa các nhà điều tra, đặc biệt liên quan đến nhiều sai lệch từ ý tưởng phải được chấp nhận với các giới hạn của bình tĩnh[6].
Vì lý do này một số hệ thống định lượng đánh giá lệch lạc khớp cắn và đánh giá nhu cầu điều trị đã phát triển trong những năm gần đây. Shaw và cộng sự đã phát triển chỉ số nhu cầu điểu trị chỉnh nha ở Anh quốc [49]. Chỉ số này bước đầu được mô tả bởi Brook và Shaw[16], Shaw và cộng sự [35] và sau đó được sửa đổi bởi Richmond [32]. Vì đơn giản và dễ sử dụng, nên chỉ số này phổ biến và được công nhận là một phương pháp khách quan đánh giá nhu cầu điều trị chỉnh nha [24],[39].
Một số nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá yếu tố sức khỏe nha khoa (DHC) và yếu tố thẩm mỹ (ACE). Tại Anh Quốc, Brook và Shaw[16] nhận thấy, về yếu tố sức khỏe, trong 333 học sinh trẻ em 11-12 tuổi có 32,7% cần được điều trị nhiều và 35,1% không cần hoặc ít cần điều trị. Burden và Holmes [24] cũng nhận thấy có 21-24% dân số nằm trong nhóm nhu cầu điều trị rất lớn. Khi đánh giá yếu tố sức khỏe nha khoa cho 1829 trẻ em 11-12 tuổi, Ucuncu [39] phát hiện ra rằng 38,8% trong số 500 học sinh Thổ Nhĩ Kỳ tuổi từ 11-14 tuổi có nhu cầu điều trị rất lớn, 24,0% cần ở mức độ trung bình và 37,2% không cần hoặc ít cần điều trị. Birkland và cộng sự [15] nghiên cứu 359 học sinh 11 tuổi thấy 53,2% trẻ em có nhu cầu điều trị từ trung bình đến nhiều và 46,8% ít cần điều trị.
Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về tình trạng lệch lạc khớp cắn và chỉ số nhu cầu điều tri nắn chỉnh răng-hàm của trẻ em Lào. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu về vấn đề này ở trẻ em 12-15 tuổi với hai mục tiêu như sau:
1. Mô tả tình trạng lệch lạc khớp cắn ở trẻ em lứa tuổi 12-15 tuổi tại Trường trung học cơ sở Nôn Sa Át Viêng Chăn Lào năm 2012.
2. Xác định nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng-hàm ở trẻ em lứa tuổi 12-15 tuổi tại Trường trung học cơ sở Nôn Sa Át Viêng Chăn Lào năm 2012.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
1.1. Sự hình thành và phát triển khớp cắn 13
1.1.1. Sự hành thành khớp cắn 13
1.1.2. Sự cắn khớp 13
1.1.3. Sự thay đổi của khớp cắn 14
1.1.4. Các nguyên nhân gây sai khớp cắn 16
1.1.5. Cung răng và khớp cắn lý tưởng 23
1.1.6. Điểm qua tình hình nghiên cứu lệch lạc khớp cắn trên thế giới và
trong nước 30
1.2. Chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh 31
1.2.1. Các kết quả nghiên cứu chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh trong và
ngoài nước 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 36
2.4. Vật liệu nghiên cứu 37
2.5. Phân tích và đo trên mẫu 38
2.5.1. Xác định 5 mức độ của IOTN trên khớp cắn 38
2.5.2 Xác định loại khớp cắn của răng trên mẫu theo Angle 41
2.6. Xử lý số liệu 42
2.7. Sai số và các biện pháp khắc phục sai số 42
2.7.1. Sai số 42
2.8. Thời gian nghiên cứu 43
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 43
Chương 3: KẾT QUẢ 44
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 44
3.2. Tình trạng lệch lạc khớp cắn của mẫu nghiên cứu 45
Chương 4: BÀN LUẬN 58
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 58
4.2 .Tình trạng lệch lạc khớp cắn của mẫu nghiên cứu 58
4.2.1. Tình trạng lệch lạc khớp cắn chung 58
4.2.2. Tình trạng lệch lạc khớp cắn theo giới 60
4.3. Chỉ số nhu cầu điều trị 61
4.3.1. Chỉ số nhu cầu điều trị các loại khớp cắn theo giới và tuổi 61
4.3.2. Chỉ số nhu cầu điều trị theo các loại khớp cắn 63
4.3.3 .Chỉ số nhu cầu điều trị theo giới 69
KẾT LUẬN 71
KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích