Nhận xét về xử trí và kết quả điều trị ra nước ối ở thai non tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Luận văn Nhận xét về xử trí và kết quả điều trị ra nước ối ở thai non tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đẻ non chiếm 5 đến 15% tổng số các cuộc đẻ và cho tới nay vẫn là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho các thầy thuốc và xã hội. Đẻ non gây nhiều biến chứng gần và xa, nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và sản phụ, tỷ lệ tử vong ở trẻ đẻ non càng cao khi thai càng non tháng. Trong số các trường hợp đẻ non, ối vỡ non chiếm tới 30 đến 40% [1]. ôi vỡ non trên thai non tháng gặp ở 3% các trường hợp thai nghén [2].
ôi vỡ non trên thai non tháng thường để lại biến chứng nặng nề cho cả sản phụ và thai nhi. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh khoảng 3% ở những trường hợp ối vỡ trên thai 28 đến 31 tuần, khoảng 0,41% khi ối vỡ trên thai 32 đến 33 tuần [3]. Ngoài nguy cơ tử vong, trẻ sơ sinh còn có nguy cơ gặp các biến chứng gần như nhiễm khuẩn sơ sinh, suy hô hấp cấp, viêm ruột hoại tử, chảy máu não thất,… và biến chứng xa như chậm phát triển về trí tuệ và thể chất. Đối với sản phụ, nguy cơ thường gặp là nhiễm trùng ối, sót rau, nhiễm khuẩn hậu sản.
Tuy nhiên, thái độ xử trí các trường hợp ối vỡ non trên thai non tháng còn chưa thống nhất. Tỷ lệ biến chứng trên trẻ sơ sinh tỷ lệ nghịch với tuổi thai nên giữ thai thêm có thể giảm biến chứng cho thai non tháng nhưng mặt khác lại làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, ngừng thai nghén ở thời điểm nào để mang lại kết quả tốt nhất cho cả mẹ và thai còn là vấn đề chưa được làm rõ.
Một khái niệm cần làm rõ, theo tài liệu nước ngoài, thuật ngữ ối vỡ non ở thai non tháng (preterm premature rupture of membranes) tức là tất cả các trường hợp ra nước ở thai non tháng không có tiêu chuẩn về rách các màng thai. Định nghĩa này bao gồm ối vỡ non và rỉ ối vì chúng ta phân biệt hai khái niệm này dựa trên cách màng thai bị rách. Mặc dù tên gọi và chẩn đoán có khác nhau nhưng nguy cơ và thái độ xử trí là giống nhau. Như vậy, chúng tôi xin gọi chung ối vỡ non và rỉ ối ở thai non tháng bằng khái niệm ra nước ối ở thai non tháng.
Trên thực tế lâm sàng, tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương (PSTW), bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa ở miền Bắc cũng như trên cả nước, chúng tôi vẫn thường gặp những ca ối vỡ non (chưa kể đến rỉ ối) ở thai non tháng. Theo nghiên cứu của Trần Quang Hiệp, trong 3 năm từ 1998 đến 2000, tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương có 370 ca ối vỡ non trên tổng số 2432 ca đẻ non [4]. Từ năm 2001 – 2002, theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Phong có 412 ca ối vỡ non trên tổng số 1393 trường hợp đẻ non, chiếm tới 29,6% [5].
Tuy nhiên, thái độ xử trí những trường hợp ra nước ối ở thai non tháng cũng chưa thống nhất giữa các nhà lâm sàng. Vậy tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, các ca ra nước ối trên thai non tháng được xử trí như thế nào? Và kết quả điều trị những trường hợp này ra sao? Câu trả lời cho những câu hỏi này không những đem lại cái nhìn tổng quát hơn về một vấn đề quan trọng trong thực hành sản khoa mà còn cho các bác sỹ có thêm thông tin để tư vấn cho bệnh nhân và gia đình, từ đó đem lại kết quả điều trị khả quan hơn. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu riêng về vấn đề xử trí và kết quả điều trị ra nước ối ở thai non tháng tại Bệnh viện PSTW.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nhận xét về xử trí và kết quả điều trị ra nước ối ở thai non tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương” với mục tiêu:
1. Mô tả về xử trí đối với các trường hợp ra nước ối ở thai non tháng tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.
2. Nhận xét về kết quả điều trị của mẹ và con trong các trường hợp ra nước ối ở thai non tháng tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BM. Mercer (2005), “Preterm premature rupture of the membranes: current approaches to evaluation and management”, Obstetrics and Gynecology Clinics of North America, 32, pp. 411-428.
2. BM. Mercer (2003), “Preterm premature rupture of the membranes”, Obstetrics and Gynecology, 101, pp. 178-193.
3. Jean – Charles Pasquier, Muriel Rabilloud, Jean-Charles Picaud et al. (2005), “A prospective population-based study of 598 cases of PPROM between 24 and 34 weeks’ gestation: description, management, and mortality (DOMINOS cohort)”, European Journal of Obstetrics, Gynecology, and Reproductive Biology, 121, pp. 164-170.
4. Trần Quang Hiệp (2001), Nhận xét về tình hình đẻ non và một số yếu tố liên quan đến đẻ non tại Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh trong 3 năm 1998 – 2000, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Phong (2003), Nghiên cứu tình hình đẻ non và một số yếu tố về phía mẹ và con liên quan đến đẻ non tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương trong 2 năm 2001 – 2002, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. MJ Keirse, A Ohission, PE Treffers et al. (1989), “Prelabour rupture of the membranes preterm”, Effective care in pregnancy and chidbirth, Oxford University Press, Oxford, pp. 666.
7. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (2009), Bộ Y tế.
8. B.M Mercer (2007), “Premature Rupture of the Membranes”, Obstetrics – Normal and problem pregnancies, Elsevier, pp. 713.
9. J. H. Harger, A. W. Hsing, R. E. Tuomala et al.(1990), “Risk factors for preterm premature rupture of fetal membranes: a multicenter case- control study”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 163, pp. 130-137.
10. Esther Casanueva, Carmina Ripoll, Maricruz Tolentino et al.(2005), “Vitamin C supplementation to prevent premature rupture of the chorioamniotic membranes: a randomized trial”, The American Journal of Clinical Nutrition, 81, pp. 859-863.
11. Joseph A. Spinnato, Salvio Freire, Joao Luiz Pinto e Silva et al. (2008), “Antioxidant supplementation and premature rupture of the membranes: a planned secondary analysis”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 199, pp. 433.e1-8.
12. B. M. Mercer, R. L. Goldenberg, A. H. Moawad et al. (1999), “The preterm prediction study: effect of gestational age and cause of preterm birth on subsequent obstetric outcome. National Institute of Child Health and Human Development Maternal-Fetal Medicine Units Network”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 181,
pp. 1216-1221.
13. Thomas Lee, Marshall W. Carpenter, Walter W. Heber et al. (2003), “Preterm premature rupture of membranes: risks of recurrent complications in the next pregnancy among a population-based sample of gravid women”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 188, pp. 209-213.
14. S. Parry, J. F. Strauss (1998), “Premature rupture of the fetal membranes”, The New England Journal of Medicine, 338, pp. 663-670.
15. Juan Yang, Katherine E. Hartmann, David A. Savitz et al. (2004), “Vaginal bleeding during pregnancy and preterm birth”, American Journal of Epidemiology, 160, pp. 118-125.
16. S. M. Cox, M. L. Williams, K. J. Leveno (1988), “The natural history of preterm ruptured membranes: what to expect of expectant management”, Obstetrics and Gynecology, 71, pp. 558-562.
17. J. C. Wilson, D. L. Levy, P. L. Wilds (1982), “Premature rupture of membranes prior to term: consequences of nonintervention”, Obstetrics and Gynecology, 60, pp. 601-606.
18. L. H. Nelson, R. L. Anderson, T. M. O’Shea et al. (1994), “Expectant management of preterm premature rupture of the membranes”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 171, pp. 350-356; discussion 356-358.
19. P. O. Dale, T. Tanbo, E. Bendvold et al. (1989), “Duration of the latency period in preterm premature rupture of the membranes. Maternal and neonatal consequences of expectant management”,
European Journal of Obstetrics, Gynecology, and Reproductive Biology, 30, pp. 257-262.
20. Maria Goya, Andrea Bernabeu, Natalia García et al. (2013), “Premature rupture of membranes before 34 weeks managed expectantly: maternal and perinatal outcomes in singletons”, The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine: The Official Journal of the European Association of Perinatal Medicine, the Federation of Asia and Oceania Perinatal Societies, the International Society of Perinatal Obstetricians, 26, pp. 290-293.
21. Alan T. N. Tita, William W. Andrews (2010), “Diagnosis and Management of Clinical Chorioamnionitis “, Clinics in perinatology, 37, pp. 339-354.
22. Amuchou S. Soraisham, Nalini Singhal, Douglas D. McMillan et al. (2009), “A multicenter study on the clinical outcome of chorioamnionitis in preterm infants”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 200, pp. 372.e1-6.
23. C. Nicaise, C. Gire, P. Fagianelli et al. (2002), “Conséquences néonatales de la rupture prématurée des membranes entre 24 et 34 semaines d’aménorrhée : à propos de 118 grossesses uniques”, Journal De Gynécologie, Obstétrique Et Biologie De La Reproduction, 31, pp. 747-754.
24. J. M. Alexander, B. M. Mercer, M. Miodovnik et al.(2000), “The impact of digital cervical examination on expectantly managed preterm rupture of membranes”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 183, pp. 1003-1007.
25. H. M. Imseis, W. C. Trout, S. G. Gabbe (1999), “The microbiologic effect of digital cervical examination”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 180, pp. 578-580.
26. K. M. Davidson (1991), “Detection of premature rupture of the membranes”, Clinical Obstetrics and Gynecology, 34, pp. 715-722.
27. L. Mulhair, J. Carter, L. Poston et al. (2009), “Prospective cohort study investigating the reliability of the AmnioSense method for detection of spontaneous rupture of membranes “, BJOG: an international journal of obstetrics and gynaecology, 116, pp. 313-318.
28. Brian M. Mercer, Yolanda A. Rabello, Gary R. Thumau et al. (2006), “The NICHD-MFMU antibiotic treatment of preterm PROM study: impact of initial amniotic fluid volume on pregnancy outcome”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 194, pp. 438-445.
29. Larry M. Cousins, Dorothy P. Smok, Stuart M. Lovett et al. (2005), “AmniSure placental alpha microglobulin-1 rapid immunoassay versus standard diagnostic methods for detection of rupture of membranes”, American Journal of Perinatology, 22, pp. 317-320.
30. Si Eun Lee, Joong Shin Park, Errol R. Norwitz et al. (2007), “Measurement of placental alpha-microglobulin-1 in cervicovaginal discharge to diagnose rupture of membranes”, Obstetrics and Gynecology, 109, pp. 634-640.
31. Evrim Erdemoglu, Tamer Mungan (2004), “Significance of detecting insulin-like growth factor binding protein-1 in cervicovaginal secretions: comparison with nitrazine test and amniotic fluid volume assessment”, Acta Obstetricia Et Gynecologica Scandinavica, 83,
pp. 622-626.
32. “American College of Obstetricians and Gynecologists Committee on Obstetric Practice” (2008), ACOG Committee Opinion No. 402: Antenatal corticosteroid therapy for fetal maturation, pp. 111 – 805.
33. B. M. Mercer, L. G. Crocker, N. M. Boe et al.(1993), “Induction versus expectant management in premature rupture of the membranes with mature amniotic fluid at 32 to 36 weeks: a randomized trial”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 169, pp. 775-782.
34. Joelle M. Lieman, Cynthia G. Brumfield, Waldemar Carlo et al. (2005), “Preterm premature rupture of membranes: is there an optimal gestational age for delivery?”, Obstetrics and Gynecology, 105, pp. 12-17.
35. R. Romero, S. Hanaoka, M. Mazor et al. (1991), “Meconium-stained amniotic fluid: a risk factor for microbial invasion of the amniotic cavity”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 164, pp. 859-862.
36. D. F. Lewis, C. D. Adair, J. W. Weeks et al. (1999), “A randomized clinical trial of daily nonstress testing versus biophysical profile in the management of preterm premature rupture of membranes”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 181, pp. 1495-1499.
37. A. Dhanya Mackeen, Jolene Seibel-Seamon, Jacqueline Muhammad et al.(2014), “Tocolytics for preterm premature rupture of membranes”,
The Cochrane Database of Systematic Reviews, 2, pp. CD007062.
38. D. Roberts, S. Dalziel (2006), “Antenatal corticosteroids for accelerating fetal lung maturation for women at risk of preterm birth”,
The Cochrane Database of Systematic Reviews, pp. CD004454.
39. J. E. Harding, J. Pang, D. B. Knight et al. (2001), “Do antenatal corticosteroids help in the setting of preterm rupture of membranes? “,
American Journal of Obstetrics and Gynecology, 184, pp. 131-139.
40. American College of Obstetricians and Gynecologists Committee on Obstetric Practice (2008), “ACOG Committee Opinion No. 402: Antenatal corticosteroid therapy for fetal maturation”, Obstetrics and Gynecology, 111, pp. 805-807.
41. Daniel Surbek, Gero Drack, Olivier Irion et al. (2012), “Antenatal corticosteroids for fetal lung maturation in threatened preterm delivery: indications and administration”, Archives of Gynecology and Obstetrics, 286, pp. 277-281.
42. Sara Kenyon, Michel Boulvain, James P. Neilson (2013), “Antibiotics for preterm rupture of membranes”, The Cochrane Database of Systematic Reviews, 12, pp.CD001058.
43. Carolyn E. Hutzal, Elaine M. Boyle, Sara L. Kenyon et al.(2008), “Use of antibiotics for the treatment of preterm parturition and prevention of neonatal morbidity: a metaanalysis”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 199, pp. 620.e1-8.
44. B. M. Mercer, M. Miodovnik, G. R. Thurnau et al.(1997), “Antibiotic therapy for reduction of infant morbidity after preterm premature rupture of the membranes. A randomized controlled trial. National Institute of Child Health and Human Development Maternal-Fetal Medicine Units Network”, JAMA, 278, pp. 989-995.
45. Christian M. Briery, Edward W. Veillon, Chad K. Klauser et al. (2011), “Women with preterm premature rupture of the membranes do not benefit from weekly progesterone”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 204, pp. 54.e1-5.
46. Nguyễn Duy Tài, Trần Sơn Thạch (2006), “Xử trí ối vỡ non trên thai non tháng”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 10(1), tr. 122 – 126.
47. Trần Sơn Thạch, Phạm Thành Đức, Nguyễn Văn Đặng (1998), “Misoprostol trong xử trí ối vỡ non với cổ tử cung không thuận lợi: thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng”, Nội san Sản phụ khoa 8/2001.
48. Trần Thị Phương (2000), Nghiên cứu đẻ chỉ huy bằng Oxytocin truyền tĩnh mạch có phối hợp Spasfon làm mềm cổ tử cung, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội Hà Nội.
49. Dương Thị Thu Hiền (2003), So sánh tác dụng của Oxytocin và Misoprostol trong việc gây chuyển dạ ở những thai phụ ối vỡ non thai đủ tháng, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
50. Phạm Văn Khương (2009), Nghiên cứu cách xử trí ối vỡ non tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2008, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
51. Trần Thị Nhật Thiên Trang, Lê Hồng Cẩm (2013), “Hiệu quả của Misoprostol đặt dưới lưỡi trong chấm dứt thai kỳ ở thai 23 – 27 tuần ối vỡ non”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 17(1), tr. 61 – 65.
52. Phạm Minh Giang (2014), Nghiên cứu các trường hợp thiểu ối ở tuổi thai từ 13 đến 37 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
53. Saira Dars, Safia Malik, Irum Samreen et al. (2014), “Maternal morbidity and perinatal outcome in preterm premature rupture of membranes before 37 weeks gestation”, Pakistan Journal of Medical Sciences, 30, pp. 626-629.
54. H. Yu, X. Wang, H. Gao et al.(2015), “Perinatal outcomes of pregnancies complicated by preterm premature rupture of the membranes before 34 weeks of gestation in a tertiary center in China: A retrospective review”, Biosci Trends, 9(1), pp. 35-41.
55. Hend Salah El Din Mohamed, Amina Saad Gonied, Amany Samy Badawy (2005), “Outcome of preterm premature rupture of membranes “.Alexandria Journal of Pediatrics, 19(2), pp. 335 – 339.
56. Monazza Fathima (2005), Clinical study of preterm premature rupture of membranes and maternal and fetal outcome, Master of surgery in obstetrics and gynaecology, Rajiv Gandhi University of Health Sciences, Karnataka.
57. Buchanan SL, Crowther CA, Levett KM et al. (2010), “Planned early birth versus expectant management for women with preterm prelabour rupture of membranes prior to 37 weeks’ gestation for improving pregnancy outcome “, Cochrane Database Syst Rev, CD004735.
58. C. Couteau, J.-B. Haumonté, F. Bretelle et al. (2013), “Pratiques en Franc