Nhiễm trùng và mức độ đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus phân lập được ở Bệnh viện Bạch Mai năm 2014
Luận văn Nhiễm trùng và mức độ đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus phân lập được ở Bệnh viện Bạch Mai năm 2014.Staphylococcus là một trong những vi khuẩn gây bệnh được ghi nhận sớm nhất vào đầu những năm 1880. Năm 1880, Louis Pasteur đã phân lập được Staphylococcus. Năm 1881, Ogston đã gây bệnh thực nghiệm. Staphylococcus phân bố rộng rãi trong tự nhiên và là một vi khuẩn thường ký sinh trên da lỗ mũi và đường hô hấp trên của người. Theo nhiều nghiên cứu ở Việt Nam, Staphylococcus aureus là loài vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất trong các vi khuẩn Gram dương và kháng lại kháng sinh mạnh nhất. Các hình thái nhiễm trùng thường gặp là: nhiễm khuẩn huyết, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng bệnh viện … [1].
Staphylococcus aureus thường ký sinh ở mũi họng và có thể cả ở da, chúng gây bệnh cho người bị suy giảm đề kháng hoặc chúng có nhiều yếu tố độc lực. Việc sử dụng ngày càng nhiều loại kháng sinh trong lâm sàng, làm cho mức độ kháng thuốc của Staphylococus ngày càng trở nên trầm trọng. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ 1999-2001, trong số 16 vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam thì tỷ lệ S. aureus chiếm 18,5- 21,7 % [2]. Theo chương trình giám sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam năm 2005, các chủng S. aureus kháng các kháng sinh với tỷ lệ: oxacillin (43,7%), gentamicin (55,6%), ciprofloxacin (52,5%),
erythromycin (67%), clindamycin (55,5%) [3]. Tỉ lệ kháng kháng sinh của S. aureus khác nhau giữa các bệnh viện. Có tới 68,8% các chủng phân lập tại bệnh viện Chợ Rẫy kháng với gentamicin, tỉ lệ kháng oxacillin cao nhất tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Huế với 63,8% [4].
Staphylococcus aureus là một trong những căn nguyên hàng đầu gây nhiễm trùng cộng đồng và nhiễm trùng bệnh viện. S. aureus có nhiều yếu tố độc lực, mức độ đề kháng kháng sinh cao và mang nhiều gen kháng nhiều loại kháng sinh khác nhau nên việc điều trị nhiễm trùng gặp nhiều khó khăn. Ta có thể phân lập được S. aureus từ mọi bệnh phẩm lâm sàng. Việc xuất hiện nhiều các chủng đề kháng methicihin (Methicilhn resistant Staphylococcus aureus – MRSA) làm cho nhiễm trùng S. aureus thường diễn biến nặng và phức tạp. Methicinin được coi là kháng sinh hàng đầu được dùng cho điều trị các nhiễm trùng do S. aureus kháng penicihin. Tuy nhiên, S. aureus kháng methicihin đã được ghi nhận vào những năm 1960 và tình trạng đề kháng này ngày càng nặng nề từ giữa thập niên 80 [5]. Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều nghiên cứu tỷ lệ MRSA đa đề kháng kháng sinh nhưng diễn biến của nhiễm trùng S. aureus thay đổi theo thời gian, theo từng bệnh viện khác nhau. Do đó, việc xác định sự phân bố của S. aureus ở các loại bệnh phẩm, ở các khoa phòng và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của chúng theo thời gian là hết sức cần thiết để có thể xây dựng được phác đồ điều trị theo kinh nghiệm cho các bác sĩ lâm sàng nhằm nâng cao tính hiệu quả và an toàn trong điều trị, đồng thời giảm áp lực chọn lọc đề kháng kháng sinh. Chính vì vậy mà chúng tôi tiến hành đề tài: “Nhiễm trùng và mức độ đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus phân lập được ở Bệnh viện Bạch Mai năm 2014’’ với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm trùng Staphylococcus aureus phân lập ở bệnh viện Bạch Mai năm 2014.
2. Xác định mức độ đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus phân lập được ở bệnh viện Bạch Mai năm 2014.
KÉT LUẬN
1. Tỉ lệ nhiễm trùng Staphylococcus aureus phân lập ở bệnh viện Bạch Mai năm 2014.
+ Số lượng chủng S. aureus phân lập được là 553 chủng.
+ Bệnh phẩm máu chiếm 35,6%, tiếp theo là mủ (20,1%), dịch tiết
đường hô hấp (19,3%) và bệnh phẩm dịch (9,8%).
+ Khoa thận chiếm tỷ lệ cao nhất (13,4%), tiếp theo là khoa cơ xương khớp (11%).
2. Mức độ đề kháng kháng sinh của các chủng Staphylococcus aureus phân lập đươc ở bệnh viện Bạch Mai năm 2014.
+ 57.2% các chủng S. aureus là MRSA. 100% số chủng nhạy cảm
với vancomycin, linezolid. Trên 70% số chủng đề kháng erythromycin, clindamycin và doxycycline.
+ Giá trị MIC của tất cả các chủng MRSA phân lập được dao động trong khoảng từ 0,25 đến 1,5 pg/ml. Chưa thấy chủng nào có MIC bằng 2 pg/ml. Giá trị MIC50 bằng 0,75 pg/ml và MIC90 bằng 1 pg/ml.
Tài Liệu Tham Khảo Nhiễm trùng và mức độ đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus phân lập được ở Bệnh viện Bạch Mai năm 2014
1. Lê Huy Chính (2007), “Vi sinh vật y học”, Nhà xuất bản Y học, tr. 133¬141.
2. Lê Đăng Hà (2002), “Một số công trình nghiên cứu về mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh năm 2001-2002”, 128, tr. 22.
3. Nguyễn Thị Vinh và Nguyễn Đức Hiền (2006), “Giám sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam năm 2005”, Tạp chí nghiên cứu Y học, Số đặc biệt, tr. 87-91.
4. Báo cáo của Bộ Y tế-Việt Nam phối hợp với Dự án Hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh GARP- Việt Nam và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009.
5. A. J Ayliffe và World Health Organization. Division of Emerging and other Communicable Diseases Surveillance Control (1996), Recommendations for the control of methicillin-resistant staphylococcus aureus (MRSA), Geneva : World Health Organization.
6. Clinical and Laboratory Standards Institute (2014), Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing, Twenty-Fourth Informational Supplement, ed, Vol. 34.
7. Irina V. Pinchuk, Ellen J. Beswick và Victor E. Reyes (2010), “Staphylococcal enterotoxins”, Toxins, 2(8), pp. 2177-2197.
8. J. de Azavedo, J. P. Arbuthnott (1981), “Prevalence of epidermolytic toxin in clinical isolates of Staphylococcus aureus “, J Med Microbiol, 14(3), pp. 341-344.
9. http://textbookofbacteriology.net/staph 2.html.
10. J. Kluytmans, A. van Belkum, H. Verbrugh (1997), “Nasal carriage of Staphylococcus aureus: epidemiology, underlying mechanisms, and associated risks”, Clin Microbiol Rev, 10(3), pp. 505-520.
11. K. Van Nguyen, T. Zhang, B. N. Thi Vu, et al. (2014), “Staphylococcus aureus nasopharyngeal carriage in rural and urban northern Vietnam”, Trans R Soc Trop Med Hyg, 108(12), pp. 783-790.
12. M. Otto (2012), “How Staphylococcus aureus breaches our skin to cause infection”, JInfect Dis, 205(10), pp. 1483-1485.
13. Cao Minh Nga (2009), “Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và đề kháng kháng sinh”, Y học TP. Hồ Chí Minh,
14. Mai Thị Lan Hương (2011), Căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ kháng kháng sinh của vi khuắn phân lập tại bệnh viện Bạch Mai từ
01/01/2011 đến 30/06/2011, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội,.
15. Tanvir Huda, Harish Nair, Evropi Theodoratou, et al. (2011), “An evaluation of the emerging vaccines and immunotherapy against staphylococcal pneumonia in children”, BMC Public Health, 11(Suppl 3), pp. S27-S27.
16. Cristina Moran Toro, Jack Janvier, Kunyan Zhang, et al. (2014), “Community-associated methicillin-resistant Staphylococcus aureus necrotizing pneumonia without evidence of antecedent viral upper respiratory infection”, The Canadian Journal of Infectious Diseases & Medical Microbiology, 25(3), pp. e76-e82.
17. Nguyễn Thị Huyền Nga (2013), Đặc điểm lâm sàng, căn nguyên và tính kháng kháng sinh của vi khuan gây viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013., Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
18. María Ángeles Argudín, María Carmen Mendoza, María Rosario Rodicio (2010), “Food Poisoning and Staphylococcus aureus Enterotoxins”, Toxins, 2(7), pp. 1751-1773.
19. Y. Le Loir, F. Baron, M. Gautier (2003), “Staphylococcus aureus and food poisoning”, Genet Mol Res, 2(1), pp. 63-76.
20. Lê Khánh Trâm (2013), Xác định kiểu cách cư trú và gen độc lực của Staphylococcus aureus ở nhóm người làm việc tại một số cơ sở dịch vụ ăn uống, Luận án Tiến sĩ y học., Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Kê, Nguyễn Xuân Mai, Cao Minh Nga và các cộng sự. (2007), “Các vi khuẩn gây tiêu chảy cấp ở người lớn và mức độ đề kháng kháng sinh”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 11(1), tr. 442-447.
22. F. Miles, L. Voss, E. Segedin, et al. (2005), “Review of Staphylococcus aureus infections requiring admission to a paediatric intensive care unit”, Arch Dis Child, 90(12), pp. 1274-8.
23. Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Vũ Trung, Trần Lan Anh và các cộng sự. (2013), “Xác định gen mã hóa exfoliative toxin của các chủng Staphylococcus aureus gây bong vẩy da tại bệnh viện Da liểu Trung ương”, Yhọc thực hành, 879(9), tr. 88-91.
24. S. Ladhani, C. L. Joannou, D. P. Lochrie, et al. (1999), “Clinical, microbial, and biochemical aspects of the exfoliative toxins causing staphylococcal scalded-skin syndrome”, Clin Microbiol Rev, 12(2X pp. 224-42.
25. James K. Todd (1988), “Toxic Shock Syndrome”, Clin Microbiol Rev, 1(4), pp. 432-446.
26. Martin M. Dinges, Paul M. Orwin, Patrick M. Schlievert (2000), “Exotoxins of Staphylococcus aureus”, Clin Microbiol Rev, 13(1X pp. 16-34.
27. Bế Hồng Thu, Lại Văn Hoàn và Lý Ngọc Hà (2013), “Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại Trung tâm chống độc- Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2009- 31/12/2010”, Yhọc thực hành, 884(10), tr. 19-23.
28. Trần Văn Ngọc (2013), “Điều trị viêm phổi bệnh viện do Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA)”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 17(1), tr. 38-43._
29. Phạm Thái Dũng và Đỗ Quyết. (2013), “Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn ở bệnh nhân viêm phổi thở máy.”, Y học Việt Nam, 411, tr. 100-104.
30. R. Chawla (2008), “Epidemiology, etiology, and diagnosis of hospital- acquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia in Asian countries”, Am JInfect Control, 36(4 Suppl), pp. S93-100.
31. Bùi Minh Giao Long, Lý Trọng Minh và Trần Cát Đông (2011), “Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của một số chủng Staphylococci phân lập từ môi trường bệnh viện”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 15(1), tr. 164- 169.
32. Đào Văn Phan (2013), “Dược lý học”, Nhà xuất bản Y học, tr. 189-221.
33. H. F. Chambers (1997), “Methicillin resistance in staphylococci: molecular and biochemical basis and clinical implications”, Clinical Microbiology Reviews, 10(4), pp. 781-791.
34. T. Ito, K. Kuwahara-Arai, Y. Katayama, et al. (2014), “Staphylococcal Cassette Chromosome mec (SCCmec) analysis of MRSA”, Methods Mol Biol, 1085, pp. 131-48.
35. Franklin D. Lowy (2003), “Antimicrobial resistance: the example of Staphylococcus aureus”, Journal of Clinical Investigation, 111(9), pp. 1265-1273.
36. Tamara Revazishvili, Lela Bakanidze, Tsaro Gomelauri, et al. (2006), “Genetic Background and Antibiotic Resistance of Staphylococcus aureus Strains Isolated in the Republic of Georgia”, Journal of Clinical Microbiology, 44(10), pp. 3477-3483.
37. S. Gardete và A. Tomasz (2014), “Mechanisms of vancomycin resistance in Staphylococcus aureus”, J Clin Invest, 124(7), pp. 2836¬40.
38. WHO (2014), Antimicrobial resistance: Global Report on surveillance
2014. ,
39. Phạm Đình Hòa và Trần Ngọc Anh (2006), “Khảo sát vi khuẩn gây bệnh và sự nhạy cảm kháng sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2004 “, Y học TP. Hồ Chí Minh, 10(2), tr. 113- 118.
40. Trần Đỗ Hùng và Trần Tháo Ngọc (2013), “Nghiên cứu sự đề kháng kháng sinh và men beta lactam phổ rộng của S.aureus được phân lập từ những bệnh phẩm tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ”, Y học thực hành, 869(5), tr. 75- 79.
41. Cao Minh Nga, Lê Thị Ánh Phúc Nhi, Nguyễn Ngọc Lân và các cộng sự. (2013), “Sự kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2012”, Y học TP. Hồ Chí Minh,, 17(1), tr. 272- 278.
42. Phạm Hồng Nhung, Đoàn Mai Phương, Lê Vân Anh. (2014), “Mức độ kháng kháng sinh của Staphyloccoccus aureus phân lập tại bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 90(5), tr. 66-74.
43. Nguyễn Hữu An, Trần Thị Tuyết Nga, Cao Hữu Nghĩa và các cộng sự.
(2013) , “Tỷ lệ kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus trong các
mẫu bệnh phẩm tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học dự phòng, 10(146), tr. 12-15. _
44. Trần Đình Bình, Nguyễn Thị Kim Chi và Nguyễn THị Nam Liên
(2014) , “Nghiên cứu phân bố và tính kháng thuốc của vi khuẩn tụ cầu phân lập tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành, 911.
45. Nguyễn Thanh Bảo, Cao Minh Nga, Trần Thị Thanh Nga và các cộng sự. (2012), “Chọn lựa kháng sinh ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện Tp. Hồ Chí Minh”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1), tr. 206- 214.
46. H. Tomczak, E. Szalek, W. Blazejewska, et al. (2013), “The need to assay the real MIC when making the decision to eradicate Staphylococcus aureus with vancomycin”, Postepy Hig Med Dosw (Online), 67, pp. 921-5.
47. R. C. Owens, Jr, A. F. Shorr (2009), “Rational dosing of antimicrobial agents: pharmacokinetic and pharmacodynamic strategies”, Am J Health Syst Pharm, 66(12 Suppl 4), pp. S23-30.
48. David Griffith, et al. (2007), “Animal Models of Infection for the Study of Antibiotic Pharmacodynamics, in Antimicrobial Pharmacodynamics in Theory and Clinical Practice”, Nightingale C.H, et al., Editors, 2, Informa, New York., pp. 79-102.
49. M. Rybak, B. Lomaestro, J. C. Rotschafer, et al. (2009), “Therapeutic monitoring of vancomycin in adult patients: a consensus review of the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists”, Am JHealth Syst Pharm, 66(1), pp. 82-98.
50. M. J. Rybak, B. M. Lomaestro, J. C. Rotschafer et al. (2009), “Vancomycin therapeutic guidelines: a summary of consensus
recommendations from the infectious diseases Society of America, the American Society of Health-System Pharmacists, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists”, Clin Infect Dis, 49(3), pp. 325-
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Staphylococcus aureus 3
1.1.1. Đặc điểm sinh học 3
1.1.2. Kháng nguyên 4
1.1.3. Độc tố và các yếu tố độc lực 4
1.2. Nhiễm trùng cộng đồng và nhiễm trùng bệnh viện do S. aureus 6
1.2.1. Nhiễm trùng cộng đồng 6
1.2.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện do S. aureus 11
1.3. Khả năng kháng kháng sinh của S. aureus 12
1.3.1. Cơ chế của sự kháng kháng sinh 12
1.3.2. Mức độ kháng kháng sinh của S. aureus 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.2. Vật liệu nghiên cứu 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 20
2.4. Phân tích số liệu 22
2.5. Địa điểm nghiên cứu 22
2.6. Thời gian nghiên cứu 22
2.7. Đạo đức nghiên cứu 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Tình hình nhiễm trùng S. aureus 23
3.1.1. Tỷ lệ phân lập S. aureus theo loại bệnh phẩm 23
3.1.2. Tỷ lệ phân lập S. aureus theo khoa, phòng 24
3.2. Mức độ đề kháng kháng sinh của S. aureus 25
3.2.1. Mức độ đề kháng kháng sinh của S. aureus theo phân loại bệnh phẩm . 27
3.2.2. Mức độ đề kháng kháng sinh của S. aureus theo một số khoa,
phòng 31
3.2.3. Giá trị MIC vancomycin với các chủng MRSA 32
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 33
4.1. Phân bố các chủng Staphylococcus aureus 33
4.2. Mức độ kháng kháng sinh của các chủng Staphylococcus aureus 34
4.3. Giá trị MIC của vancomycin với các chủng MRSA 36
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Phân bố các chủng S. aureus theo loại bệnh phẩm 23
Bảng 3.2. Phân bố các chủng S. aureus theo khoa, phòng 24
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1. Mức độ kháng kháng sinh của S. aureus phân lập tại bệnh viện
Bạch Mai năm 2014 25
Biểu đồ 3.2. Mức độ đề kháng kháng sinh của 197 chủng S. aureus phân lập
từ bệnh phẩm máu 27
Biểu đồ 3.3. Mức độ đề kháng kháng sinh của 111 chủng S. aureus phân lập
từ bệnh phẩm mủ 28
Biểu đồ 3.4. Mức độ đề kháng kháng sinh của 107 chủng S. aureus phân lập
từ bệnh phẩm dịch tiết đường hô hấp 29
Biểu đồ 3.5. Mức độ đề kháng kháng sinh của 54 chủng S. aureus phân lập từ
bệnh phẩm dịch 30
Biểu đồ 3.6. Mức độ kháng kháng sinh của các chủng S. aureus phân lập ở
một số khoa, phòng 31
Biểu đồ 3.7. Phân bố phần trăm các chủng S. aureus trong các bệnh phẩm
theo giá trị MIC với vancomycin 32
Hình 1.1. Các yếu tố độc lực của S. aureus 6
Hình 1.2. Các vị trí nhiễm trùng và bệnh do S.aureus gây ra 11
Ảnh 3.1. Chủng số 69325 26
Ảnh 3.2. Chủng số 08365 26
Ảnh 3.3. Chủng số 57520 27