NHIỄM BRUCELLA MELITENSIS Ở HAI MẸ CON – KHẢ NĂNG LÂY TRUYỀN QUA SỮA MẸ: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

NHIỄM BRUCELLA MELITENSIS Ở HAI MẸ CON – KHẢ NĂNG LÂY TRUYỀN QUA SỮA MẸ: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

NHIỄM BRUCELLA MELITENSIS Ở HAI MẸ CON – KHẢ NĂNG LÂY TRUYỀN QUA SỮA MẸ: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG
Hồ Thị Lựu1, Lê Bửu Châu2, Phan Minh Phương1, Nguyễn Văn Hảo2
TÓM TẮT
Nhiều loài Brucella gây bệnh ở động vật có thể lây sang người do ăn hoặc uống sữa của động vật bị nhiễm bệnh. Lây truyền từ người sang người rất hiếm gặp. Báo cáo này mô tả tình huống nhiễm Brucella melitensis ở 2 mẹ con, con có khả năng lây nhiễm qua bú sữa mẹ. Trình bày 2 trường hợp là mẹ và con bị nhiễm Brucella melitensis điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới vào tháng 08.2018, được chẩn đoán xác định nhờ xét nghiệm cấy máu. Người mẹ nhập viện vì sốt 2 tháng, ăn kém, sụt cân, chướng bụng, ói, chóng mặt, đau vùng cột sống thắt lưng, đau vùng cánh chậu 2 bên, gan lách hạch to, viêm thân sống L3, tổn thương gan, báng bụng. Người con vào viện sau người mẹ 43 ngày vì sốt 1 tuần, viêm khớp háng trái. Cả 2 đều cấy máu dương tính với Brucella melitensis. Cháu bé mắc bệnh khi chỉ bú sữa người mẹ trong thời gian mẹ bệnh, không uống sữa hay ăn những thức ăn chế biến từ thịt dê. Bệnh đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh thích hợp. Nhiễm Brucella melitensis ở người do lây từ động vật qua nhiều đường khác nhau, trong đó lây qua sữa mẹ tuy hiếm gặp nhưng có thể xảy ra. Do vậy khi người mẹ mắc bệnh, không nên cho trẻ bú sữa mẹ và nếu trẻ đã bú mẹ cần đánh giá tình trạng khả năng lây truyền từ mẹ sang con.

Nhiễm Brucella là bệnh lây từ động vật sang người, do trực cầu khuẩn gram âm, hiếu khí thuộc giống Brucella gây ra. Tác giả Marston là người đầu tiên mô tả bệnh lý này vào năm 1859(1). Hiện nay, có 5 loài Brucella đã được xác nhận gây bệnh cho người: B. melitensis, B. abortus, B. suis, B. canis và B. ovis(2). Trong số này, B. melitensis là loài gây bệnh thường gặp nhất(3). Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa do uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa chưađược tiệt trùng. Ngoài ra, người mắc bệnh có thể do tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm Brucella hay chất tiết của chúng qua da bị tổn thương hoặc qua kết mạc mắt(3,4,5). Mặc dù hiếm gặp nhưng lây truyền từ người sang người cũng đã được báo cáo như lây qua truyền máu, cấy ghép tủy xương, đường tình dục(6,7). Một đường lây khác rất ít được đề cập trong y văn là lây nhiễm qua sữa mẹ. Chúng tôi báo cáo một tình huống đặc biệt là 2 mẹ con bị nhiễm Brucella melitensis, trong đó cháu bé nhiều khả năng mắc bệnh do bú sữa của người mẹ đang trong thời kỳ bệnh toàn phát.

NHIỄM BRUCELLA MELITENSIS Ở HAI MẸ CON – KHẢ NĂNG LÂY TRUYỀN QUA SỮA MẸ: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

Leave a Comment