NHIỄM TRÙNG TIỂU TRONG BỆNH SỎI THẬN TẠI KHOA NIỆU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ 5 / 2001 ĐẾN 1 / 2002.
NHIỄM TRÙNG TIỂU TRONG BỆNH SỎI THẬN TẠI KHOA NIỆU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ 5 / 2001 ĐẾN 1 / 2002.
Lê Đình Hiếu*, Từ Thành Trí Dũng**
TÓM TẮT
Nhằm xác định tỷ lệ nhiễm trùng tiểu và các dạng lâm sàng của nhiễm trùng tiểu trong bệnh sỏi thận, từ 5 / 2001 đến 1/ 2002, 230 bệnh nhân sỏi thận có chỉ định phẫu thuật được đưa vào nghiên cứu. Ghi nhận các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu, kết quả cấy nước tiểu – khá ng sinh đồ và phương thứ c dù ng khá ng sinh trê n lâ m sàng.
Kết quả: 47,8% sỏi thận kèm nhiễm trùng tiểu; trong đó 46,4% không triệu chứng, 53,6% bệnh cảnh lâm sàng phong phú, với nhiều thể nặng chẩn đoán khó và tiên lượng dè dặt. Tỷ lệ cấy nước tiểu (+) là 41,9 – 55,2%; cấy máu (+) là 32%. Nhiễm đa khuẩn ít gặp, đa phần do 1 loại vi khuẩn. E.colichiếm 43,8 – 50%, nhạy cephalosporin III, cefepim, aminoglycoside, colistin. Vi khuẩ n đườ ng ruộ t khá c E.colichiếm 12,5 – 14,7%, nhạy cefepim, amikacin, imipenem, colistin. Pseudomonas aeruginosachiếm 14,7 – 18,8%, đề kháng hầu hết kháng sinh – chỉ còn nhạy colistin. Cầu trùng gram (+)chiếm 11,8 – 14,6%, nhạy nhiều kháng sinh. 5 trường hợp nhiễm Candida sp.và 2 trường hợp nhiễm trực khuẩn lao. Về điều trị, kháng sinh sử dụng đại trà, bao vây và còn nhiều bất cập.
Kết luận: nhiễm trùng tiểu là biến chứng thường gặp của sỏi thận, thường không có triệu chứng và bệnh cảnh lâm sàng có thể nặng, vì thế cần được tầm soát thường qui và kháng sinh sử dụng cần theo các khuyến cá o chung về khá ng sinh trê n lâ m sà ng.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất