Nhận xét tình trạng thoái hoá khớp gối ở người có hội chứng chuyển hoá từ 40 đến 70 tuổi tại khoa khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3 đến tháng 10/2012
Thoái hoá khớp gối là một bệnh lý thường gặp của nhất trong nhóm bệnh lý mạn tính của khớp và cột sống, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày, là nguyên nhân gây tàn tật cho người có tuổi, đứng hàng thứ 2 sau bệnh tim mạch [22]. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hoá sụn khớp gây huỷ và rách sụn, tiếp theo là những thay đổi của màng hoạt dịch và phần xương dưới sụn [2]. Trong các nguy cơ của thoái hóa khớp thì béo phì là một yếu tố quan trọng và có thể điều chỉnh, phòng ngừa được.
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các rối loạn liên quan đến chuyển hoá bao gồm rối loạn lipid máu, béo trung tâm, tăng huyết áp, rối loạn glucose khi đói [19]. Hội chứng chuyển hóa đã và đang trở thành một vấn đề quan trọng của y tế cộng đồng do tỷ lệ mắc bệnh cao (25% người trưởng thành tại Mỹ, 13,4% ở độ tuổi lao động tại Hồng Kông) và nguy cơ của nó (tăng nguy cơ đái tháo đường 5 lần, các bệnh lý tim mạch 3 lần so với người
không mắc hội chứng chuyển hóa) [19]. Theo Hoàng Đăng Mịch năm 2010 nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở nội thành thành phố Hải Phòng, tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở người đến khám bệnh rất cao 45,6%, tỷ lệ mắc ở nữ là 68,8% [14].
Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và thoái hóa khớp gối đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Spector và cộng sự [60] nghiên cứu trên 1003 phụ nữ cho thấy trọng lượng cơ thể có tương quan chặt chẽ với thoái hóa khớp gối, cứ tăng trọng lượng cơ thể lên mỗi 5 kg thì nguy cơ bị thoái hóa khớp tăng 35%. Nghiên cứu của Puenpatom và Victor [57] cho thấy 59% bệnh nhân thoái hóa khớp có hội chứng chuyển hóa. Theo Dahaghin và cộng sự (2007) [32] khi nghiên cứu về mối lên quan giữa thừa cân và thoái hóa khớp gối cho thấy khi kết hợp 3 yếu tố béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp thì tỷ lệ thoái hóa khớp gối tăng gấp 2,3 lần.
Mối liên quan giữa 2 bệnh lý này được giải thích qua một số cơ chế hay giả thuyết. Béo phì ảnh hưởng đến thoái hóa khớp thông qua nhiều cơ chế, trong đó có cơ chế béo phì làm gia tăng lực đè ép lên các khớp chịu lực, điển hình như khớp gối, dẫn đến hủy sụn, xương dưới sụn. Tổ chức mỡ còn là kho dự trữ các các cytokin như interleukinl (IL1), IL6, TNF alpha… gây thoái giáng tế bào sụn khớp [51]. Hội chứng chuyển hóa được coi như là một tình trạng viêm ở mức độ thấp [19]. Ở cấp độ phân tử các nhà nghiên cứu cho rằng cho rằng cytokin gây hội chứng chuyển hóa gần tương tự với cytokin gây thoái hóa khớp [37].
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu lâm sàng nào nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét tình trạng thoái hoá khớp gối ở người có hội chứng chuyển hoá từ 40 đến 70 tuổi tại khoa khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3 đến tháng 10/2012” với hai mục tiêu nghiên cứu:
1. Nhận xét đặc điểm thoái hóa khớp gối ở người có hội chứng chuyển hóa từ 40 đến 70 tuổi.
2. Đánh giá mối liên quan giữa các thành phần của hội chứng chuyển hóa với tình trạng thoái hóa khớp gối.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 16
1.1. THOÁI HOÁ KHỚP GỐI 16
1.1.1. Sơ lược về giải phẫu khớp gối 16
1.1.2. Định nghĩa thoái hoá khớp 18
1.1.3. Yếu tố nguy cơ của thoái hóa khớp 19
1.1.4. Phân loại thoái hoá khớp gối 19
1.1.5. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 20
1.1.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 22
1.1.7. Chẩn đoán thoái hoá khớp 23
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ 24
1.2.1. Lịch sử phát triển hội chứng chuyển hóa 24
1.2.2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa 25
1.2.3. Sinh lý bệnh của HCCH 29
1.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ THOÁI
HÓA KHỚP 34
1.3.1. Liên quan giữa béo phì và thoái hóa khớp 34
1.3.2. Liên quan giữa lipid máu và thoái hóa khớp 35
1.3.3. Liên quan giữa đường máu và thoái hóa khớp 36
1.3.4. Liên quan giữa huyết áp và thoái hóa khớp 36
1.3.5. Liên quan giữa tình trạng viêm trong HCCH với thoái hóa khớp..37
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
VỀ HCCH VÀ THOÁI HÓA KHỚP 37
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 39
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 39
2.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp gối của Hội thấp khớp học
Mỹ (ACR) 1991 dựa vào lâm sàng và xét nghiệm 40
2.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán mức độ THK trên XQ theo phân loại của
Kellgren và Lawrence 40
2.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH: theo tiêu chuẩn của NCEP ATP III
có điều chỉnh tiêu chuẩn béo bụng đối với người Châu Á 40
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.2.1. Phương pháp 41
2.2.2. Cỡ mẫu 41
2.2.3. Cách chọn mẫu 41
2.2.4. Các bước tiến hành thu thập thông tin lâm sàng 41
2.2.5. Xử lý số liệu 45
2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 45
2.2.7. Sơ đồ nghiên cứu 46
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 47
3.1.1. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc 47
3.1.2. Phân bố đối tượng theo giới 48
3.1.3. Phân bố theo tuổi 48
3.1.4. Phân bố đối tượng theo BMI 49
3.1.5. Đặc điểm thoái hoá khớp gối 49
3.2. ĐẶC ĐIỂM THOÁI HOÁ KHỚP GỐI Ở NGƯỜI CÓ HCCH 51
3.2.1. Các chỉ số nhân trắc ở nhóm HCCH 51
3.2.2. Các triệu chứng lâm sàng của THKG ở HCCH 52
3.2.3. Mức độ đau do thoái hóa khớp gối ở HCCH 53
3.2.4. Mức độ thoái hoá khớp gối theo Kellgren và Lawrence ở HCCH. 54
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC THÀNH PHẦN CỦA HCCH VỚI
TÌNH TRẠNG THOÁI HOÁ KHỚP GỐI 55
3.3.1. Các thành phần trong HCCH 55
3.3.2. Liên quan giữa vòng eo trong HCCH với THK gối 55
3.3.3 Liên quan giữa béo phì trong HCCH và THK gối 57
3.3.4. Liên quan giữa tăng triglycerid trong HCCH với THK gối 57
3.3.5. Liên quan giữa HDL-C thấp trong HCCH với THK gối 58
3.3.6. Liên quan giữa glucose máu trong HCCH với THK gối 59
3.3.7. Liên quan giữa THA trong HCCH với THK gối 60
3.3.8. Liên quan giữa tình trạng viêm trong HCCH với THK gối 61
3.3.9. Tình trạng kháng Insulin ở nhóm có HCCH 61
3.3.10. Số lượng các thành phần trong HCCH và thoái hoá khớp gối 63
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 65
4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 65
4.1.1. Yếu tố giới tính 65
4.1.2. Yếu tố tuổi 66
4.1.3. Yếu tố thể chất: 67
4.1.4. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu: 67
4.2. Đặc điểm thoái hoá khớp gối ở nhóm có HCCH 68
4.2.1. Các chỉ số nhân trắc ở nhóm HCCH 68
4.2.2. Các triệu chứng lâm sàng của THK gối ở BN có HCCH: 69
4.2.3. Mức độ THK gối theo Kellgren và Lawrence của bệnh nhân có HCCH..70
4.3. Mối liên quan giữa các thành phần của HCCH với THK gối 71
4.3.1. Mối liên quan giữa vòng eo – béo phì trong HCCH với THK gối.71
4.3.2. Mối liên quan giữa tăng triglycerid trong HCCH với THK gối 73
4.3.3. Mối lên quan giữa HDL- C thấp trong HCCH với thoái hóa
khớp gối 74
4.3.4. Mối liên quan giữa glucose máu trong HCCH với thoái hóa
khớp gối 75
4.3.5. Liên quan giữa THA trong HCCH với THK gối 77
4.3.6. Mối liên quan giữa tình trạng viêm trong HCCH với thoái hóa khớp gối 78
4.3.7. Tình trạng kháng insulin 79
4.3.8. Mối liên quan giữa số lượng các thành phần trong HCCH với thoái
hóa khớp gối 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích