Nhiễm khuẩn tiết niệu ởtrẻ ≤6 tuổi tại huyện Kiến Thụy-Hải Phòng và sự nhạy cảm của vi khuẩn trên kháng sinh đồ

Nhiễm khuẩn tiết niệu ởtrẻ ≤6 tuổi tại huyện Kiến Thụy-Hải Phòng và sự nhạy cảm của vi khuẩn trên kháng sinh đồ

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và căn nguyên vi khuẩn gây NKTN và sự nhạy cảm vi khuẩn với kháng sinh trên kháng sinh đồ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên trẻ 2 tháng đến 6 tuổi của 3 xã huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Kết qủa và Kết luận: E. coli là vi khuẩn phổ biến nhất gây nhiễm khuẩn tiết niệu 27,2% sau đó là Klebsiella 25,4% và Proteus 20%. E. coli chỉ gặp ở trẻ gái 100%. Vi khuẩn gây NKTN kháng lại hầu hết các kháng sinh cổ điển như Amoxicilline, Ampicilline, Co-trimoxazole và Cloramphenicole nhưng vẫn còn nhạy với nhóm Aminosides, Cephalosporine thế hệ thứ 3 và Ciprofloxacine.
Từ khoá: Nhiễm khuẩn tiết niệu, nhậy cảm kháng sinh
1.    ĐẶT    VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em được quan tâm của nhiều nhà nghiên không những vì là một trong nhiễm khuẩn hay gặp ở trẻ nhỏ mà vì bệnh để lại nhiều di chứng sau này khi trẻ đã lớn như tăng huyết áp, thiếu máu, bệnh sản giật và đặc biệt là các bệnh suy thận giai đoạn cuối.
Các nghiên cứu tiến hành trước đây thường tập trung tại các bệnh viện nhằm tìm hiểu nguyên nhân, sự kháng kháng sinh, một số yếu tố thuận lợi do bất thường và giải phẫu và sinh lý đường niệu. Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu được tiến hành tại cộng đồng nhằm tìm hiểu vi khuẩn gây bệnh và sự kháng kháng sinh của chúng. Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm:
–     Xác định tỷ lệ và căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ em 2 tháng đến 6 tuổi của 3 xã huyện Kiến Thuỵ-Hải Phòng.
–    Xác định sự nhạy cảm của vi khuẩn này với kháng sinh trên kháng sinh đồ.
2.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU
2.1.    Đối tượng nghiên cứu:
–     Trẻ 2 tháng đến 6 tuổi của 3 xã: Đại Hà, Tân Trào và Ngũ Đoan huyện Kiến Thuỵ – Hải
Phòng.
–     Tiêu chuẩn NKTN: bạch cầu niệu > 30 mm3/nước tiểu và vi khuẩn niệu > 105/ml nước
tiểu.
2.2.    Phương pháp nghiên cứu:
–    Nghiên cứu cắt ngang mô tả
–    Thời gian nghiên cứu: Tháng 7 năm 2006.
–    Chọn mẫu: Tất cả trẻ từ 2 tháng đến 6 tuổi của 3 xã trên.
–    Thu thập số liệu:
Tối trước trẻ được rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch và xà phòng, sáng hôm sau lại được rửa lại như vậy một lần nữa. Sau khi đã loại bỏ nước tiểu đầu dòng thì lấy 5 ml nước tiểu giữa dòng để sàng lọc:
+ Sàng lọc bạch cầu niệu: Nước tiểu vừa được thu sẽ được sàng lọc bạch cầu niệu muộn nhất sau khi thu là 1-2 giờ. Trường hợp để lâu hơn sẽ được bảo quản ở 4-50 C. Dùng máy phân tích nước tiểu 10 thông số Model TC 101-Teco của Hoa Kỳ để phân tích. Nếu bạch cầu niệu > 30/mm3 thì mẫu nước tiểu được gọi là dương tính và gửi cấy tìm vi khuẩn niệu.
+ Nước tiểu có bạch cầu niệu dương tính, được gửi nuôi cấy tìm vi khuẩn theo qui trình của tổ chức Y tế Thế giới. Nếu cấy nước tiểu có > 105 vi khuẩn/ml thì gọi là dương tính và vi khuẩn này được làm kháng sinh đồ theo phương pháp Kirby-Bauer.
Tất cả các xét nghiệm đều được tiến hành tại khoa xét nghiệm BVTE Hải Phòng.
–    Phân tích số liệu: Số liệu được nhập, xử lý và phân tích trên phần mềm SPSS

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment