Nhu cầu dạy – học đạo đức y học tại tám trường đại học y của Việt Nam
Nghiên cứu với 241 giảng viên và 646 sinh viên. Mục tiêu:Tìm hiểu nhu cầu dạy và học môn Đạo đức Y học của giảng viên và sinh viên tại tám trường Đại học Y. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:cắt ngang mô tả giảng viên và sinh viên tạitám trường Đại học Y. Kết quả:đa số giảng viên, sinh viên mong muốn được dạy/học ĐĐYH trong chương trình đào tạo (99,6%; 98,0%). Phương pháp dạy/học được lựa chọn nhiều nhất: minh họa bài giảng bằng tình huống (80,9%; 82,5%), thảo luận nhóm (80,5%; 65,3%). Lượng giá với phân tích tình huống được giảng viên và sinh viên ưa thích (79,0%; 61,2%). Nội dung học tập được chọn nhiều nhất là quan hệ bác sĩ – bệnh nhân; Đạo đức trong thực hành lâm sàng; Quan hệ bác sĩ – đồng nghịêp. Kết luận:phương pháp dạy/học, lượng giá và nội dung ĐĐYH đã có nhiều cải tiến, cập nhật với thế giới, tuy nhiên cần được phát triển sâu hơn nữa.
Với chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, nghề ylà một trong những nghề xuất hiện sớm nhất
của loài người. Truyền thống nghề y được khẳng định và bồi đắp qua từng giai đọan thăng trầm
của lịch sử thế giới và các quốc gia. Lý luận về đạo đức trong nghề y đã được đề cập từ lâuvà
dần khái quát thành các nguyên lý cơ bản, làm nền tảng cho tất cả các bộ luật, quy định về
ĐĐYH. Học tập và nghiên cứu về ĐĐYH giúp cho sinh viên y khoa nhận thức được các tình
huống phức tạp, khó khăn và đề cập cho sinhviên về cách cư xử theo nguyên lý và lẽ phải. ĐĐYH là một trong ba yếu tố: kiến thức, thái độ, kỹ năng hình thành nên nhân cách và chuyên môn của người thầy thuốc. Vậy, giảng viên và sinh viên các trường Đại học Y suy nghĩ và mong muốn gì về môn ĐĐYH? Chúng tôi nghiên cứu nhằm mục tiêu: Tìm hiểu nhu cầu dạy và học môn ĐĐYH của giảng viên và sinh viên tại tám trường Đại học Y
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích