NHU CẦU ĐIỀU TRỊ PHCN CỦA NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2021

NHU CẦU ĐIỀU TRỊ PHCN CỦA NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2021

NHU CẦU ĐIỀU TRỊ PHCN CỦA NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2021
Ngô Văn Mạnh1, Bùi Thị Huyền Diệu1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang với mục tiêu xác định nhu cầu điều trị PHCN của  người bệnh tai biến mạch máu não tại 04 xã/phường thuộc thành phố Thái Bình từ tháng 1-10/2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy 92,8% người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 6 tháng, 17,1% người bệnh TBMN được can thiệp điều trị bằng các phương pháp phục hồi chức năng sớm (Dưới 2 tuần sau khi bị bệnh), 47,9% người bệnh TBMN có khó khăn về ăn uống; 73,6% người bệnh có khó khăn về mặc quần áo; 45% người bệnh có nói ngọng, nói lắp, nói khó; 55,7% người bệnh TBMN cần hỗ trợ bằng gậy hoặc nạng; nhu cầu phục hồi chức năng vận động là cao nhất chiếm 97,9%. Bổ xung nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế cơ sở; Có nguồn ngân sách thường xuyên cho các chương trình trợ giúp cho người khuyết tật nói chung tại cộng đồng và tập huấn, đào tạo nhân lực cho trạm y tế xã/phường đáp ứng nhu cầu của người bệnh trong lĩnh vực phục hồi chức năng

Tai biến mạch máu não là một vấn đềlớn của Y  học các nước  trong  nhiều  thập  kỷqua.  Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thểgây tửvong  nhanh  chóng  hoặc  đểlại  nhiều  di  chứng nặng  nề, đặc  biệt  là  các  di  chứng  vềvận động. Đó là gánh nặng  không  chỉđối  với người  bệnh, gia đình mà còn ảnh hưởng đến cảcộng đồng và quốc gia của họ. Theo công bốcủa tổchức Y tếthếgiới (WHO) tai biến mạch máu não là nguyên nhân  gây  tửvong  hàng  thứba sau ung thư và tim  mạch.  Những  người  thoát  khỏi  tửvong thường đểlại nhiều di chứng nặng nềcảvềthểchất  lẫn  tinh  thần,  giảm  khảnăng lao động  và công  tác,  suy  giảm  chất  lượng  cuộc  sống,  là gánh  nặng cho gia đình và xã hội.  Theo  Russel, 50% người bệnh mắc TBMN đểlại di chứng (1)Trong hai thập kỷ qua, có rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ trong điều trị TBMN ở giai đoạn cấp; nhờ có những kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, cấp cứu và điều trị kịp thời, chính  xác  thì  tỷ  lệ  tử  vong  đã  giảm  đáng  kể, nhưng điều đó có nghĩa là tỷ lệ người bị di chứng và tàn tật do TBMN đang ngày càng gia tăng. Các di chứng sau TBMN rất nặng nề về mặt thể chất (khả năng đi lại, khả năng thăng bằng, sự phối hợp thực hiện động tác, các kỹ năng vận động tinh tế), về hành vi (dễ bị kích động), về nhận  thức  (rối  loạn  khả  năng  học  tập  và  ghi nhớ),  các  thay  đổi  về  mặt  cảm  xúc  (trầm cảm)(2). Do đó việc PHCN sớm cho người bệnh TBMN là vấn đề cấp bách và cần được quan tâm đúng mức

Chi tiết bài viết
Từ khóa
tai biến mạch máu não, nhu cầu điều trị, Thái Bình

Tài liệu tham khảo
1. Lê Đức Hinh. Tai biến mạch não hướng dẫn chẩn đoán và xử trí. Nhà xuất bản Y học; 2008. 
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ (Hướng dẫn về Hoạt động trị liệu). 2015. 
3. Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình. Báo cáo tổng kết công tác khám chữa bệnh năm 2020. 
4. Vũ Thị Tâm, Lê Thị Tuyết Trinh, Vũ Thị Hồng Anh và cộng sự (2021), “Khảo sát thực trạng bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cao Bằng”, Tạp chí Y học Việt Nam, 482, 17-22 
5. Nguyễn Thanh Duy (2018), Đánh giá mức độ độc lập và các yếu tố liên quan ở người tai biến mạch não tại huyện Tân Biên- Tây Ninh, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 
6. Phạm Văn Phú, Ngô Đăng Thục, Trần Trọng Hải (2003), “Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người sau tai biến mạch não tại cộng đồng”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 7, 68-72. 
7. Nguyễn Thị Thanh Thư, Nguyễn Thị Kim Liên (2021), “Đánh giá kết quả hoạt động trị liệu trong phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân nhồi máu não trên lều”, Tạp chí Y học Việt Nam, 506, tr 245-249. 
8. Trần Văn Chương, Nguyễn Xuân Nghiên (1999), “Kết quả phục hồ ichức năng tại nhà của người bệnh liệt nửa người trong chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học số 6, Nhà xuất bản Y học, 177-182 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment