Nhận xét tình trạng rối loạn glucose máu và kháng insulin ở bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang

Nhận xét tình trạng rối loạn glucose máu và kháng insulin ở bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang

Mục tiêu: Nhận xét rói loạn GM và đánh giá kháng insulin ở BN có HCBTĐN Đối tượng nghiên cứu: 49 BN có HCBTĐN và 36 phụ nữ khoẻ mạnh từ 18 đến 49 tuổi Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đánh giá các RLGM theo tiêu chuẩn của ADA 2003 và một số’ chỉ số kháng insulin (insulin lóc đói, chỉ số HOMA-IR, GM/Insulin máu lóc đói).

Kết quả: BMI trung bình ở nhóm bênh (20,3 ± 1,99 kg/m2) không có sự khác biệt so với nhóm chứng (20,3 ± 1,81 kg/m2), p > 0,05. Trong 49 BN có HCBTĐN, tỷ lệ BN bị RLGM chiếm 28,6% (26,5% BN RLDNGM, 2,1% bị ĐTĐ). Nhóm bệnh có nồng độ insulin máu lúc đói trung bình (12,03 ± 9,47 ụ,U/ml) và chỉ số HOMA-IR trung bình (2,71 ± 2,06) cao hơn so với nhóm chứng (p<0,05), nhưng chỉ số Go/Io không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Nồng độ insulin máu lúc đói trung bình ở nhóm BN có RLGM (17,01 ± 15,06 ụ,U/ml) cao hơn so với nhóm BN không có RLGM (10,02 ± 5,05 ụ,U/ml), p < 0,05. Chỉ số HOMA-IR ở nhóm BN có RLGM (3,82 ± 3,18) cũng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không RLGM ( 2,17 ± 1,18), p <

0. 05. Không có sự khác biệt về chỉ số Go/Io giữa nhóm BN có RLGM và nhóm BN không RLGM (p > 0,05).

Kết luận: BN có HCBTĐN có xu hướng xuất hiện các RLGM và đi kèm là tình trạng đề kháng insulin ngay cả khi có cân nặng bình thường. Những BN có HCBTĐN cần phải được xét nghiệm GM đói và làm NPDNGM khi cần để phát hiện và điều trị kịp thời các RLGM

Từ khoá: Hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn glucose máu, kháng insulin, HOMA

1. Đặt vấn đề

Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là rối loạn nội tiết thường gặp ở phụ nữ, đặc trưng bằng tình trạng cường androgen (râm lông, trứng cá, tăng tiết bã nhờn…), vô sinh do mất phóng noãn và/hoặc buồng trứng đa nang. Tỷ lệ HCBTĐN có thể lên tới 12% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [2]. Về lâu dài, BN có nguy cơ mắc đái tháo đường (ĐTD), biến chứng tim mạch do liên quan tới tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu (RLDNGM) và kháng insulin [10]. Vì vây, việc phát hiện kịp thời những RLGM bằng định lượng glucose máu và làm nghiệm pháp dung nạp GM (NPDNGM) khi cần sẽ giúp ích cho việc phát hiện sớm và sàng lọc biến chứng ĐTĐ ở BN có HCBTĐN. Đối với việc đánh giá kháng insulin trên lâm sàng thường đánh giá thông qua insulin máu lúc đói và tính chỉ số HOMA-IR (Homeostasis Model Assessment of Insulin Resistance), chỉ số glucose máu /insulin máu lúc đói (Go/Io) [1] [4]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá rối loạn GM và kháng insulin ở BN có HCBTĐN, nhưng cho tới nay tại Việt Nam hiện có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Vì vây, chúng tôi tiến hành đề tài với 2 mục tiêu:

1. Nhân xét tình trạng rối glucose máu ở bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang

2. Đánh giá tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Tiêu chuẩn lựa chọn BN: Dựa theo quy trình chẩn đoán do Homburg đề xuất năm 2002, chúng tôi lựa chọn những BN từ 18-49 tuổi, có ít nhất một trong các triệu chứng sau: Rối loạn kinh nguyệt (kinh thưa, vô kinh, kinh nguyệt không đều), vô sinh, râm lông, trứng cá. BN được siêu âm đánh giá hình thái buồng trứng với hình ảnh buồng trứng đa nang (thể tích buồng trứng > 8 cm3, có ít nhất 10 nang trứng kích thước từ 2-9 mm phân bố ở ngoại biên của buồng trứng) [5].

Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng: phụ nữ khoẻ mạnh từ 18-49 tuổi, không sử dụng thuốc tránh thai trong vòng 3 tháng trước khi tới khám và không có hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm.

Tiêu chuẩn loại trừ: Chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu những người có một trong các biểu hiện sau: đang có bệnh cấp tính hoặc mạn tính, dùng thuốc ảnh hưởng tới chuyển hoá glucose (corticoide, salbutamol, lợi tiểu thiazid…) hoặc sử dụng thuốc tránh thai trong vòng 3 tháng trước khi đến khám.

2.2 Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang có đối chứng.

2.3 Thu thập số liệu: Sau khi giải thích về quy trình nghiên cứu và được sự đồng ý của đối

tượng tham gia nghiên cứu, chúng tôi thu thâp số liệu theo mẫu bệnh án thống nhất:

* Nhóm bệnh:

Khai thác tiền sử kinh nguyệt, thai sản

Đo chiều cao: Dùng thước đo gắn liền với bàn cân. Kết quả tính bằng mét (m)

Đo cân nặng: Dùng cân bàn đã được kiểm nghiệm sai số < 100g. Kết quả tính bằng kilogram (kg)

Đánh giá cường androgen: râm lông, trứng cá…

SA đánh giá hình thái buồng trứng tại khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện phụ sản trung ương.

XN sinh hoá được làm tại khoa Sinh hoá – bệnh viện Bạch Mai. BN nhịn ăn sáng và lấy máu tĩnh mạch:

+ Định lượng insulin đói theo phương pháp miễn dịch điện hóa trên máy ELESSYS –

2010.

+ Định lượng glucose máu bằng phương pháp enzym so màu trên máy phân tích tự động Hitachi 912.

Những BN có GM đói < 7 mmol/l sẽ được làm NPDNGM theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới.

* Nhóm chứng:

Khai thác tiền sử: bệnh tât, kinh nguyệt, thai sản, dùng thuốc tránh thai.

Khám: đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng như đối với nhóm bệnh.

Siêu âm: đánh giá hình thái buồng trứng.

Lấy máu tĩnh mạch lúc đói vào sáng để định lượng insulin, GM

2.4 Đánh giá:

* Phân loại BMI: theo tiêu chuẩn dành cho người châu Á của Tổ chức y tế thế giới [9]. Công thức tính BMI = cân nặng/chiều cao2 (kg/m)2.

* Đánh giá rối loạn GM: theo tiêu chuẩn của ADA 2003 [1]

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment