Nhận xét về hội chứng cận ung thư ở bệnh nhân ung thư phổi từ 2003 – 2005 tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai
Hội chứng cận ung thư là một hội chứng (H/C) khá hiếm gặp trong các bệnh nhân ung thư phổi. Ở Việt Nam, cho đến nay chỉ lác đác có một vài nghiên cứu về hội chứng này. Mục tiêu:Xác định tỷ lệ các hội chứng cận u thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi và nhận xét về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các hội chứng cận ung thư này. Đối tượng nghiên cứu: 570 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định K phổi từ 2003 đến 2005. Phương pháp nghiên cứu:Hồi cứu mô tả. Kết quả và kết luận:Hội chứng cận u gặp ở 19,47% số bệnh nhân (BN) ung thư phổi với các tần suất lần lượt như sau: Hội chứng Pierre Marie gặp nhiều nhất 65,8%. Hội chứng cận u trên bệnh nhân ung thư phổi 64,8% ở nhóm tuổi 50 – 69, 88,3% là nam giới, 83,8% ở bệnh nhân hút thuốc, 66,6% ở giai đoạn nặng, 30,7% ở ung thư biểu mô tuyến. Nếu xét riêng từng hội chứng chúng tôi gặp 12,8% bệnh nhân ung thư phổi có hội chứng Pierre Marie, 5,3% bệnh nhân có hội chứng Schwartz – Bartter trong số các bệnh nhân được xét nghiệm natri máu và các hội chứng cận ung thư khác hiếm gặp hơn.
Hội chứng cận ung thư là hội chứng bệnh lý đi cùng với sự phát triển của ung thư, không có mối liên quan trực tiếp biểu hiện bằng sự có mặt của các tế bào ác tính ở đó. Hội chứng này giảm dần trong quá trình điều trị khối u, biến mất khi khối u được chữa khỏi và có thể xuất hiện trở lại trong trường hợp tái phát khối u. Có khoảng 1% hội chứng cận u xuất hiện trong các bệnh ung thư. Ung thư ở cơ quan nào cũng có thể dẫn đến hội chứng cận ung thư nhưng gặp nhiều nhất là ở bệnh nhân ung thư phổi [3]. Khoảng 10% BN ung thư phổi có H/C cận ung thư. Hội chứng cận ung thư có ý nghĩa trong chẩn đoán ung thư vì trong nhiều trường hợp hội chứng này là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Ngoài ra, hội chứng này còn có ý nghĩa trong tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư vì nó chỉ điểm cho sự tiến triển mạnh của các tế bào ung thư, là yếu tố ảnh hưởng đến điều trị ung thư và có thể là nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân ung thư. Mục tiêunghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ các hội chứng cận ung thư thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi
2. Nhận xét về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các hội chứng cận ung thư này.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích