Nhận xét về phục hồi chức năng phát âm sau cắt thanh quản toàn phần bằng đặt prosthesis loại provox
Mặc dù gần đây có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thưthanhquản nhưng hàng năm vẫn có nhiều bệnh nhân bị cắtthanhquản toàn phần. Những bệnh nhân này bị mất đi cơquan quan trọng nhất quá trình giao tiếp. Việc phục hổi chức năng phát âm cho những bệnh nhân này là rất quan trọng. Hiện nay có 3 phương pháp phục hổi chức năng phát âm sau cắt thanh quản toàn phần hay dùng là: giọng khí-thực quản, giọng thực quản và giọng thanh quản điện. Nghiên cứu này đánh giá kết quả của những bệnh nhân được mở thông khí thực-quản đặt Provoxđể nói khí-thực quản. 16 bệnh nhân đã được mở thông khí-thực quản để đặt prosthesis Provox. 8 bệnh nhân được đặt van thì 1,8 bệnh nhân được đặt van thì 2.14 trong số 16 bệnh nhân có thể nói được. Chất lượng giọng của các bệnh nhân này khá tốt, có thể giao tiếp qua điện thoại được.
Ung thưthanh quản và ung thư hạ họng là loại ung thư hay gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Nếu được phát hiện sớm, có thể điều trị bảo tồn thì tiên lượng khả quan cả về bệnh tích và chức năng của thanh quản. Nhng ở nước ta, phẩn lớn các bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn. Theo nghiên cứu của khoa B1 – Viện Tai Mũi Họng, bệnh nhân đến khám ở giai đoạn T3 , T4 Chiếm tới 83% [2]. Do vậy phương pháp điều trị đối với những bệnh nhân này là phẫu thuật cắt thanh quản toàn phẩn kết hợp với nạo vét hạch cổ và tia xạ hậu phẫu. Sau điều trị bệnh nhân không nói được, phải giao tiếp bằng viết hoặc ra hiệu bằng tay. Đây là một thiệt thòi lớn cho bệnh nhân và gia đình, nhiều bệnh nhân đã bị trầm cảm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Hiện nay có 3 phương pháp để phục hổi giọng nói cho bệnh nhân bị cắt thanh quản toàn phẩn. Đó là: sử dụng giọng thực quản, sử dụng thanh quản điện và sử dụng giọng khí – thực quản [6], [5]. Gần đây nước ta mới tiến hành áp dụng các phương pháp này. Chúng tôi tiến hành đề tài này với mụctiêu:
Đánh giá kết quả phát âm cũa phương pháp này về tỉ lệ thành công, cảm thụ âm, kết quả phân tích âm học. Từđó rút ra bài tập cho bệnh nhân.
Theo dõi các biến chứng xảy ra trong quá trình sử dụng Provox
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Đối tuợng nghiên cúu
Gồm 16 bệnh nhân được đặt van khí – thực quản tại khoa B1 Viện Tai Mũi Họng từ 8 – 2000 đến 7-2003.
2. Phương pháp nghiên cúu
Đặt van phát âm (prothesis) thì 1 hoặc thì 2
Đặt van thì 1 : Chọn nhĩmg bệnh, nhân bệnh tích còn khu trú trong lòng thanh quản do đó khi đóng ống họng còn rộng rãi. Sau khi cắt thanh quản, tạo 1 lỗ thông từ khí quản sang thực quản ở thành sau của khí quản, cách đẩu trên thành sau khí quản khoảng
0, 5cm. Đặt prosthesis loại Provox qua lỗ thông này. Khâu đóng vết mổ như bình thường.
Đặt van thì 2 : Chọn những bệnh nhân đã được tia xạ hậu phẫu ít nhất 6 tuần, ống họng không bị hẹp, tổ chức vùng cổ tương đối mềm mại, đường kính lỗ thở > 1cm. Bệnh nhân được gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. Dùng ống soi thực quản 30cm soi thực quản cho bệnh nhân đến vùng tiếp giáp khí quản và thực quản (có thể thấy ánh sáng từ đèn soi quathành khí-thựcquản).
Xuyên trocar qua thành khí – thực quản cách đẩu trên của khí quản khoảng 0.5cm.
– Hướng dẫn bệnh nhân tập phát âm
– Theo dõi kết quả về phát âm: kết quả được gọi là thành công khi bệnh nhân có thể phát âm được và đánh giá chất lượng phát âm bằng bảng đánh giá của Lavertu.
-Các tai biến hay gặp
– Ghi âm và phân tích sự phát âm của bệnh nhân bằng chương trình ASAP (Acoustic Speech Analyse Program) tại Viện Ngôn ngữ. Có so sánh với kết quả của người bình thường.
Các bệnh nhân sau khi được lắp van đều được hẹn đến khám định kỳ để theo dõi kết quả phát âm và phát hiện các biến chứng có thể xảy ra. Trong tháng đẩu , bệnh nhân đến khám hàng tuần, sau đó bệnh nhân đến khám hàng tháng. Nếu bệnh nhân đến khám theo hẹn, chúng tôi sẽ gọi điện nhắc nhở và kiểm tra phát âm của bệnh nhân qua trao đổi điện thoại.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích