Nhận xét về chất lượng xét nghiệm hoá sinh máu tại một số bệnh viện khu vực phía nam Việt Nam

Nhận xét về chất lượng xét nghiệm hoá sinh máu tại một số bệnh viện khu vực phía nam Việt Nam

Vấn đề KTCLXN hóa sinh đã được quan tâm của các nước có nền y tế phát triển và đã có những tiêu chuẩn rõ ràng về chất lượng XN đối các phòng XN [3,4]. Như đã nêu ra ở các bài báo trước, chất lượng, độ tin cậy của các xét nghiệm hoá sinh, đặc biệt là xét nghiệm hoá sinh máu ở một số tuyến bệnh viện nhà nước, cơ sở y tế tư nhân khu vực phía Bắc và miền Trung Việt Nam là rất khác nhau [3, 4]. Nghiên cứu này là báo cáo kết quả tiếp theo của nghiên cứu KTCLXN trên toàn quốc và đây là kết quả về CLXN của một số phòng XN thuộc khu vực phía Nam Việt Nam.

Gần đây, lãnh đạo Bộ Y tế và hội hoá sinh Y học đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng xét nghiệm nói chung và xét nghiệm hoá sinh nói riêng trên toàn quốc cũng như đề xuất các giải pháp trước mắt và lâu dài cho vấn đề KTCLXN. bệnh viện cấp tỉnh; 2 bệnh viện quận – huyện và 2 cơ sở y tế tư nhân. Tổng số phòng xét nghiệm khảo sát là 20, trong đó: 5 bệnh viện tuyến tỉnh hoặc, 8 bệnh viện huyện, 7 cơ sở y tế tư nhân.

Số lượng phòng khám tư có xét nghiệm hoá sinh là rất lớn cần phải có tiêu chuẩn lựa chọn phù hợp, chúng tôi chỉ chọn ngẫu nhiên các phòng khám tư có các chuyên khoa lâm sàng chính (Nội, Nhi, .v.v..) và có phòng xét nghiệm hoá sinh (loại trừ các phòng khám chỉ nhận mẫu rồi gửi làm XN ở cơ sở khác).

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Lựa chọn các thông số hoá sinh máu để khảo sát

Là các thông số hoá sinh máu thông thường, hay được làm xét nghiệm tại các phòng xét nghiệm  Hoá  sinh  hiện  nay  Urê,  Cholesterol,

Tuy nhiên, những động thái này vẫn còn là ở giai Glucose, Bilirubin toàn phần, Ca;  ALT, CK. đoạn khởi đầu, hy vọng nghiên cứu này sẽ là bằng chứng khoa học giúp Bộ Y tế và ngành Hóa sinh hiểu rõ hơn về CLXN nói chung. Mục tiêu của nghiên cứu này như sau:

1. Khảo chất lượng kết quả xét nghiệm hoá sinh máu tại một số phòng xét  nghiệm  bệnh viện tỉnh, huyện và phòng  khám tư nhân khu vực phía Nam.

2. Tìm hiểu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm.

I. ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Lựa chọn phòng xét nghiệm để khảo sát đủ số lượng cần thiết, bảo đảm tính khái quát đại diện cho khu vực miền Nam và phù hợp với kinh phí nghiên cứu. Chúng tôi chọn 4 tỉnh (1 thành phố, 1 tỉnh khu vực Tây Nguyên và 2 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long). Mỗi tỉnh, chúng tôi chọn 

2.2. Thiết kế nghiên cứu được chia làm 2 phần

+ Phần 1: lập các phiếu điều tra khảo sát thực trạng phòng xét nghiệm về : loại bệnh viện, số lượng và trình độ cán bộ làm xét nghiệm, cách tổ chức phòng xét nghiệm (kể cả tính hợp lý và an toàn xét nghiệm), trang thiết bị đang sử dụng, phương pháp và hoá chất đang được sử dụng để xác định các thông số khảo sát.

Các phiếu điều tra được các cán bộ tham gia nghiên  cứu  đến  trực  tiếp  tại  các  phòng  xét nghiệm thu thập thông tin.

+ Phần 2: mua huyết thanh chuẩn quốc tế (như một mẫu máu bệnh nhân) đến xét nghiệm tại tất các phòng xét nghiệm đã xác định. Mẫu huyết thanh chuẩn của hãng BIORAD gồm 2 loại: một loại có nồng độ các chất XN ở mức bình thường và một loại có nồng độ các chất ở mức bệnh lý.

+ Số lần gửi mẫu huyết thanh chuẩn khoảng 1 lần/ 1 tháng, thực hiện XN các thông số máu khảo sát trong 5 tháng (thời gian gửi xen kẽ nhau, mỗi cơ sở xét nghiệm sẽ nhận 5 lần mẫu huyết thanh chuẩn).

Các thông số chuẩn được giữ bí mật và các số liệu thu được ở tất cả các phòng xét nghiệm liên tục trong 5 tháng, 1 lần/ 1tháng (tuỳ từng xét nghiệm, thời điểm) được sử lý theo thuật toán thống kê y học. Các phòng xét nghiệm được mã hoá bằng ký hiệu để đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu.

Kiểm tra chất lượng xét nghiệm (KTCLXN) bao gồm nội kiểm tra và ngoại kiểm tra là công việc hết sức cần thiết để đảm bảo chất lượng xét nghiệm (ĐBCLXN). Phần nghiên cứu này là kết quả tiếp theo của đề tài nghiên cứu ĐBCLXN hoá sinh máu trên toàn quốc. Mục tiêu: (1) Khảo chất lượng kết quả xét nghiệm hoá sinh máu tại một số phòng xét nghiệm bệnh viện tỉnh, huyện và phòng khám tư nhân khu vực phía Nam. (2) Tìm hiểu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: (1) Sử dụng mẫu huyết thanh kiểm tra của hãng Biorad gửi tới 5 phòng XN BV tỉnh – thành phố, 8 phòng XN tuyến quận – huyện và 7 phòng XN tư nhân như mẫu bệnh phẩm thực hiện XN về một số chỉ số hóa sinh máu thông thường. (2) Sử dụng mẫu phiếu điều tra (phỏng vấn, bảng kiểm) để thu thập thông tin về nhân sự, trang thiết bị,.v.v và một số thông tin cần thiết khác của các phòng XN cũng đã được ghi nhận. Kết quả: phân tích thống kê kết quả của 5 lần xét nghiệm mẫu chuẩn đã cho thấy có sự khác nhau và đôi khi rất lớn giữa các phòng XN. Kết luận: (1) Chất lượng xét nghiệm hoá sinh máu còn khác biệt nhiều giữa các phòng xét nghiệm bệnh viện tỉnh, huyện và phòng khám tư nhân khu vực phía Nam Việt Nam. (2) Tính đa dạng về hóa chất, trang thiết bị, nhân lực, tính chất hoạt động thường xuyên của phòng XN (số XN/ tháng), KTCLXN là những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm.
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment